Facebook Zalo youtube Tiktok

Hội nghị thượng đỉnh Nga-Mỹ: NATO lo sợ hay vui mừng?

Thế giới
Thượng đỉnh Nga-Mỹ đang khiến cho các nước thành viên NATO “đứng ngồi không yên” khi mà căng thẳng giữa Mỹ và châu Âu vẫn chưa hạ nhiệt.
aa

Mâu thuẫn giữa Mỹ và châu Âu

Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Tổng thống Nga Putin tại thủ đô Helsinki của Phần Lan vào ngày 16/7 tới. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang mâu thuẫn với các đồng minh châu Âu về những vấn đề như chính sách thương mại, biến đổi khí hậu hay thỏa thuận hạt nhân Iran.

hoi nghi thuong dinh nga my nato lo so hay vui mung
Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin với Tổng thống Mỹ Trump có thể sẽ diễn ra tại Helsinki vào tháng 7 tới. Ảnh: CNN

Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn gửi thư tái khẳng định yêu cầu đồng minh NATO phải gia tăng chi tiêu quốc phòng nhằm giảm gánh nặng đóng góp tài chính từ phía Mỹ. Trong thư có đoạn viết: “Ngày càng khó khăn để giải thích cho công dân Mỹ hiểu tại sao một số quốc gia không chia sẻ nền an ninh tập thể từ NATO. Tôi hy vọng chứng kiến một sự tái cam kết mạnh mẽ từ những quốc gia đó nhằm đáp ứng mục tiêu chung mà chúng ta đã nhất trí”.

Phát biểu với báo chí hôm 28/6, ông Donald Trump nói: “Đức, Tây Ban Nha và Pháp phải chi tiêu nhiều hơn nữa cho quốc phòng. Thật không công bằng vì những gì họ đã làm đối với nước Mỹ”. Với NATO là vậy, còn với EU, ông Trump cũng có những lời lẽ chỉ trích không kém phần gay gắt. Phát biểu với báo chí sau một cuộc mít tinh tại Bắc Dakota hôm 27/6, Tổng thống Trump nói rằng: “Trong khi người Mỹ yêu quý các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, thì khối này lại muốn lợi dụng Mỹ. Chúng tôi sẽ không để điều này xảy ra”. Cuối tuần qua, tờ Bưu điện Washington dẫn một thông báo cho biết, trong cuộc gặp Tổng thống Emmanuel Macron vào tháng 4, ông Donald Trump đã bất ngờ đưa ra câu hỏi “Tại sao Pháp không rời Liên minh châu Âu”, đồng thời đề xuất các hợp đồng thương mại tốt hơn nếu Paris rời khỏi khối.

Theo Martin Kettle, cây bút chuyên phân tích mảng chính trị của tờ Guardian, những lời lẽ cứng rắn nêu trên cho thấy ông Trump thực sự bất bình, thậm chí không muốn duy trì liên minh NATO và ít quan tâm đến quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương.

Tờ Rejuvenation dẫn lời Andrew S. Weiss - phó Chủ tịch Quỹ Vì hòa bình quốc tế Carnegie Endowment cho biết: “Vấn đề hiện tại là Tổng thống Trump muốn đơn phương hủy bỏ nhiều nỗ lực xuyên Đại Tây Dương. Các nỗ lực này được thiết lập nhằm đối phó với các mối đe dọa từ Nga sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine năm 2014. Ông Andrew S. Weiss cũng nhấn mạnh: “Trong quan hệ có phần ‘rạn nứt’ giữa Mỹ và Đức, ông Putin sẽ có cơ hội để đến gần Mỹ”.

NATO nên lo sợ?

Cây bút Yasmeen Serhan của tờ The Atlantic đánh giá, NATO có thể lo ngại vì không dự đoán được điều gì sẽ diễn ra trong suốt Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ. “Nhìn chung, người châu Âu lo sợ không phải bởi sự kiện Tổng thống Mỹ gặp Tổng thống Nga, hay thời gian diễn ra sự kiện mà sợ ông Trump sẽ có những thỏa thuận bất ngờ với Nga tại Hensinki vì họ không biết rõ chiến lược của ông”, Daniel Fried, cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan cho biết.

Yasmeen Serhan nói thêm, một cuộc gặp nồng ấm và thân thiện giữa hai nhà lãnh đạo Nga-Mỹ có thể làm suy yếu các nỗ lực gây sức ép mà liên minh NATO hay EU áp đặt lên Nga. Bên cạnh đó, nó khiến người châu Âu có cảm giác như đang bị bỏ rơi, còn Nga thì sắp đạt được mục tiêu chia rẽ châu Âu và liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Nghị sỹ Ba Lan Anna Maria Anders – người ủng hộ Tổng thống Donald Trump cho biết: “Chúng tôi lo ngại về Hội nghị Thượng đỉnh bởi không thể dự đoán được những gì diễn ra. Tổng thống Putin có thể tỏ ra lịch lãm và thiện chí. Tôi hy vọng ông Trump sẽ không dễ dàng từ bỏ các mục tiêu chung với NATO. Chúng tôi không muốn ông rút lực lượng Mỹ trên đất Ba Lan”.

VOX dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên khác của châu Âu nói rằng: “Hội nghị Thượng đỉnh NATO có thể trở tồi tệ, còn Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ ngược lại sẽ tốt đẹp. Nhiều người nói với tôi họ đang băn khoăn về sự đồng thuận ông Trump có thể đưa ra và họ hy vọng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ không có nhưng cam kết bộc phát với Nga chẳng hạn như rút quân khỏi Syria hoặc dỡ bỏ trừng phạt Nga”.

Phần lớn các thành viên của NATO, như Đức và Pháp không muốn có sự thỏa hiệp nào giữa Nga và Mỹ đối với vấn đề Crimea hoặc chiến dịch dàn quân mới của NATO tại sườn phía đông. Ông R. Nicholas Burns, cựu Đại sứ Mỹ tại NATO khẳng định: “Trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh NATO là làm sao ngăn chặn mối đe dọa của Nga tại Đông Âu, nhưng ông Trump có thể “thổi bay” vấn đề này vì Tổng thống Putin. Nếu nhà lãnh đạo Mỹ nhượng bộ Nga mà không có sự đánh đổi từ phía Moscow thì điều này dễ dàng tạo ra sự xáo trộn đối với NATO”.

Những lo ngại nêu trên không phải là không có căn cứ bởi bởi châu Âu đã nhận thấy bài học nhãn tiền từ cuộc gặp của Tổng thống Donald Trump với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore hôm 12/6. Châu Âu sợ rằng tại cuộc gặp Tổng thống Putin ở Helsinki, ông Trump sẽ có những bước đi tương tự như tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều. Theo đó, ông sẽ cam kết ngừng các cuộc tập trận chung của NATO do Mỹ dẫn đầu tại Ba Lan và các nước Baltic, hay nới lỏng biện pháp trừng phạt đối với Nga và không giải quyết vấn đề Crimea, chỉ để đổi lấy một thỏa thuận “mơ hồ” từ phía Nga.

…hay vui mừng?

Trái ngược với những lo ngại trên, nhà phân tích Charles Ortel của tờ Nhật báo phố Wall cho rằng, cuộc gặp Thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Putin không chỉ giúp cải thiện quan hệ Nga-Mỹ mà còn có lợi cho châu Âu và NATO.

“Đối với Mỹ, hội nghị sẽ mở ra con đường dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ song phương và đưa quan hệ 2 bên sang một thời kỳ chưa từng có trong lịch sử, nơi các bên cùng hợp tác để đạt được lợi ích về kinh tế, giải quyết những thách thức chung về vấn đề Bán đảo Triều Tiên, xung đột tại Trung Đông”, ông nói.

Thêm vào đó, hội nghị có thể tạo ra kết quả tích cực cho cả châu Âu lẫn NATO: “Sự tan băng trong quan hệ giữa hai siêu cường sẽ mở ra nhiều triển vọng mới. Một khi các mối đe dọa quân sự được giảm thiểu, hy vọng về hợp tác trong các dự án đầu tư và thương mại giữa Nga với châu Âu sẽ được mở rộng”, ông Charles Ortel nhấn mạnh. Một số nước châu Âu như Đức và Italy nhiều lần hối thúc Mỹ cùng các thành viên khác trong EU dỡ bỏ trừng phạt Nga vì chính họ cũng phải gánh chịu hậu quả từ các lệnh trừng phạt này. Chẳng hạn như tại Đức, nhiều tập đoàn lớn như Siemens, Daimler và Volkswagen vốn có quan hệ làm ăn với Nga không muốn trở thành “nạn nhân vô tội” do đối đầu Nga-Mỹ. Theo đánh giá, lệnh trừng phạt mới có thể khiến các công ty này thiệt hại hàng trăm triệu euro.

Và không phải tất cả các quan chức trong khối NATO đều lo ngại về cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Mỹ. Phát biểu trong cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng châu Âu tuần trước, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định, một cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin sẽ phù hợp với chính sách của NATO vì NATO tin vào đối thoại với Nga. "Chúng ta cần đối thoại với Nga để cố gắng cải thiện mối quan hệ giữa hai bên. Trong trường hợp quan hệ này không trở nên tốt hơn, chúng ta phải tăng cường sự hiện diện quân sự và các cuộc tập trận tại khu vực biên giới”. Tổng thư NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh “Thượng đỉnh Nga-Mỹ là dấu hiệu của sức mạnh”, và “NATO không muốn xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”./.

Theo Hồng Anh/VOV.VN

Tin mới hơn

Phần Lan đã sẵn sàng cho hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Tin 24h ngày 22/11/2024

Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).
Phần Lan đã sẵn sàng cho hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Tin 24h ngày 20/11/2024

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhà giáo vốn là những người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, do vậy, sẽ không chấp nhận sống giàu có, sung sướng, mà bên cạnh là những người nghèo khổ hơn.
Phần Lan đã sẵn sàng cho hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Tin 24h ngày 18/11/2024

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva.
Phần Lan đã sẵn sàng cho hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Điểm sự kiện từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024

Từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Phần Lan đã sẵn sàng cho hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ

Tin 24h ngày 17/11/2024

Siêu bão Man-yi “đe dọa tính mạng” tiếp tục hoạt động dữ dội ở Philippines.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 14/11/2024

Tin 24h ngày 14/11/2024

Chiều 13/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro, ngay sau lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Tin 24h ngày 12/11/2024

Tin 24h ngày 12/11/2024

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 10/11/2024

Tin 24h ngày 10/11/2024

Hồi 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 5km/giờ.
Tin 24h ngày 9/11/2024

Tin 24h ngày 9/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...