Facebook Zalo youtube Tiktok

Hướng tới nhân rộng diện tích chè đạt tiêu chuẩn VietGAP

Chè Thái - Trà Việt
Là xã có tới gần 700ha chè, Tân Linh được coi là vựa chè lớn nhất của huyện Đại Từ. Cùng với đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất chè, hiện nay, xã đang sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở các xóm 5, 10 và 12 vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái.
aa
huong toi nhan rong dien tich che dat tieu chuan vietgap
Người dân xóm 10, xã Tân Linh (Đại Từ) thu hái chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

Anh Đinh Xuân Tuyến, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Linh cho biết: Thấy được những ích lợi của việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, tháng 3-2016, xã đã phối hợp với Công ty Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo triển khai chương trình hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình trên diện tích 16,24ha, với các giống như LDP1, Kim Tuyên, TRI 777, PH8, Keo Am Tích, Phúc Thọ 10. Trong đó, mô hình xóm 5 có 9,98 ha với 26 hộ dân tham gia; mô hình xóm 10 và 12 có 6,26 ha, với 36 hộ dân tham gia. Theo đó, bà con đã được các chuyên gia về cây chè đến để phổ biến những kiến thức mới về làm chè, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm canh tác chè theo hướng bền vững, an toàn. Ngoài ra, các hộ tham gia mô hình còn được đi tham quan, học tập ở những nơi đã thực hiện thành công sản xuất chè VietGAP.

Những ngày đầu đi vào thực hiện, việc triển khai chương trình này gặp không ít khó khăn do bà con đa phần đã quen với phương pháp sản xuất truyền thống. Trong khi đó sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP phải đáp ứng nhiều tiêu chí khắt khe như: đánh giá, lựa chọn vùng, mẫu đất, mẫu nước, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, nhà xưởng... Đặc biệt, thực hiện theo quy trình này, các phần việc đều phải ghi chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Trong khi bà con lại hay quên ghi chép sổ nhật ký nông hộ hoặc cập nhật chưa được đầy đủ và thường xuyên...

Dù khó khăn là vậy nhưng với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước tưới; diện tích làm ô mẫu khá tập trung, nên sau một thời gian được tập huấn quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, người dân đã nắm được và thực hiện rất tốt các quy trình bắt buộc từ khâu chăm sóc, thu hái đến chế biến sản phẩm. Trình độ nhận thức của các hộ làm mô hình được nâng lên, người dân đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; có sổ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất: đốn tỉa, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước, thu hái, chế biến, tiêu thụ, và hạch toán... Theo ông Hoàng Văn Thành, xóm 5, trong thời gian triển khai mô hình, cùng với việc tích cực hướng dẫn người dân thực hiện đầy đủ các quy trình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn xã Tân Linh và cán bộ của Công ty Khai thác khoáng sản Núi Pháo đã liên tục kiểm tra, hướng dẫn người dân khắc phục một số lỗi trong sổ nhật ký. Nhờ vậy các hộ tham gia đã hoàn thiện sổ nhật ký của gia đình một cách bài bản.

Sau nhiều nỗ lực, cuối năm 2016, qua 2 lần kiểm nghiệm mẫu đất, mẫu nước, mẫu chè và tiến hành kiểm tra các tiêu chuẩn như ghi chép sổ nhất ký, nhà xưởng, vườn bãi… của Trung tâm Trung tâm kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh, toàn bộ diện tích chè tham gia mô hình đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ông Nguyễn Văn Hoạch, một hộ dân ở xóm 10 cho hay: Từ khi sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm chè của gia đình tôi được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn. Giá chè đã tăng từ 15 đến 20% so với 2 năm trước. Hiện tại, dù đang là chính vụ nhưng giá chè lai của gia đình vẫn bán được với giá từ 150.000 đến 200.000 đồng/kg.

Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Xuân Tuyến nói: Từ việc thực hiện mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã làm thay đổi tư duy của người trồng chè ở Tân Linh. Bà con đã có ý thức sản xuất chè an toàn để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm, mở ra cho địa phương một hướng đi mới, bền vững trong phát triển cây kinh tế mũi nhọn. Từ những thành công của mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở các xóm 5, 10 và 12, đến nay, xã Tân Linh đã có 40ha chè đạt tiêu chuẩn này và đang tiếp tục nhân ra diện rộng. Mặc dù việc sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP không làm cho năng suất cao hơn so với các diện tích sản xuất thông thường, thậm chí trong vụ đầu năng suất còn giảm và sẽ tăng dần lên ở những vụ sau. Nhưng sản phẩm làm ra không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, giá bán vì thế cũng cao hơn rất nhiều. Nếu như trước đây, cùng sản phẩm chè ở diện tích này, bà con chỉ bán với giá 60.000-120000 đồng/kg thì nay đã tăng lên 180.000-200.000 đồng/kg và điều đáng mừng là, sản phẩm chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP luôn luôn “cháy” hàng.

Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã khẳng định hiệu quả rõ nét khi chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế được nâng lên, sức khỏe của người trồng và sử dụng được đảm bảo. Tuy nhiên hiện nay, diện tích chè được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP của Tân Linh còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Đầu ra cho sản phẩm chè VietGAP ở Tân Linh chưa thật sự ổn định, vẫn phải phụ thuộc vào các thương lái. Do đó, bà con mong muốn UBND xã Tân Linh và Công ty Khai thác chế biến khoảng sản Núi Pháo tiếp tục quan tâm, đặc biệt là tiếp tục hỗ trợ nông dân triển khai các ô mẫu, mô hình sản xuất chè theo quy trình này; liên hệ với các doanh nghiệp uy tín cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV cho nông dân đảm bảo đúng thời gian, tiến độ và thời vụ sản xuất; tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè VietGAP của người dân.

Về phía các hộ dân đã được cấp chứng nhận, cần tiếp tục duy trì ghi chép nhật ký, đảm bảo năng suất, chất lượng chè theo đúng tiêu chuẩn VietGAP để bảm đảm uy tín và thương hiệu chè VietGAP Tân Linh.

Theo Baothainguyen.org.vn
Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin mới hơn

Sức lan tỏa từ mô hình “Ngôi nhà 3 sạch nông thôn mới”

Nâng cao chất lượng sản phẩm trà mang Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”

Những năm qua, việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm. Đặc biệt, trong đó có 01 Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”vẫn còn khá phổ biến. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền để giúp người dân thực hiện các quy định trong việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm trà trên địa bàn tỉnh.
Sức lan tỏa từ mô hình “Ngôi nhà 3 sạch nông thôn mới”

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương”

Ngày 5/4, UBND TP Thái Nguyên đã tổ chức công bố các Quyết định: Công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, công nhận xã Tân Cương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và công nhận Điểm du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị và người dân các xã vùng chè Tân Cương.
Sức lan tỏa từ mô hình “Ngôi nhà 3 sạch nông thôn mới”

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Tôn vinh giá trị văn hóa vùng chè Tân Cương

Ngày 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày, gồm hai phần lễ và hội.
Sức lan tỏa từ mô hình “Ngôi nhà 3 sạch nông thôn mới”

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ diễn ra tại Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày mai 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên sẽ tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023.
Sức lan tỏa từ mô hình “Ngôi nhà 3 sạch nông thôn mới”

[Megastory] Khởi nghiệp từ trồng chè hữu cơ

Khi Lê Sơn Hải từ bỏ theo đuổi nghề báo, về quê nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình trồng chè, ít ai biết rằng anh đã trải qua phút giây tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng đam mê và nghị lực anh đã đưa được thương hiệu chè Việt sang "trời Tây".

Tin bài khác

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ ước đạt 68.000 tấn, tương đương gần 90% kế hoạch năm và tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên đã bước đầu phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 129 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm chè chiếm đến gần 90%. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Điều đó cho thấy việc phát triển các sản phẩm chè OCOP đạt tiêu chuẩn quốc gia còn không ít khó khăn.
Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích trên 22.000ha, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định. Thời gian vừa qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm chè, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của người làm chè.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Nhận thấy vùng chè Văn Hán, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển song vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 2020, chị Trần Thị Phương Thảo cùng các xã viên đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để liên kết những người nông dân có kinh nghiệm trồng, chế biến chè truyền thống của địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, phù hợp với quá trình phát triển trong giai đoạn mới; nhằm nâng cao ...
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...