Facebook Zalo youtube Tiktok

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Merkel mang nhiều thông điệp

Thế giới
Không chỉ nhằm tăng cường hơn nữa lòng tin chính trị song phương, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Thủ tướng Merkel còn mang theo nhiều thông điệp.
aa

Tìm kiếm một chiến lược hợp tác chung hiệu quả trong vấn đề thương mại được đánh giá mục tiêu hàng đầu của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong chuyến thăm Trung Quốc lần này. Đặc biệt trong bối cảnh, Mỹ vừa qua liên tục có những động thái gây tranh cãi như áp dụng hàng rào thuế quan đối với nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ, dấy lên nguy cơ về các xung đột và chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn.

Tầm quan trọng của Trung Quốc

Về chuyến đi đến Trung Quốc lần này của nữ Thủ tướng Đức, Angela Merkel có một vài điểm cần chú ý sau, trước hết, phải thấy rằng đây đã là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 11 của bà Merkel từ khi lên làm Thủ tướng Đức năm 2005, tức là trong chính sách đối ngoại của Đức, Trung Quốc là đối tác quan trọng bậc nhất của nước này.

chuyen tham trung quoc cua thu tuong duc merkel mang nhieu thong diep
Thủ tướng Đức Merkel (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: DPA.

Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức, với kim ngạch hàng năm đạt khoảng 187 tỷ euro, Mỹ giờ chỉ đứng ở vị trí thứ 3. Tức là về mặt thương mại thì từ nhiều năm qua, Đức-Trung Quốc đã là đối tác rất lớn của nhau. Và trong bối cảnh mà chính quyền Mỹ của ông Donald Trump thúc đẩy các chính sách bảo hộ như thời gian qua thì sự hợp tác Đức-Trung càng trở nên quan trọng hơn với cả hai nước.

Vì điểm chung lớn nhất của Đức và Trung Quốc trong quan hệ thương mại với Mỹ, là hai nước đều có thặng dư thương mại với Mỹ rất lớn, với Trung Quốc là thặng dư đến 276 tỷ euro trong năm 2017 với Mỹ còn Đức có thặng dư 50 tỷ euro. Vì thế, cả Đức và Trung Quốc đều trong tầm ngắm của chính quyền của ông Donald Trump, đều nhiều lần bị ông Trump đe doạ chiến tranh thương mại.

Ở thời điểm hiện tại thì quan hệ kinh tế Mỹ-Trung tạm thời giảm căng thẳng sau khi hai bên đạt được thoả thuận tránh chiến tranh thương mại tuần qua, dù thoả thuận này còn rất mong manh. Tuy nhiên, nước Đức vẫn có nguy cơ bị kéo vào chiến tranh thương mại với Mỹ. Vì vậy, việc tăng cường mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế với các cường quốc khác, ở đây là Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai và là đối tác thương mại số 1 của Đức, càng có ý nghĩa quan trọng hơn với chính phủ của bà Angela Merkel. Trước mắt thì nước Đức có thể tận dụng được một số điểm trong thoả thuận Mỹ-Trung tuần trước, như việc Trung Quốc cam kết giảm bớt thuế nhập khẩu ô tô, mà sẽ rất có lợi cho các doanh nghiệp ô tô hùng mạnh của Đức.

Vấn đề Iran

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, trong chuyến thăm đến Trung Quốc lần này, thương mại chỉ là ưu tiên số 2 của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, vì ưu tiên số 1 sẽ là bàn thảo về hồ sơ hạt nhân Iran.

Hồ sơ hạt nhân Iran mới là trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của bà Angela Merkel. Cả Đức và Trung Quốc đều là các bên ký kết của thoả thuận hạt nhân P5+1 với Iran năm 2015 và cả hai nước đều có lợi ích trong việc duy trì việc thực hiện thoả thuận này. Tuy nhiên, trong vấn đề này thì nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung ở vào tình thế khó khăn hơn nhiều so với Trung Quốc, vì các nước này bị kẹt giữa một bên là các lợi ích kinh tế ở Iran với một bên là quan hệ đồng minh truyền thống cực kỳ quan trọng với Mỹ.

Vì thế, muốn bảo vệ được thoả thuận 2015 và đối phó một cách hiệu quả với các lệnh trừng phạt mà Mỹ nhằm vào Iran thì các nước châu Âu cần phải huy động được sự ủng hộ toàn diện của tất cả các bên, gồm Nga, Trung Quốc, trong đó vai trò của Trung Quốc rất quan trọng. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nên có đủ sức mạnh kinh tế để can thiệp khi cần thiết.

Điều này có ý nghĩa then chốt bởi Iran từng nhiều lần tuyên bố rằng nước này sẽ chỉ tiếp tục thực hiện thoả thuận hạt nhân 2015 nếu như được bù đắp các thiệt hại về kinh tế do lệnh trừng phạt của Mỹ gây ra. Nói cách khác, là các nước châu Âu và Nga, Trung Quốc phải đảm bảo đem lại các lợi ích kinh tế khác cho Iran để bù vào thiệt hại do Mỹ trừng phạt. Vì thế, châu Âu rất cần một siêu cường kinh tế như Trung Quốc đồng ý gánh vác trách nhiệm cùng, nhất là xét trên thực tế Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu dầu lửa rất lớn từ Iran.

Tuy nhiên, để thuyết phục được Trung Quốc tham gia cùng châu Âu bù đắp thiệt hại kinh tế cho Iran và chống lại quyết định đơn phương từ bỏ thoả thuận hạt nhân của Mỹ là việc rất phức tạp. Vì Trung Quốc có những lợi ích và các mối ưu tiên khác so với châu Âu trong hồ sơ Iran. Bản thân Trung Quốc cũng cần tránh tạo ra xung đột trực diện với Mỹ, nhất là trong bối cảnh rủi ro chiến tranh thương mại giữa hai siêu cường kinh tế này vừa mới tạm được đẩy lùi. Vì vậy, có thể bà Angela Merkel sẽ thuyết phục được các lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ về mặt chính trị các quan điểm của châu Âu về hồ sơ hạt nhân Iran chứ thực tiễn Trung Quốc tham gia hành động ở mức độ nào là điều rất khó dự đoán.

Triển vọng quan hệ Đức-Trung sau này

Về mặt kinh tế, Đức và Trung Quốc từ nhiều năm qua đã là các đối tác kinh tế hàng đầu của nhau. Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Đức còn Đức không chỉ là đối tác thương mại số 1 của Trung Quốc ở châu Âu mà còn là địa điểm đầu tư có tầm chiến lược với rất nhiều tập đoàn Trung Quốc. Trong vài năm gần đây, các tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào Đức.

Tuy nhiên, trong câu chuyện này thì lại nảy sinh một vấn đề khác, đó là các đầu tư của Trung Quốc tập trung quá nhiều vào các ngành công nghiệp mũi nhọn được coi như tinh hoa của Đức, như công nghiệp chế tạo robot, năng lượng hay công nghệ ô tô tự hành… nên đang gây ra rất nhiều lo ngại từ phía Đức nói riêng và từ châu Âu nói chung về việc sẽ đánh mất ưu thế công nghệ.

Thời gian qua, chính phủ Đức đã phải ra nhiều quy định để kiểm soát chặt chẽ hơn các dự án đầu tư nước ngoài, mà chủ yếu là từ các tập đoàn Trung Quốc, vào các ngành mũi nhọn của nước này. Trong chuyến thăm Trung Quốc, chắc chắn bà Merkel sẽ đề cập đến chủ đề tương đối nhạy cảm này và theo truyền thông Đức thì bà Merkel sẽ yêu cầu thực hiện nguyên tắc “có đi, có lại”, tức cũng buộc Trung Quốc mở cửa mạnh hơn cho đầu tư nước ngoài vào một số lĩnh vực nội địa của Trung Quốc.

Về tổng thể, thì dù có một số e ngại về mặt chiến lược đầu tư, nhưng quan hệ kinh tế Đức-Trung sẽ vẫn phát triển mạnh và chặt chẽ hơn bởi đây là 2 trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã phát triển quan hệ thương mại quy mô rất lớn.

Mối quan hệ kinh tế tốt đẹp này sẽ củng cố quan hệ chính trị. Tuy nhiên, nước Đức hiện tại không mang những tham vọng chính trị và ngoại giao lớn của một cường quốc thế giới và cũng thiếu tiềm lực quân sự để gây ảnh hưởng ra bên ngoài, vì thế, trong quan hệ với Trung Quốc thì nước Đức chủ yếu tập trung vào khía cạnh kinh tế và ở một số hồ sơ quốc tế nhất định mà Đức có tham gia như hồ sơ hạt nhân Iran, chứ hoàn toàn không có khả năng Đức đi tìm kiếm các đối tác an ninh khác để thay thế nước Mỹ, vốn là đồng minh quan trọng nhất của châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay./.

Theo Quang Dũng/VOV-Paris

Tin mới hơn

Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực cải thiện uy tín của liên minh cầm quyền

Tin 24h ngày 22/11/2024

Theo thông tin từ Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam), Chủ tịch nước có Quyết định số 1267/QĐ-CTN ngày 21/11/2024 về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 940 và Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 940 (Trường Sĩ quan Không quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng).
Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực cải thiện uy tín của liên minh cầm quyền

Tin 24h ngày 20/11/2024

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định, nhà giáo vốn là những người sống trách nhiệm, bao dung, vị tha, do vậy, sẽ không chấp nhận sống giàu có, sung sướng, mà bên cạnh là những người nghèo khổ hơn.
Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực cải thiện uy tín của liên minh cầm quyền

Tin 24h ngày 18/11/2024

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva.
Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực cải thiện uy tín của liên minh cầm quyền

Điểm sự kiện từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024

Từ ngày 11/11 đến ngày 17/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực cải thiện uy tín của liên minh cầm quyền

Tin 24h ngày 17/11/2024

Siêu bão Man-yi “đe dọa tính mạng” tiếp tục hoạt động dữ dội ở Philippines.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 14/11/2024

Tin 24h ngày 14/11/2024

Chiều 13/11 (theo giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro, ngay sau lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Tin 24h ngày 12/11/2024

Tin 24h ngày 12/11/2024

Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Điểm sự kiện từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024

Từ ngày 4/11 đến ngày 10/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 10/11/2024

Tin 24h ngày 10/11/2024

Hồi 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 5km/giờ.
Tin 24h ngày 9/11/2024

Tin 24h ngày 9/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...