Xoá ghép, bỏ yếu ở Đảng bộ xã Phú Đô, huyện Phú Lương
Đảng bộ xã Phú Đô nỗ lực xóa chi bộ ghép, củng cố tổ chức cơ sở Đảng tại cơ sở.

Chi bộ xóm Phú Thọ, buổi sinh hoạt chi bộ được diễn ra theo thông lệ, nhưng kỳ họp tháng 8 này chi bộ làm thêm 1 nội dung quan trọng là tiến hành xét đề nghị kết nạp 1 đảng viên và xét đề nghị cử 1 quần chúng ưu tú theo họp lớp tìm hiểu về Đảng. Anh Hoàng Văn Sì 1 là 1 trong những quần chúng ưu tú được chọn lần này. Biết tin, anh Sì Mừng lắm, vì sự phấn đấu của mình đã được ghi nhận, anh cùng mừng hơn vì nếu được đứng trong hàng ngũ của Đảng anh không chỉ tìm hiểu, cống hiến cho Đảng nhiều hơn mà còn giúp bà con đồng bào dân tộc Mông của mình hiểu hơn về Đảng. Anh Hoàng Văn Sì, xóm Phú Thọ, xã Phú Đô cho biết bản thân luôn: “Sẵn sàng làm bất cứ việc gì để trở thành một người gương mẫu, một người đảng viên sống trong Đảng”.

Phú Thọ, Na Sàng là một trong những chi bộ sinh hoạt ghép nhiều năm liền của 2 xóm thuộc xã Phú Đô. Năm 2013, sau khi hai xóm thành lập chi bộ riêng, các nội dung Nghị quyết ban hành phù hợp với tình hình thực tiễn tại xóm, đảng viên phát huy hiệu quả việc xây dựng các chương trình hành động. Ông Lầu Văn Vừ, Bí thư chi bộ xóm Phú Thọ nói về thực tế ở xóm: “Công việc mới đầu hơi khó. Về sau, xây dựng chi bộ, kết nạp đảng viên thì phải hài hòa. Đủ đảng viên rồi thì họp chi bộ và xây dựng nghị quyết”.

Ông Hà Quốc Việt, chi bộ xóm Phú Thọ cho biết: “Các đồng chí đảng viên bây giờ còn trẻ thì phải cố gắng hết mình hơn nữa để làm sao phải đi đầu trong mọi việc thì kinh tế mới phát triển được

Nếu như trước năm 2017, Đảng bộ xã Phú Đô còn 5 chi bộ với 10 xóm sinh hoạt ghép, một số chi bộ hoạt động chưa hiệu quả thì đến nay xã đã xoá toàn bộ chi bộ ghép, không có chi bộ hoạt động yếu. Đảng bộ xã xác định. Việc cần làm là nắm bắt cơ sở, xây dựng và phát triển tổ chức cơ sở đảng, mỗi thường vụ Đảng uỷ, uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ phải bám, nắm cơ sở cùng sinh hoạt, cùng tháo gỡ khó khăn của cơ sở, tìm, xây dựng, giúp đỡ quần chúng ưu tú cho Đảng. Anh Đỗ Quốc Huy, Ủy viên BCH Đảng uỷ xã Phú Đô cho biết về cách thức thực hiện: “Về sinh hoạt với chi bộ thì chúng tôi đã phân công đảng viên trực tiếp phụ trách các chi bộ để xây dựng các phong trào".

Ông Trần Quốc Hoa, Bí thư chi bộ xóm Cúc Lùng cho biết: "Chi bộ thật sự quan tâm đến các tổ chức đoàn thể, để tìm ra nhân tài để tìm người tài xóa chi bộ ghép"

Xoá ghép, bỏ yếu ở Đảng bộ xã Phú Đô, huyện Phú Lương
Xoá chi bộ ghép, không còn chi bộ yếu, xã Phú Đô đẫ thoát nghèo và về đích nông thôn mới.

Sau khi xoá chi bộ ghép, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tại các chi bộ ở Phú Đô đến với quần chúng nhanh hơn, kịp thời hơn. Đồng thời, đảng viên trong chi bộ, cấp uỷ nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, hoạt động của chi bộ, tổ chức hội, đoàn thể chặt chẽ, có sự theo dõi sát sao của chi bộ, từ đó hình thức sinh hoạt, hoạt động phong phú hiệu quả, thu hút quần chúng ưu tú tham gia sinh hoạt, đóng góp xây dựng phong trào hội. Hơn nữa, việc xoá chi bộ sinh hoạt ghép còn tránh được tình trạng cục bộ địa phương, buông lỏng quản lý. Ông Phạm Hữu Hoàn, Bí thư Đảng uỷ xã Phú Đô khẳng định về cách làm: "Khi phát triển được đảng viên rồi thì chúng tôi phân công các đảng viên ở lân cận để về sinh hoạt với chi bộ rồi tìm cách xóa chi bộ ghép".

Xoá chi bộ ghép, không còn chi bộ yếu, vai trò hạt nhân chính trị tại cơ sở của chi bộ được phát huy là tiền đề đưa Phú Đô từ 1 xã nghèo của huyện Phú Lương, đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống không ít xóm của xã thuộc diện đặc biệt khó khăn vượt trước nhiều địa phương của huyện về đích nông thôn mới.