Gắn kết khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - đã psts 17.5
Dây chuyền sản xuất Trà Kombucha của Tập đoàn Vgreen.

Sản xuất đồ uống lên men được chế biến từ đặc sản nông nghiệp cây chè Thái Nguyên là kết quả của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, chế biến đồ uống giải khát lên men từ chè Thái Nguyên - Trà Kombucha” được thực hiện từ năm 2020. Nghiên cứu này đã góp phần đa dạng các sản phẩm từ cây chè của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Bà Phạm Lê Hương, đại diện Tập đoàn Vgreen chia sẻ: "Khi thực hiện đề tài này, chuyên gia có 1 phát hiện mới đó là trong trà có hoạt chất theanine, hoạt chất này rất tốt trong việc bảo vệ hệ tim mạch. Khi làm thử nghiệm này với các loại trà ở khu vực khác ngoài Thái Nguyên thì hoạt chất lại không đạt yêu cầu như mong muốn. Cho nên, vào thời điểm này, chỉ có trà trồng tại Thái Nguyên mới đáp ứng được".

Gắn kết khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội - đã psts 17.5
Sau 2 năm triển khai dự án “Nghiên cứu quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cát sâm”, đến nay, quy trình nhân giống cây cát sâm từ tự nhiên đã hoàn thành và bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm.

Cát sâm vốn là cây trồng tự nhiên mọc ở vùng đồi, rừng của tỉnh Thái Nguyên, loại cây dược liệu này được đánh giá là có nhiều tiềm năng khi chứa Saponin là hoạt chất quý có trong sâm Ngọc Linh hay Đông trùng hạ thảo. Sau 2 năm triển khai dự án “Nghiên cứu quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cát sâm”, đến nay, quy trình nhân giống cây cát sâm từ tự nhiên đã hoàn thành và bắt đầu đưa vào trồng thử nghiệm.

Thạc sĩ Vũ Thị Nguyên, Giảng viên Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên, Chủ nhiệm dự án cho hay: "Khi tôi đi điều tra tất cả các loại cây trồng, tôi thấy rằng cây cát sâm là loại cây có nguyên sản tại Thái Nguyên và ở các tỉnh miền núi cho nên có thể thích nghi được với nhiều loại đất và có thể trồng được trên đất đồi, bây giờ, thị trường đầu ra của cây cát sâm đang rất khan hiếm và mọi người đang đặt mua rất nhiều. Mục đích của đề tài là cây cát sâm thay đổi một số cây trồng kém hiệu quả trên đất đồi núi".

Gắn kết khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội là 1 trong những định hướng phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Thái Nguyên thời gian qua. Bằng chứng là trong giai đoạn từ 2016-2020, gần 120 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được triển khai, trong đó, có nhiều dự án được ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ đã giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ông Phạm Quốc Chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Ngay từ đầu nhiệm kỳ, ngành khoa học và công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh hiện có để hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ và các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên, trong đó, tập trung vào ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, và đặc biệt là các đề tài, dự án có ứng dụng khoa học và công nghệ và triển khai được ngay vào trong thực tiễn để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh".

Năm 2021, năm đầu triển khai kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2025, để tiếp tục gắn kết khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đẩy mạnh rà soát, xây dựng cơ chế chính sách, nhất là cơ chế chính sách mang tính đột phá để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội./.