Facebook Zalo youtube Tiktok

Chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe
Từ khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và lắng xuống, chúng ta lại đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác, có những bệnh đã trở thành thường quy và cả những dịch bệnh mới nổi. Trong số đó phải kể đến sốt xuất huyết, cúm A và đặc biệt là dịch bệnh Đậu mùa khỉ mà WHO mới ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Việc khẩn trương và chủ động trong công tác phòng chống, sẵn sàng ứng phó với tình huống dịch chồng dịch đã trở thành nhiệm vụ cấp bách, cần sự vào cuộc của các cấp ban, ngành và toàn xã hội.
aa
Chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm
Nhiều bện nhân đang điều trị bệnh sốt xuất huyết tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Chị Nguyễn Thị thùy Linh, ở tổ 6, phường Tân thịnh. TP Thái Nguyên bị sốt xuất huyết nặng đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Có lịch sử dịch tễ trở về từ vùng có dịch, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng sốt cao không hạ, tiểu cầu hạ rất thấp, có nguy cơ xuất huyết, nguy hiểm đến tính mạng.

Chị Nguyễn Thị thùy Linh chia sẻ: "Tôi từ Vũng Tàu về... 3 ngày đầu tôi chỉ sốt li bì, đau người, đi xét nghiệm xong người ta khuyên phải nhập viện gấp do tiểu cầu đã giảm quá mức".

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận trên 50 ca sốt xuất huyết, phần lớn đều có lịch sử dịch tễ từ vùng có dịch trở về, tuy nhiên cũng có những ca bệnh ghi nhận tại địa phương, không di chuyển đến vùng có dịch. Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã tăng cường rất nhiều biện pháp tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết. Mục tiêu chính là nâng cao nhận thức của người dân về sốt xuất huyết, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị.

Bác sỹ Nguyễn Thị Mai Huyền, Phó Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: "Bệnh sốt xuất huyết đanh không có thuốc điều trị đặc hiệu, hiện tại cũng chưa có vắc xin, nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết đanh nếu không được phát hiện chẩn đoán sớm để xử trí đúng thì người bệnh có thể bị suy tạng, bị xuất huyết nặng như xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não... có thể dẫn đến tử vong".

Anh Đặng Đinh Hoàng, ở phường Quan Triều, TP Thái Nguyên, đang điều trị sốt xuất huyết chia sẻ: "Em chưa bao giờ bị như thế này, bởi em nghĩ thanh niên rất khỏe,... qua đợt này em không chủ quan nữa và nhắc nhở mọi người cùng phòng chống dịch".

Thời gian gần đây, Thái Nguyên cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đang đối mặt với dịch cúm A. Mặc dù căn bệnh này năm nào cũng xuất hiện, chủ yếu vào mùa đông xuân khi thời tiết nồm ẩm, tuy nhiên năm nay, dịch lại bùng phát trái mùa, gây nhiều hoang mang cho người dân. Đặc biệt, nhiều trường hợp người bệnh mắc cúm A đã nói rằng “còn mệt mỏi và đáng sợ hơn mắc Covid”.

Chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận và điều trị hàng trăm ca được xác định nhiễm cúm A. Mặc dù đa số các ca cúm A được kê đơn điều trị tại nhà, nhưng một số trường hợp đặc biệt vẫn phải nhập viện điều trị như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Bà Hà Thị Lưu, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú Lương, đang điều trị tại viện cho biết: "Đang bình thường tự nhiên tôi thấy chóng mặt, ngây ngấy sốt, sáng hôm sau tôi bị nôn. ăn, uống đều bị nôn...".

Theo thống kê của ngành y tế, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận trên 1000 ca mắc cúm A. Dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên đối với một số trường hợp nhiễm cúm A sau khi mắc Covid-19 hoặc có sẵn bệnh lý nền, và đặc biệt là trẻ nhỏ, đối tượng có số mắc cúm A cao sẽ cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ.

Chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận trên 1000 ca mắc cúm A

Quay trở lại với đại dịch Covid-19 mà chúng ta vẫn đang đối mặt. Mặc dù đến nay chúng ta đã và đang kiểm soát khá tốt, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia y tế, dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, khó dự báo, nhất là về mức độ nguy hiểm, khả năng làm giảm hiệu quả vaccine và nguy cơ tăng bệnh nặng, tử vong. Thời gian gần đây, số ca mắc Covid-19 tại Thái Nguyên cũng như trên cả nước có dấu hiệu tăng trở lại. Đây là hồi chuông cảnh báo sau một thời gian cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới.

Ngay sau khi du lịch mở cửa trở lại, các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội trở về trạng thái bình thường, người dân bắt đầu lơ là, chủ quan với dịch Covid-19. Từ đó dẫn đến tình trạng các biện pháp phòng, chống dịch không được thực hiện nghiêm ngặt, và tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cũng giảm mạnh, đặc biệt là nhóm đối tượng tiêm các mũi nhắc lại và trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến số ca mắc Covid-19 thời gian gần đây tăng trở lại.

PGS.TS Dương Hồng Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: "Việc phòng nhiễm vi rút, việc đầu tiên chúng ta phải tiêm nhắc lại vắc xin mũi 4, những người chưa được tiêm hoặc tiêm đã quá lâu thì phải tiêm nhắc lại. Bởi vị vắc xin ngay cả khi đúng chủng loại cũng chỉ có giá trị tronh vòng 6 tháng. Duy trì đeo khẩu trang là một biện pháp không mấy tốn kém nhưng lại rất hiệu quả đối với người dân, nhất là đối với những người phải làm việc ở nơi công cộng".

Tại Thái Nguyên, những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 nhập viện điều trị có chiều hướng tăng nhẹ. Trước tình hình xuất hiện các biến chủng mới nguy hiểm, đặc biệt, chúng ta đang phải đối mặt với không chỉ một dịch bệnh mà là nhiều dịch bệnh truyền nhiễm khác nhau thì việc thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch vẫn là yêu cầu cấp bách. Đây cũng là vấn đề các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chú trọng.

Bác sỹ Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết thêm: "Chúng tôi khuyến cáo đến bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khi đến viện phải tăng cường công tác phòng chống dịch, 2K đó là đeo khẩu trang, sát khuẩn, khử khuẩn tay nhanh và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác. Chúng tôi cũng chuẩn bị những phương tiện phòng hộ, vật tư, trang thiết bị để đáp ứng một cách tốt nhất khi có dịch bệnh và số lượng bệnh nhân bị các bệnh dịch tăng lên".

Chủ động ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm
Việc phòng nhiễm vi rút, chúng ta phải tiêm vắc xin hoặc tiêm đã quá lâu thì phải tiêm nhắc lại

Thời gian gần đây, truyền thông thế giới đặc biệt quan tâm đến dịch bệnh Đậu mùa khỉ ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh này. Việt Nam mặc dù chưa ghi nhận ca bệnh nào, nhưng với cơ chế mở cửa trong tình hình mới như hiện nay thì nguy cơ dịch đậu mùa khỉ xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách về việc xây dựng các kế hoạch chuẩn bị ứng phó nếu dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam.

Một làn sóng bất thường của các ca bệnh Đậu mùa khỉ bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu khác, ngay cả khi dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Tính đến hiện tại, số ca mắc Đậu mùa khỉ trên thế giới đã vượt qua mốc 25.000 ca, với trên 10 ca tử vong.

PGS.TS Dương Hồng Thái, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: "Đây là dịch bệnh gần giống như bệnh đậu mùa, tuy nhiên mức độ lây lan rất nhanh và nó gây suy giảm miễn dịch của cơ thể, như vậy ta dễ bị mắc các bệnh phối hợp".

Để chủ động ứng phó nếu xảy ra tình huống dịch Đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến với các tỉnh thành trên cả nước nhằm thông tin chi tiết về dịch bệnh này cũng như các biện pháp phòng và điều trị cho cán bộ y tế. Các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng đã có những sự chủ động trong việc nghiên cứu và xây dựng các phương án dự phòng nếu dịch bệnh xảy ra.

Ông Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Dịch bệnh Covid-19 vừa rồi là một bài học lớn cho chúng ta về tất cả mọi mặt, trong đó có thái độ về việc ứng phó với dịch bệnh ngay từ đầu. Trong thời gian này chúng tôi đang xây dựng dự thảo về phòng chống dịch bệnh Đậu màu khỉ ở người để trình UBND tỉnh phê duyệt cho các phương án phòng chống dịch phù hợp trong giai đoạn hiện nay".

Mặc dù dịch đậu mùa khỉ chưa xảy ra tại nước ta, tuy nhiên trước tình hình hiện hữu nguy cơ dịch chồng dịch như hiện nay, không chỉ các cơ quan chức năng, ngành y tế mà mỗi người dân cần nâng cao hết mức ý thức phòng chống dịch.

Covid-19, sốt xuất huyết, cúm A và nhiều bệnh truyền nhiễm khác đang là thử thách mà chúng ta phải đối mặt. Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch thì tiêm vắc xin vẫn đang là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Không chỉ riêng vắc xin phòng Covid-19, các loại vắc xin khác phòng cúm mùa, đậu mùa sẽ là lá chắn hữu hiệu giúp chúng ta chống lại việc nhiễm bệnh hoặc giảm nhẹ nguy cơ bệnh trở nặng nếu mắc phải.

Thời điểm hiện tại, người dân đang có tâm lý chủ quan trước tình hình dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt, dẫn đến việc tỷ lệ tiêm các mũi vắc xin nhặc lại chưa đạt cao, và số trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tiêm đủ các mũi cơ bản cũng còn thấp.

Ông Hoàng Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên cho biết thêm: "Người dân cần chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến dịch bệnh cũng như biện pháp phòng chống; thường xuyên rửa tay, sát khuẩn, đeo khẩu trang khi đến nơi đông người".

Để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, ngành y tế Thái Nguyên đã và đang triển khai nhiều giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn dịch lây lan, tuy nhiên rất cần sự phối hợp từ phía mỗi người dân trong việc nâng cao ý thức phòng chống dịch bằng cách tiêm đủ các mũi vắc xin, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới, giữ vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, từ đó sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ dịch chồng dịch và dịch bệnh mới bùng phát./.

Thùy Chi - Quốc Hưng - Xuân Lộc

Tin mới hơn

Tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Vừa qua, tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã ghi nhận các ca bệnh bạch hầu do tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc bạch hầu đã tử vong ở tỉnh Nghệ An. Đây là căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan thành dịch và có nguy cơ tử vong cao, do vậy việc phòng bệnh đang là biện pháp được ngành Y tế tỉnh Thái Nguyên và người dân đặc biệt quan tâm.

Bị chấn thương phức tạp tầng sinh môn, bệnh nhi 5 tuổi được phẫu thuật cấp cứu thành công

Sau 6 ngày được Khoa Ngoại nhi, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu thành công, sức khỏe của bệnh nhi N, 5 tuổi ở Chợ Đồn, Bắc Kạn bị chảy máu vùng hậu môn, có vết rách từ hậu môn lên đến âm đạo do bị thanh sắt của máy cày đâm thẳng khi em trèo lên máy cày chơi và bị ngã trượt chân đã ổn định.

Bệnh vảy nến và cách điều trị

Vảy nến là bệnh da mạn tính, tiến triển thất thường, bệnh không gây tử vong nhưng ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng sống của người bệnh.

Bảo hiểm y tế - Chỗ dựa vững chắc tin cậy của người dân

Bảo hiểm y tế là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc.

Để trẻ có một mùa hè thật vui tươi và khoẻ mạnh

Sau một năm học căng thẳng và mệt mỏi, bạn nhỏ nào cũng mong chờ một mùa hè kỳ thú với vô vàn những khám phá, trải nghiệm thú vị. Để con có một mùa hè vui khỏe, đáng nhớ, việc quan tâm tới sức khỏe, dinh dưỡng và hoạt động giải trí bổ ích của trẻ luôn được các bậc phụ huynh chú trọng.

Tin bài khác

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Ngày 26/6, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ Y tế về việc công nhận bệnh viện được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Tạo sự bình đẳng về giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Tạo sự bình đẳng về giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ tình đề nghị HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về Quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế mà không phải là dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý. Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết nhằm tạo sự bình đẳng, không phân biệt về giá dịch vụ khám, chữa bệnh giữa người không có BHYT và người có BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh nâng cao chất lượng hoạt động.
Cẩn trọng với dịch não mô cầu

Cẩn trọng với dịch não mô cầu

Vừa qua, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã ghi nhận chùm 6 ca bệnh trong một gia đình, trong đó 2 người đã tử vong do viêm màng não mô cầu. Đây là căn bệnh nguy hiểm, dễ lây lan thành dịch và có nguy cơ tử vong cao, do vậy việc phòng bệnh đang là biện pháp được người dân đặc biệt quan tâm.
Giám sát hoạt động triển khai Chiến dịch toàn dân cho trẻ uống Vitamin A tại Thái Nguyên

Giám sát hoạt động triển khai Chiến dịch toàn dân cho trẻ uống Vitamin A tại Thái Nguyên

Sáng ngày 1/6, đoàn công tác của Viện Dinh dưỡng quốc gia - Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động triển khai chiến dịch Toàn dân đưa trẻ đi uống vitamin A trong ngày mùng 1 và mùng 2/6 của tỉnh Thái Nguyên. Đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại 2 xã Hà Thượng và Phú Xuyên của huyện Đại Từ.
Bị ung thư mũi xoang, người bệnh 93 tuổi được phẫu thuật thành công

Bị ung thư mũi xoang, người bệnh 93 tuổi được phẫu thuật thành công

Sau hơn 4 giờ phối hợp phẫu thuật tập trung, kíp bác sỹ các khoa: Tai - Mũi - Họng, Gây mê hồi sức và Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã phẫu thuật thành công cho người bệnh N.V.S 93 tuổi, ở phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên bị ung thư mũi xoang - một loại ung thư hiếm gặp từ trước đến nay.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc