Facebook Zalo youtube Tiktok

Nâng cao giá trị sản phẩm chè ở Đồng Hỷ

Chè Thái - Trà Việt
16 hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, THT) sản xuất chè theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 1,5 nghìn tấn chè búp khô "an toàn". Điều đáng nói là các HTX, THT này đã giải quyết được nhiều vấn đề mà người trồng chè đơn lẻ thường gặp khó khăn, đó là vốn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
aa
nang cao gia tri san pham che o dong hy
Nhân dân xóm Làng Cháy, xã Khe Mo (Đồng Hỷ) thu hái chè sản xuất theo quy trình VietGAP.

HTX chè Nguyên Việt, ở xã Minh Lập được thành lập từ năm 2011 với 20 thành viên. Sản phẩm của HTX được sản xuất theo quy trình VietGAP từ 12ha chè nguyên liệu ở vùng Trại Cài. Bà Uông Thị Lan, Giám đốc HTX cho biết: Từ khi thành lập đến nay, tuy có những thời điểm gặp rất nhiều khó khăn nhưng HTX vẫn luôn giữ vững chất lượng sản phẩm và chú trọng xây dựng thương hiệu, đồng thời bảo đảm lợi ích của các thành viên. Toàn bộ diện tích chè nguyên liệu đều được các gia đình thành viên HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó, HTX chủ động đứng ra cung ứng phân bón, vật tư và phối hợp với Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng chè cho các thành viên, đặc biệt là về quy trình, cách thức chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Sau hơn 5 năm hoạt động, HTX đã khẳng định được vai trò đối với các thành viên, nhất là trong việc điều tiết sản xuất, cung ứng phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật; đồng thời xây dựng thương hiệu và tìm được chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm chè của HTX trên thị trường. Năm 2016, doanh thu của HTX đạt 3,5 tỷ đồng; thu nhập bình quân của các thành viên đạt hơn 4 triệu đồng/người/tháng...

Đối với HTX Chè Tuyết Hương ở xã Hóa Trung, ngoài việc giúp đỡ các thành viên về kỹ thuật, mua phân bón trả chậm, vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, cung cấp thông tin về thị trường, đơn vị cũng đã có những bước tiến tích cực trong việc xây dựng thương hiệu. Do đó, tuy mới thành lập được 4 năm nhưng HTX đã được nhiều khách hàng biết đến. Chị Trần Thị Tuyết, Giám đốc HTX cho biết: Sau khi thành lập, chúng tôi đã tập trung đầu tư các máy móc sản xuất chè hiện đại, như máy sao chè bằng ga; máy hút chân không… để có thể sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều. Vì sản xuất theo đúng quy trình VietGAP nên đầu ra đảm bảo hơn do khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Trung bình mỗi tháng, HTX cung cấp cho thị trường gần 5 tấn chè chất lượng cao... Chị Nguyễn Thị Hoa, một thành viên của HTX chia sẻ: Những năm trước, gia đình tôi chủ yếu trồng chè theo hướng hộ cá thể và giá chè chỉ bán được ở mức thấp, trung bình chỉ từ 120.000 đến 150.000 đồng/kg, cá biệt mới có loại chè bán được với giá 200.000 đồng/kg. Từ ngày tôi tham gia vào HTX thì chè giá bán tăng 20-30% so với trước.

Tại THT sản xuất chè an toàn xóm 9, thị trấn Sông Cầu, các thành viên ở đây đã hình thành những nhóm chuyên biệt trong sản xuất, chế biến chè. THT có trên 40 thành viên thì một nửa trong số đó đảm nhiệm việc chuyên trồng, thu hái, một nửa số thành viên còn lại chịu trách nhiệm chế biến chè và tìm đầu ra cho sản phẩm. Ông Nguyễn Đức Trọng, Tổ trưởng THT sản xuất chè an toàn xóm 9, thị trấn Sông Cầu cho biết, việc hình thành những nhóm chuyên biệt như vậy giúp nông dân không phải đầu tư dàn trải, tập trung làm tốt phần việc mình đảm nhiệm. Sau 3 năm hoạt động, đến nay chúng tôi đã hợp tác được với 7 nhà phân phối lớn với nhiều đại lý trên 15 tỉnh, thành. Mỗi năm bán ra thị trường khoản 30 tấn chè "an toàn" với mức giá trung bình 250.000 đến 300.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Văn Hạnh, một thành viên trong THT cho biết, gia đình tôi là hộ chỉ chuyên trồng, thu hái chè cung cấp cho các thành viên của làng nghề chế biến. Trước đây, khi chưa vào THT, ngoài vất vả tìm hiểu kỹ thuật trồng chè, tôi còn phải tính toán xoay vòng vốn, tự tìm thương lái để tiêu thụ sản phẩm và nhiều khi bị ép giá. Từ khi tham gia vào Tổ, những khó khăn trên đã được giải quyết. Gia đình tôi đã áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tiết kiệm được chi phí về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lại an toàn cho môi trường và sức khỏe bản thân nên tôi yên tâm sản xuất. Với gần 1ha chè thì mỗi tháng, gia đình tôi cũng thu được từ 4 đến 5 triệu đồng.

Được biết, huyện Đồng Hỷ có diện tích chè đứng thứ hai trong tỉnh, với diện tích trên 3,2 nghìn ha, trong đó chè kinh doanh gần 2,9 nghìn ha, năng suất ước đạt 121 tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 34,8 nghìn tấn/năm. Cây chè tạo công ăn việc làm cho trên 13 nghìn hộ dân, chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện. Sự ra đời của các HTX, THT sản xuất, chế biến chè theo quy trình VietGAP đã giúp người dân có những bước tiến trong nâng cao giá trị sản phẩm chè.

Nói về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lệ, Phó phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đồng Hỷ cho biết: Để cây chè phát triển bền vững, thời gian qua, chúng tôi đã đặc biệt quan tâm đến các mô hình chè VietGAP, vận động các HTX, THT và người dân sản xuất theo quy trình này. Chúng tôi đã phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, tư vấn kỹ thuật và giải đáp thắc mắc cho nông dân, vận động họ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật. Qua đó, trên địa bàn đã có 5 HTX và 11 THT sản xuất chè theo quy trình sản xuất chè an toàn VietGAP. Các HTX và THT đều đầu tư máy móc sản xuất, dây chuyền đóng gói sản phẩm; lượng hóa quy trình bón phân, chăm sóc cây chè; chuyên nghiệp hóa các khâu sản xuất thành phẩm chè búp khô; hình thành những nhóm chuyên biệt trong sản xuất, chế biến chè. Nhờ đó, đã sản xuất được những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, mẫu mã đa dạng, phong phú và có tư cách pháp nhân, tạo được niềm tin của người tiêu dùng.

Năm 2017, huyện Đồng Hỷ sẽ duy trì diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP đã xây dựng được tại các xã Hòa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông Cầu. Đồng thời, xây dựng mới vùng chè an toàn với quy mô 12,69ha sản xuất theo quy trình VietGAP tại xã Văn Hán, nâng tổng số diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP được công nhận trên toàn huyện đạt 128,31ha.

Theo Thu Hà/ Baothainguyen

Tin mới hơn

Đồng Hỷ thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý

Nâng cao chất lượng sản phẩm trà mang Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”

Những năm qua, việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm. Đặc biệt, trong đó có 01 Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”vẫn còn khá phổ biến. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền để giúp người dân thực hiện các quy định trong việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm trà trên địa bàn tỉnh.
Đồng Hỷ thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương”

Ngày 5/4, UBND TP Thái Nguyên đã tổ chức công bố các Quyết định: Công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, công nhận xã Tân Cương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và công nhận Điểm du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị và người dân các xã vùng chè Tân Cương.
Đồng Hỷ thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Tôn vinh giá trị văn hóa vùng chè Tân Cương

Ngày 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày, gồm hai phần lễ và hội.
Đồng Hỷ thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ diễn ra tại Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày mai 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên sẽ tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023.
Đồng Hỷ thực hiện thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật đem đi xử lý

[Megastory] Khởi nghiệp từ trồng chè hữu cơ

Khi Lê Sơn Hải từ bỏ theo đuổi nghề báo, về quê nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình trồng chè, ít ai biết rằng anh đã trải qua phút giây tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng đam mê và nghị lực anh đã đưa được thương hiệu chè Việt sang "trời Tây".

Tin bài khác

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ ước đạt 68.000 tấn, tương đương gần 90% kế hoạch năm và tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên đã bước đầu phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 129 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm chè chiếm đến gần 90%. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Điều đó cho thấy việc phát triển các sản phẩm chè OCOP đạt tiêu chuẩn quốc gia còn không ít khó khăn.
Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích trên 22.000ha, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định. Thời gian vừa qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm chè, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của người làm chè.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Nhận thấy vùng chè Văn Hán, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển song vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 2020, chị Trần Thị Phương Thảo cùng các xã viên đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để liên kết những người nông dân có kinh nghiệm trồng, chế biến chè truyền thống của địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...