Facebook Zalo youtube Tiktok

Chè bị chết do ngập úng - Bài học từ Chũng Na

Chè Thái - Trà Việt
Vừa qua, do mưa lớn kéo dài đã làm khoảng 2ha chè VietGAP của Tổ hợp tác làm chè VietGAP Ao Cang – Chũng Na, xã Bá Xuyên (T.P Sông Công) trên cánh đồng Soi Chè bị thối rễ và chết rút. So với diện tích chè ở nhiều địa phương khác, có thể diện tích trên chưa phải là nhiều nhưng đã ảnh hưởng một phần đến cuộc sống của người dân, khi thu nhập của họ chủ yếu là từ loại cây trồng này.
aa
che bi chet do ngap ung bai hoc tu chung na
Do mưa lớn kéo dài, khoảng 2ha chè VietGAP của Tổ hợp tác làm chè VietGAP Ao Cang – Chũng Na, xã Bá Xuyên (T.P Sông Công) bị chét rút không cho thu hoạch hoặc thu hoạch không đáng kể. Trong ảnh: Hội viên Tổ hợp tác tuốt lá héo vàng, vun xới gốc để cải tạo rễ chè

Được biết, từ năm 2001, một phần diện tích của cánh đồng Soi Chè được chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng chè cành theo Dự án trồng chè cành của Sở Khoa học và Công nghệ. Thực tế tại cánh đồng này trong những ngày gần đây cho thấy, nhiều diện tích chè đã bị héo vàng và lụi dần; ở một vài diện tích khác, búp chè bị xoăn và có màu vàng úa. Đặc biệt, 50% diện tích chè VietGap (khoảng 2ha) của 28 hộ hội viên trong Hợp tác xã đã bị chết rút không cho thu hoạch.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, chè bị úng và chết bởi cánh đồng này có đặc điểm hơi chũng, trong khi hệ thống thoát nước được xây dựng từ lâu, hoạt động kém hiệu quả. Cụ thể, 4km kênh mương cấp II, 6 cống trên các tuyến kênh do xã quản lý và gần 1,2km trong tổng số hơn 1,7km kênh mương được kiên cố hóa của Bá Xuyên đã xuống cấp, không đảm bảo tưới tiêu. Cũng chính bởi lẽ đó, thời điểm năm 2012-2013, nhiều diện tích chè trên cánh đồng này cũng đã từng bị chết do thiếu nước trầm trọng. Với những đặc điểm này, lẽ ra khi chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng chè, chính quyền địa phương nên cải tạo, quy hoạch lại hệ thống kênh mương sao cho phù hợp với cây trồng mới, hạn chế rủi ro khi thời tiết không thuận lợi.

Một nguyên nhân nữa được xác định là do, người trồng chè chưa thực hiện đúng kỹ thuật trồng như cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn nên đã ảnh hưởng một phần đến cơ chế thoát nước của cây chè. Đúng ra, chè phải được trồng hàng cách hàng từ 1,2m-1,5m và cây cách cây là 60cm nhưng bà con lại trồng với khoảng cách rất dày. Cùng với đó, ở một số diện tích, bà con đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật khiến đất bị lèn chặt, làm ảnh hưởng đến việc thoát nước khi có mưa. Việc chè bị táp lá và chết như thế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà quan trọng là thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Bởi, chè được sản xuất theo quy trình VietGAP bán ra thị trường với giá cao hơn từ 50.000-70.000 đồng/kg so với chè thường.

Dẫn chúng tôi đi thăm diện tích chè của gia đình, bà Đỗ Thị Tám, xóm Chũng Na xót xa: Gia đình tôi có 3 sào chè VietGAP thì có đến hơn 2 sào đang bị chết rút cho thu hoạch không đáng kể. Với diện tích này, trước đây, mỗi lứa tôi thu hoạch trên 50kg chè búp khô nhưng hiện nay, chỉ được chừng 5kg chè là nhiều. Hằng năm, khi hồ Núi Cốc xả lũ 1-2 ngày, chè cũng bị chết nhưng không nhiều. Nếu chè bị chết do thiếu nước còn dễ xử lý đó là chỉ cần bơm nước tưới nhưng khi đã bị thối rễ thì khó có thể hồi phục lại.

Tương tự nhà bà Tám, gia đình bà Đồng Thị Hòa ở xóm Ao Cang cũng có đến 50% diện tích chè không cho thu hoạch vì không nảy được búp. Theo bà Hòa thì diện tích chè bị chết (hơn 3 sào) dù có phá đi trồng lại cũng khó vì thời gian cho thu hoạch khá lâu (2 năm mới cho thu hoạch), chế độ chăm sóc chè non lại đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Hiện tại, gia đình bà Hòa đang thực hiện tuốt hết những lá chè bị héo và xới lại gốc với hy vọng chè khôi phục được phần nào.

Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Minh Tâm, Phó Trưởng phòng Kinh tế T.P Sông Công cho biết: Tổ hợp tác làm chè VietGAP Ao Cang - Chũng Na được thành lập cách đây 3 năm, thu hút 28 hội viên ở xóm Chũng Na và Ao Cang tham gia với diện tích gần 4ha chè cành giống LDP1, Phúc Vân Tiên. Bình quân mỗi năm, Tổ hợp tác cung cấp ra thị trường trên 15 tấn chè búp khô, cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, Tổ hợp tác đã thu hoạch được 5 lứa chè, năng suất đạt trên 6 tấn chè khô. Lứa chè gần đây, do mưa kéo dài làm một số diện tích không thoát được nước đã bị thối rễ, táp lá không cho thu hoạch hoặc thu không đáng kể.

Nhằm khắc phục tình trạng này, Phòng Kinh tế thành phố đã cử cán bộ trực tiếp xuống hướng dẫn bà con ngừng bón phân, lân, đạm mà tích cực xới gốc để cải tạo rễ. Tuy nhiên, qua theo dõi cho thấy, phần lớn rễ chè đã bị thối nên khả năng khôi phục không cao, nếu có chỉ được một phần nhỏ. Sau nửa tháng nữa, căn cứ vào diện tích không thể khôi phục, thành phố sẽ có phương án hỗ trợ cụ thể về hom giống, phân bón để người dân trồng chè mới ở vụ sau. Hiện nay, điều khiến bà con lo lắng nhất là đến tháng 11-2017, Giấy chứng nhận chè VietGAP của Tổ hợp tác làm chè VietGAP Ao Cang – Chũng Na sẽ hết hạn. Với diện tích chè bị chết như trên, liệu việc cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP có bị ảnh hưởng?.

Thực tế cho thấy, diện tích chè bị chết do ngập úng ở xã Bá Xuyên chưa phải là nhiều nhưng qua sự việc này, các địa phương khác nên rút ra bài học kinh nghiệm, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải lưu ý đến các yếu tố ảnh hưởng, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt. Với xã Bá Xuyên, chính quyền địa phương nên sớm có biện pháp cải tạọ cũng như quy hoạch lại hệ thống kênh mương để bà con yên tâm sản xuất ở những vụ sau.

Theo Baothainguyen.org.vn

Tin mới hơn

Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

Nâng cao chất lượng sản phẩm trà mang Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”

Những năm qua, việc hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng. Đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xây dựng, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho 25 sản phẩm. Đặc biệt, trong đó có 01 Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Tuy nhiên, hiện nay việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”vẫn còn khá phổ biến. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh công tuyên truyền để giúp người dân thực hiện các quy định trong việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm trà trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Tri thức trồng và chế biến Chè Tân Cương”

Ngày 5/4, UBND TP Thái Nguyên đã tổ chức công bố các Quyết định: Công nhận danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, công nhận xã Tân Cương đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022 và công nhận Điểm du lịch cộng đồng tại địa phương. Dự chương trình có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị và người dân các xã vùng chè Tân Cương.
Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

Lễ hội Hương sắc trà xuân - Tôn vinh giá trị văn hóa vùng chè Tân Cương

Ngày 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên đã tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023. Lễ hội diễn ra trong 1 ngày, gồm hai phần lễ và hội.
Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

Nhiều hoạt động văn hóa độc đáo sẽ diễn ra tại Lễ hội “Hương sắc trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

Thiết thực chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2023) và đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày mai 1/2 (tức 11 tháng Giêng âm lịch), tại Không gian Văn hóa Trà Tân Cương, UBND xã Tân Cương, TP Thái Nguyên sẽ tổ chức Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” Xuân Quý Mão năm 2023.
Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

[Megastory] Khởi nghiệp từ trồng chè hữu cơ

Khi Lê Sơn Hải từ bỏ theo đuổi nghề báo, về quê nối nghiệp nghề truyền thống của gia đình trồng chè, ít ai biết rằng anh đã trải qua phút giây tuyệt vọng. Tuy nhiên, bằng đam mê và nghị lực anh đã đưa được thương hiệu chè Việt sang "trời Tây".

Tin bài khác

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Đại Từ: Diện tích chè VietGAP đạt gần 1.100ha

Từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng chè búp tươi của huyện Đại Từ ước đạt 68.000 tấn, tương đương gần 90% kế hoạch năm và tăng trên 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Thúc đẩy sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao

Với việc thực hiện hiệu quả các đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thái Nguyên đã bước đầu phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo ra các sản phẩm OCOP đạt chất lượng cao. Qua đó, góp phần tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn tỉnh có 129 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm chè chiếm đến gần 90%. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia. Điều đó cho thấy việc phát triển các sản phẩm chè OCOP đạt tiêu chuẩn quốc gia còn không ít khó khăn.
Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Đại Từ: Nâng cao giá trị cây chè

Những năm qua, chè là cây trồng mũi nhọn của huyện Đại Từ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng, minh bạch về nguồn gốc, huyện Đại Từ đang tích cực phối hợp với cơ quan chuyên môn xây dựng, quản lý các vùng trồng chè an toàn gắn với cấp mã số vùng trồng.
Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Nâng cao giá trị sản phẩm chè

Là một trong những vùng sản xuất chè lớn của cả nước, với diện tích trên 22.000ha, chất lượng, thương hiệu chè Thái Nguyên đã được khẳng định. Thời gian vừa qua, bằng nhiều giải pháp đồng bộ, các ngành, địa phương đã nỗ lực nâng cao giá trị sản phẩm chè, qua đó, góp phần nâng cao thu nhập của người làm chè.
Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Quyết tâm xây dựng thương hiệu cho cây chè Văn Hán

Nhận thấy vùng chè Văn Hán, huyện Đồng Hỷ có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển song vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường. Từ năm 2020, chị Trần Thị Phương Thảo cùng các xã viên đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, thành lập Hợp tác xã (HTX) để liên kết những người nông dân có kinh nghiệm trồng, chế biến chè truyền thống của địa phương.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...