Nghị quyết gồm 19 Điều và Phụ lục xác định nợ xấu, quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm.

Nguyên tắc xử lý nợ xấu là bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

nghi quyet ve xu ly no xau chinh thuc co hieu luc 38290
Hiện nay tổng nợ xấu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là trên 500 tỷ đồng, chiếm 1,28% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn

Sau khi Nghị quyết về xử lý nợ xấu có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo về triển khai Nghị Quyết xử lý nợ xấu của Quốc hội, đồng thời báo cáo cấp ủy chính quyền địa phương những vấn đề có liên quan. Được biết hiện nay tổng nợ xấu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là trên 500 tỷ đồng, chiếm 1,28% tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn.