Triển khai thí nghiệm điểm dạy và học Tiếng Hàn và Tiếng Đức trong chương trình phổ thông
Tỉnh Thái Nguyên có nhu cầu ngày càng tăng cao về việc tuyển dụng người lao động có trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn Quốc

Việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Ngoại ngữ 1 là quyết định môn học bắt buộc, gồm một trong các môn học: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, tiếng Nhật. Ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn, trong đó có tiếng Đức, tiếng Hàn.

Từ nhu cầu thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định chọn thí điểm dạy tiếng Hàn, tiếng Đức là ngoại ngữ 1 để học sinh chọn theo nhu cầu. Đối với tỉnh Thái Nguyên là địa phương có sự tăng trưởng đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Từ đó dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng cao về việc tuyển dụng người lao động có trình độ ngoại ngữ tiếng Hàn.

Em Hà Hoàng Linh, học sinh lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên cho biết: “Em cảm thấy rất thú vị khi được học tiếng Hàn. Đây là một ngôn ngữ mới nhưng em rất muốn thử sức để nâng cao khả năng của bản thân và em cũng thấy mình cần nâng cao khả năng ngôn ngữ để giao tiếp với mọi người trên thế giới”.

Em Trần Mai Phương Linh, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên cho biết thêm: “Em carmt thấy rất thích bộ môn tiếng Hàn. Ước mơ sau này của em là được đi du học bên Hàn Quốc. Muốn tiếp cận được ước mơ đó thì trước tiên mình phải học được tiếng Hàn đã. Và hàng ngày, lúc rảnh rỗi em thường lên Youtube xem những video người ta hướng dẫn trên đó để học theo”.

Việc thí điểm sẽ triển khai ở những nơi có nhu cầu và đảm bảo điều kiện thực hiện cả về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, có đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính vì vậy, để triển khai học tập những ngoại ngữ này ở cấp phổ thông cũng có những sự lo lắng, lo lắng của các thầy, cô giáo.

Triển khai thí nghiệm điểm dạy và học Tiếng Hàn và Tiếng Đức trong chương trình phổ thông
Việc triển khai dạy tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức là ngoại ngữ 1 trong bậc học phổ thông cần có sự chuẩn bị về nhân lực đào tạo và cơ sở vật chất

Cô giáo Đặng Thùy Giang, Trường THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên cho rằng: “Điều kiện tiên quyết để các em học ngoại ngữ là phải có môi trường. Làm như thế nào để có môi trường, đó là các em phải được giao tiếp với thầy cô nói ngôn ngữ bản địa. Thứ 2 là chúng ta phải có tài liệu, phần mềm, để chúng ta truy cập ứng dụng, có thể bắt chước phát âm hoặc chúng ta tìm những nguồn tài liệu để chúng ta bổ sung kiến thức ngữ pháp cho các bạn thực hành”.

Bà Lê Thị Thu Hà, Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du, thành phố Thái Nguyên cho biết ý kiến: “Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần phải có định hướng để cho học sinh tiếp cận được nhanh nhất, hiệu quả nhất. Và làm sao chúng ta phải giải quyết được bài toán về đội ngũ giáo viên để đáp ứng được nhu cầu của học sinh, phụ huynh học sinh trong thời điểm hiện nay. Thứ 2 là về cơ sở vật chất của nhà trường phải có phòng học và phương tiện đáp ứng được yêu cầu”.

Sau thời gian dạy thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc và tiếng Đức là ngoại ngữ 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đánh giá tính hiệu quả và khả năng, để xem xét việc đưa ra hai món học tiếng Hàn, tiếng Dức chính thức trở thành Ngoại ngữ 1 trong chương trình giáo dục phổ thông như các môn ngoại ngữ 1 khác.