Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 6: Những cao điểm làm nên chiến thắng
Trong hành trình ký sự theo đường 13A lịch sử từ ATK Thái Nguyên lên TP Điện Biên chúng tôi luôn mong muốn đến thăm thật kỹ Quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ để tìm hiểu câu chuyện về nghệ thuật quân sự của ta trong chiến dịch.
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 5: Mường Phăng - trái tim của chiến dịch "chấn động địa cầu"
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, ngoài các địa danh nổi tiếng như Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam, đồi A1... không thể không nhắc đến Mường Phăng. Đây được coi như là trái tim chiến dịch Điện Biên Phủ vì là nơi đặt Sở Chỉ huy - cơ quan đầu não của chiến dịch. Trong 105 ngày, ở trong cánh rừng này, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã sống và làm việc trên cương vị là Tổng chỉ huy chiến dịch. Hơn 7 thập kỷ trôi qua, nhưng hình ảnh về vị đại tướng kính yêu của dân tộc như vẫn còn đây.
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 7: Xứ sở hoa Ban - xứ sở hòa bình
Sinh ra sau chiến thắng Điện Biên Phủ rất nhiều năm, chúng tôi mới chỉ biết đến Điện Biên, đến chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” qua những trang sách khi còn trên ghế nhà trường và sau này là qua những thước phim tài liệu, những tấm ảnh, những câu chuyện lịch sử quý báu. Vì thế, được một lần tới Điện Biên, tới nơi đã diễn ra chiến thắng lịch sử ấy luôn là ao ước của mỗi người suốt bao năm tháng. Từ xưa, theo lẽ tự nhiên thì Việt Bắc ở chỗ chúng tôi không có hoa ban. Bởi hoa Ban là hoa đặc thù của Tây Bắc. Thế nên, đối với người ở vùng Đông bắc chúng tôi hoa ban thật sự là loài hoa lạ. Nếu muốn thử cảm giác mùa xuân đi trong hoa thì bạn hãy lên Tây Bắc…
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 4: Sơn La có một khu rừng mang tên Đại tướng
“Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ/ Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi/ Mắt ta sáng, chí căm thù, bảo vệ đồng quê ta tiến bước/ Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”...Đó là những câu hát trong bài hát Hành quân xa của nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các chiến sĩ hành quân từ ATK Thái Nguyên sang miền Tây Bắc vào năm 1953. Đây cũng là thời điểm các đoàn quân ở chiến khu Việt Bắc tập trung về Điện Biên Phủ. Theo khí thế của những đoàn quân ra trận năm ấy, trong hành trình này, chúng tôi ghé thăm Khu rừng bản Nhọt ở xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Nơi này, ngày 5/1/1954, Đại tướng Võ Giáp và một đoàn quân lên đường đi Tây Bắc để chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, lúc này còn mang mật danh là chiến dịch Trần Đình.
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 3: Những cung đèo huyền thoại
Trong giai đoạn chuẩn bị bước vào thế đối đầu trực diện với quân ta tại cứ điểm Điện Biên Phủ, quân Pháp không chỉ tập trung đánh phá tại các bến như Phà Hiên, Âu Lâu mà còn tại những cung đường đèo. Phía ta, một trong những cái khó của con đường độc đạo 13A nối chiến khu Việt Bắc với chiến trường Tây Bắc là khi mở mới hơn 120km đường sẽ phải vượt qua 2 cung đèo hiểm trở nhất.
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 2: 13A – “Con đường thắng lợi” từ ATK Việt Bắc tới Điện Biên Phủ
Vượt qua không gian và thời gian, nhắc đến địa danh ATK Định Hóa -Thái Nguyên, ATK Việt Bắc và chiến dịch Điện Biên Phủ thì không thể không nhắc câu chuyện về con đường ra trận. Trong đó, tuyến đường 13A bắt đầu được mở từ cuối tháng 9/1953 đã trở thành tuyến mạch máu giao thông chính và duy nhất nối liền căn cứ địa Việt Bắc với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ký sự truyền hình “Từ ATK Thái Nguyên tới khúc khải hoàn Điện Biên Phủ” | Tập 1: ATK Thái Nguyên và sự ra đời của chiến dịch có mật danh “Trần Đình”
Ngược dòng lịch sử, để trở về với miền ký ức vinh quang mà đong đầy gian khổ của dân tộc. Bỏ lại sau lưng sự náo nhiệt của phố thị, chúng tôi ngược về ATK Định Hóa, Thái Nguyên để mong tìm lại những dấu ấn trong ký ức thời gian về hành trình đi đến khúc khải hoàn Điện Biên Phủ ngày ấy của cả dân tộc.
Phim tài liệu: Từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc
Sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, âm mưu xâm lược nước ta 1 lần nữa của thực dân Pháp càng lúc càng lộ rõ. Nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, Đảng, Chính phủ VNDCCH và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tìm kiếm cơ hội vãn hồi hòa bình. Tuy nhiên "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng", ngày 23/9/1945, thực dân Pháp đã nổ súng đánh chiếm Nam bộ, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngày 19/12/1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, trong đó xác định cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp là cuộc kháng chiến trường kỳ, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, trong đó có ATK Định hóa – Thái Nguyên; đồng thời yêu cầu “nơi ấy phải có nhân dân tốt, có cơ sở chính trị tốt, và ở nơi đó “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Và, Thái Nguyên đã vinh dự trở thành “thánh địa” của cuộc kháng chiến trường kỳ này.