Toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 200 làng nghề chè
Được biết, sau khi thành lập, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các làng nghề đã chủ động hơn trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất cây chè; đầu tư máy móc, thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm chè. Đặc biệt, các làng nghề đã tích cực xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cây chè của địa phương mình. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề tăng lên rõ rệt, góp phần nâng cao đời sống người dân. Theo con số riêng chúng tôi nắm được, hiện, các làng nghề chè, làng nghề chè truyền thống giải quyết việc làm cho gần 100.000 lao động trên địa bàn, với mức thu nhập bình quân đạt khoảng 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Có thể thấy, việc UBND tỉnh Thái Nguyên cấp bằng công nhận làng nghề, làng nghề chè truyền thống đã góp phần động viên, thúc đẩy các làng nghề phát triển đúng hướng; khuyến khích kịp thời người làm chè trong tỉnh tích cực hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế của cây chè, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa nghèo… cho bà con.