Facebook Zalo youtube Tiktok

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ: Còn nhiều vướng mắc

Chè Thái - Trà Việt
Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là phương pháp canh tác tự nhiên có kiểm soát, không sử dụng hóa chất, mọi công đoạn từ khâu làm đất đến thu hoạch đều được ghi chép tỉ mỉ để có thể truy xuất nguồn gốc khi gặp vấn đề về chất lượng sản phẩm... Để từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn, thời gian qua, việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã được tỉnh ta quan tâm triển khai. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp phải không ít khó khăn.
aa
san xuat nong nghiep huu co con nhieu vuong mac 41413
Mô hình sản xuất chè hữu cơ đầu tiên của nước ta đã được triển khai thực hiện tại xã Tức Tranh (Phú Lương), nhưng hiện nay người dân địa phương không còn tuân thủ theo đúng quy trình sản xuất.

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã khẳng định được nhiều lợi ích từ thực tế ở một vài điểm sáng trên địa bàn tỉnh. Thái Nguyên cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thực hiện mô hình sản xuất chè hữu cơ từ năm 1998. Thế nhưng, sau nhiều năm, nền nông nghiệp hữu cơ của tỉnh vẫn chỉ dừng ở điểm xuất phát, chưa có sự lan tỏa rộng rãi…

Từ một mô hình

Một ngày cuối tháng 9, chúng tôi có dịp đến thăm vùng sản xuất chè nguyên liệu của Công ty cổ phần NTEA Việt Nam ở xóm Văn Hữu, xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ). Cảm nhận đầu tiên khi đặt chân vào vùng chè xanh tươi này là không khí luôn trong lành, mát mẻ. Đi một vòng quan sát, chúng tôi thấy đồi chè được chia thành nhiều lô, mỗi lô đều có biển ghi thứ tự và giàn van xoay tưới tự động cùng hệ thống cảm biến điều khiển từ xa.

Ông Nguyễn Kim Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Công ty cổ phần NTEA Việt Nam tại Thái Nguyên cho biết: Hiện nay, công nhân đang thực hiện ủ phân hữu cơ để bón cho chè, chờ thu hái hết lứa này sẽ bắt đầu bón đồng loạt. Quá trình sản xuất chè của Công ty không sử dụng bất kỳ loại phân vô cơ hay hóa chất bảo vệ thực vật nà mà cây chè được chăm bón hoàn toàn bằng các sản phẩm hữu cơ. Cùng với việc sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ kỹ, Công ty còn dùng các loại chế phẩm như IMZ, BIO FIM… để kích thích khả năng hấp thụ của cây, góp phần cải tạo đất. Cùng với đó, Công ty áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc canh tác cũng như chế biến sản phẩm chè. Đồng thời, sử dụng công nghệ điện toán đám mây vào hệ thống tưới tiêu tự động, sử dụng chip điện tử để theo dõi hướng gió, độ ẩm, dinh dưỡng và dự báo thời tiết.

Với phương châm “Lấy chất lượng sản phẩm là lợi thế cạnh tranh, lấy sự an toàn của người tiêu dùng là thước đo giá trị”, Công ty đã “gặt” được thành công trong việc tạo ra sản phẩm chè bằng phương pháp sản xuất hữu cơ. Sau một thời gian áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ, Công ty cổ phần NTEA Việt Nam trở thành đơn vị đầu tiên được tổ chức chứng nhận Quốc tế Biocer International trao chứng nhận sản phẩm trà đạt tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp IFOAM. Đây cũng chính là “tấm vé thông hành” để doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm, khẳng định niềm tin với người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế. Sản phẩm chè xanh của Công ty luôn có giá bán ổn định từ 500.000-1.000.000 đồng/kg tùy theo từng dòng sản phẩm. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất các sản phẩm như: trà túi lọc, bột trà xanh Matcha, trà sữa… từ nguồn nguyên liệu chè sạch của Công ty. Với sản phẩm đảm bảo chất lượng, được chứng nhận, Công ty không những có thị trường rộng mở ở Việt Nam mà còn hướng tới xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức…

Vẫn dừng ở quy mô nhỏ

Là đơn vị đầu tiên được cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ, nhưng Công ty cổ phần NTEA Việt Nam lại chưa phải đơn vị đi tiên phong trong việc thực hiện sản xuất hữu cơ ở Thái Nguyên. Cụ thể, từ năm 1998, Hội Làm vườn Việt Nam, tổ chức ORION (Thụy Điển) tài trợ và tổ chức CIDSE tư vấn kỹ thuật đã xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ tại xã Tức Tranh (Phú Lương). Đây là mô hình sản xuất hữu cơ sớm nhất không những ở Thái Nguyên mà cả Việt Nam. Bà Dương Thị Liên, Chủ tịch UBND xã Tức Tranh cho biết: Mô hình này trước cũng được làm khá bài bản, người dân ở đây cũng hưởng ứng rất nhiệt tình với quy mô ban đầu là 100 hộ, sản xuất với diện tích 27ha chè, tập trung ở các xóm: Gốc Cọ, Đồng Danh, Quyết Tiến, Đồng Hút, Thác Dài, Ngoài Tranh, Gốc Gạo. Sau 1 năm, mô hình tiếp tục phát triển mở rộng ra các xóm: Minh Hợp, Đập Tràn, Bãi Bằng, Tân Thái với tổng số hộ tham gia lên đến 380 hộ. Nhưng tiếc là mô hình chỉ duy trì thực hiện được vài năm rồi người dân tự bỏ và làm theo phương pháp truyền thống.

Từ mô hình đầu tiên này, có thể nói Thái Nguyên từng là "cội nguồn" của nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh vẫn dừng ở quy mô nhỏ. Hiện, cả tỉnh mới chỉ có 2 mô hình sản xuất chè hữu cơ của Công ty cổ phần NTEA Việt Nam với diện tích 5ha và 2ha chè ở xóm Hồng Thái, xã Tân Cương (T.P Thái Nguyên) do Công ty TNHH Một thành viên Quế Lâm Phương Bắc triển khai thực hiện. Ngoài ra, còn có một số đơn vị đang triển khai sản xuất chè, rau theo hướng hữu cơ với quy mô nhỏ từ 0,5-2ha như: HTX chè La Bằng (Đại Từ), Công ty chè Hà Thái, ở thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ), Trang trại sản xuất nông nghiệp sạch Thái Nguyên, ở xã Hóa Thượng (Đồng Hỷ)…

Còn không ít rào cản

Sở dĩ sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở tỉnh ta cho đến nay vẫn chưa thể phát triển rộng rãi là do còn quá nhiều khó khăn khi bắt tay vào thực hiện. Bà Hoàng Thị Duyên, ở xóm Ngoài, xã Tân Đức (Phú Bình) cho hay: Vụ mùa năm nay, nhà tôi cấy 2 sào lúa giống BTE1 theo mô hình sản xuất hữu cơ. Khác với phương pháp cấy lúa truyền thống, chúng tôi sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ và tuân thủ đúng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, mật độ cấy cũng thưa hơn, chỉ từ 15-18 khóm/m2, trong khi trước là 40-45 khóm/m2. Theo cách này, chúng tôi phải mất nhiều công chăm sóc hơn phương thức sản xuất cũ rất nhiều.

Là một trong những người đầu tiên thực hiện sản xuất chè hữu cơ của tỉnh, chị Hầu Thị Nhi, xóm Đồng Danh, xã Tức Tranh (Phú Lương) cho biết: Gia đình tôi có 15 sào chè, trước cũng tham gia mô hình sản xuất hữu cơ, nhưng do quy trình sản xuất đòi hỏi quá khắt khe, chăm bón tốn công vất vả mà năng suất chè lại sụt giảm đáng kể nên tôi không theo tiếp. Hiện nay, mặc dù tôi vẫn ủ phân hữu cơ để sử dụng bón chè, nhưng không thực hiện đúng quy trình mà vẫn kết hợp các biện pháp bảo vệ cây trồng khác.

Để tìm nguyên nhân hiện tượng sụt giảm năng suất cây trồng khi thực hiện sản xuất hữu cơ, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ Hà Duy Trường, Trưởng bộ môn Rau - củ - quả, khoa Nông học, Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên và được anh cho biết: Trong giai đoạn đầu sản xuất hữu cơ, người nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi năng suất có thể giảm tới 90%; nếu làm đồng bộ theo đúng quy trình, từ năm thứ hai, cây trồng sẽ trở lại trạng thái cân bằng. Từ năm thứ ba3 trở đi, năng suất sẽ ổn định trở lại, giá bán sản phẩm sẽ cao hơn. Tuy nhiên, trong những năm đầu, năng suất, sản lượng cây trồng giảm sẽ khiến người nông dân chán nản và không mặn mà tham gia.

Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều hộ nông dân đã bỏ cuộc ngay trong thời gian đầu áp dụng sản xuất hữu cơ. Bởi, người sản xuất còn hiểu mơ hồ về sản phẩm hữu cơ, nhiều người dân vẫn còn nhìn vào kết quả trước mắt mà chưa tính đến những lợi ích lâu dài. Đồng thời, bà con đã quen với phương pháp sản xuất truyền thống, mà việc thay đổi thói quen canh tác của người nông dân không thể một sớm một chiều. Thêm vào đó, nước ta chưa có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận và khung pháp lý đồng bộ cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng cho sản phẩm hữu cơ, nên trên thị trường sản phẩm hữu cơ vẫn bị đánh đồng với các sản phẩm sản xuất thông thường, do vậy không thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp hữu cơ phát triển…

Theo Baothainguyen

Tin mới hơn

Kỳ vọng từ mô hình chè hữu cơ đầu tiên

Nâng cao chất lượng sản phẩm trà mang Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”

Những năm qua, việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm. Đặc biệt, trong đó có 01 Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”vẫn còn khá phổ biến. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền để giúp người dân thực hiện các quy định trong việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm trà trên địa bàn tỉnh.
Kỳ vọng từ mô hình chè hữu cơ đầu tiên

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương”

Ngày 5/4, UBND TP Thái Nguyên đã tổ chức công bố các Quyết định: Công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, công nhận xã Tân Cương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và công nhận Điểm du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị và người dân các xã vùng chè Tân Cương.
Kỳ vọng từ mô hình chè hữu cơ đầu tiên

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Tôn vinh giá trị văn hóa vùng chè Tân Cương

Ngày 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày, gồm hai phần lễ và hội.
Kỳ vọng từ mô hình chè hữu cơ đầu tiên

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ diễn ra tại Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày mai 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên sẽ tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023.
Kỳ vọng từ mô hình chè hữu cơ đầu tiên

[Megastory] Khởi nghiệp từ trồng chè hữu cơ

Khi Lê Sơn Hải từ bỏ theo đuổi nghề báo, về quê nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình trồng chè, ít ai biết rằng anh đã trải qua phút giây tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng đam mê và nghị lực anh đã đưa được thương hiệu chè Việt sang "trời Tây".

Tin bài khác

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ ước đạt 68.000 tấn, tương đương gần 90% kế hoạch năm và tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên đã bước đầu phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 129 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm chè chiếm đến gần 90%. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Điều đó cho thấy việc phát triển các sản phẩm chè OCOP đạt tiêu chuẩn quốc gia còn không ít khó khăn.
Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích trên 22.000ha, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định. Thời gian vừa qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm chè, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của người làm chè.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Nhận thấy vùng chè Văn Hán, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển song vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 2020, chị Trần Thị Phương Thảo cùng các xã viên đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để liên kết những người nông dân có kinh nghiệm trồng, chế biến chè truyền thống của địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...