Nằm trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế lần thứ IV, bên cạnh việc đưa ra những giải pháp để gắn kết nền điện ảnh trong khu vực, buổi tọa đàm còn đề cập đến những thống kê và chính sách phát triển của nền điện ảnh khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.

dien anh viet nam can co co hoi de giao luu hoc hoi quoc te

Tọa đàm "Hợp tác sản xuất, Phát hành phim giữa các nước thành viên Asean"

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Ngô Phương Lan – Cục trưởng Cục Điện ảnh, Giám đốc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội cho biết, “Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều điều từ những nền điện ảnh lớn của các nước trên thế giới. Vì vậy, nếu có cơ hội được gặp gỡ, hợp lực, chắc chắn chúng ta sẽ có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển nền điện ảnh nước nhà”.

Bên cạnh đó, bà Ngô Phương Lan cũng khẳng định, điện ảnh Việt Nam là ngành nghệ thuật đầu tiên có luật, chúng ta cũng đã có những chiến lược điện ảnh để quy hoạch một cách hiệu quả nhất.

dien anh viet nam can co co hoi de giao luu hoc hoi quoc te

Tọa đàm thu hút đại diện nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Cụ thể trong năm 2015, ở Việt Nam có 450 hãng phim tư nhân có khả năng sản xuất phim, trong đó có 41 phim nội địa được chiếu ngoài rạp, 6 phim video, 53 phim tài liệu và 40 phim hoạt hình, trung bình giá để sản xuất một bộ phim là từ 10 - 12 triệu đồng. Hơn nữa, nước ta cũng có khoảng 148 rạp và cụm rap, số lượng rạp với vốn đầu tư trong nước là 92 rạp và 46 rạp liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Trong năm vừa qua đã thu hút được 51 triệu lượt khán giả và thu về 2.300 tỷ đồng, tương đương với 106 triệu đô. Các phim chiếu rạp phần lớn là các phim nước ngoài và chỉ 30% là phim trong nước. Điều này đã phần nào minh chứng cho chính sách của nhà nước, các thành phần kinh tế trong nước tham gia phát triển nền điện ảnh nước nhà.

Đặc biệt Nhà nước cũng có những chính sách để cung cấp phim, đồng thời phát triển những đội chiếu phim lưu động đến cho những đồng bào vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, có thể nhận thấy số lương phim nước ta hợp tác sản xuất với đội ngũ làm phim nước ngoài còn ít, hầu như chỉ cung cấp dịch vụ cho các đoàn làm phim nước ngoài thực hiện phim tại Việt Nam. Cũng như các nước trong khu vực Asean, việc hợp tác sản xuất phát hành còn đang rất hạn chế, Nhà nước cần phải có những chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh việc phát triển ngành điện ảnh nước nhà vươn ra khu vực và thế giới.

dien anh viet nam can co co hoi de giao luu hoc hoi quoc te

Ông Đỗ Duy Anh - Phó Cục Trưởng Cục Điện ảnh phát biểu trong buổi tọa đàm.

Ông Đỗ Duy Anh – Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết: “ Đây là việc hợp tác giữa các cơ sở sản xuất phim Việt Nam với các cơ sở của các nước trong khối Asean. Qua buổi tọa đàm này, chúng tôi sẽ tạo ra những cơ hội, làm cầu nối cho những nhà sản xuất phim có thể liên kết hợp tác với nhau. Để thực hiện được điều đó, chính bản thân chúng tôi cũng phải hợp tác với nhau để có thể quảng bá phim tại các Liên hoan phim lớn, từ đó tạo nên mối quan hệ giữa các nhà sản xuất với các nhà phát hành phim, đặc biệt là giữa các nước trong khối Asean với nhau.” Trong buổi tọa đàm, đại diện các nước cũng trình bày những khó khăn thuận lợi ở nền điện ảnh nước nhà, đồng thời đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy tương tác, phát triển mối quan hệ giữa các nước trong khu vực ngày càng lớn mạnh./.