Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 30/3/2024

Thế giới
Đúng 18 giờ ngày 30/3/1954, đợt tiến công thứ hai của quân ta vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu. Lần này, quân ta không tiến đánh một vị trí đơn lẻ mà nổ súng tiến công trên toàn mặt trận, sử dụng nhiều chiến thuật, vừa tiến công vừa phòng ngự.
aa

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đợt tiến công thứ hai - 30 ngày đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam

Đợt tiến công kéo dài đến ngày 30/4, là trận đánh có quy mô lớn nhất, dai dẳng, kéo dài nhất, ác liệt nhất, giằng co giữa ta và địch. Sau đợt tấn công thứ 2, khu trung tâm Điện Biên Phủ đã nằm trong tầm bắn các loại súng của ta, quân địch rơi vào tình trạng bị động, mất tinh thần cao độ.

Tin 24h ngày 30/3/2024
Bị tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào dùng súng trường bắn tỉa địch. Ảnh: Tư liệu
Tin 24h ngày 30/3/2024
Các chiến sĩ xung kích của ta tấn công một vị trí của địch trên khu đồi C.
Tin 24h ngày 30/3/2024
Ngày 14/4/1954, ta tấn công vị trí phía Bắc sân bay Mường Thanh, tiêu diệt một đại đội của địch.
Tin 24h ngày 30/3/2024
Đại bác của ta yểm trợ cho đội xung kích tiến sâu vào sân bay Mường Thanh.
Tin 24h 30/3/2024
Xe tăng 18 tấn của địch phản công nhưng đã bị pháo của ta bắn trúng tại sân bay Mường Thanh.

Thời tiết ngày 30/3: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có khả năng xảy ra một đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt.

Khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ C.

Ngoài ra, ngày 30/3, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ C.

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước:

Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa vài nơi; ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất 22-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp: 20-23 độ C, có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C, riêng khu Tây Bắc 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C, vùng núi có nơi dưới 20 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C.

Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, riêng vùng núi phía Tây có nơi nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C, riêng vùng núi phía Tây 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng - Bình Thuận có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, phía Bắc có nơi nắng nóng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3.Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-35 độ C, phía Bắc có nơi trên 35 độ C.

Khu vực Tây Nguyên có mây, tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Nam Bộ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi; ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh Nhiệt độ thấp nhất 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Mưa đá còn xuất hiện nhiều ở miền Bắc trong thời gian tới

Theo chuyên gia, hiện tượng trời bỗng dưng tối sầm và sau đó xảy ra mưa đá có thể lặp lại vào ngày 5/4 hoặc 6/4 ở các tỉnh miền Bắc do sự giao tranh giữa khối khí lạnh tràn xuống với đợt nắng nóng đang diễn ra.

Ngày 5-6/4 có thể tiếp tục xảy ra mưa đá

TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, nguyên nhân xảy ra hiện tượng này là do sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các tầng khí quyển. Khoảng thời gian từ 31/3-4/4 xảy ra một đợt nắng nóng khiến nền nhiệt bề mặt đất tăng cao thuận lợi cho việc bốc hơi nước.

Hiện tượng trời bỗng dưng tối sầm và sau đó xảy ra mưa đá có thể lặp lại vào ngày 5/4 hoặc 6/4 ở các tỉnh miền Bắc. Cụ thể, đến ngày 5/4 hoặc 6/4 có không khí lạnh về sẽ gây sự ngưng tụ hơi nước với mật độ cao và hình thành các cột mây cao từ 8.000-10.000 mét, nơi hơi nước kết tinh thành các tinh thể đá. Các tinh thể nước đá bị lực hấp dẫn làm rơi xuống tầng thấp hơn, nhưng chúng lại bị hơi nóng từ bề mặt đất đẩy ngược lên tầng trên lạnh hơn và kết tinh thêm hơi nước cho đến khi nào hình thành cục đá đủ lớn và chống lại được lực đẩy của hơi nóng thì nó rơi xuống đất thành mưa đá.

Khi quan sát thấy bầu trời đen kịt là lúc mà cột mây đậm đặc và cao che kín ánh sáng mặt trời. Khi đó mọi người nên vào nhà tránh trú, đưa xe cộ vào nơi có mái che kẻo vỡ gương, vỡ đèn. Mưa đá nếu xảy ra chỉ trong khoảng thời gian ngắn dưới 20 phút và thường không lặp lại trong cùng 1 ngày ở 1 địa điểm.

Phòng ngừa thiệt hại do mưa đá

Ông Vũ Anh Tuấn, Phó phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc đang chịu tác động của ba hình thái thời tiết. Đó là không khí lạnh yếu liên tục tăng cường xuống miền Bắc, vùng áp thấp nóng phía tây phát triển mở rộng và hội tụ gió ở độ cao 5.000 m di chuyển từ tây sang đông.

Tổ hợp ba yếu tố này kết hợp tạo nên xáo động không khí rất lớn ở Bắc Bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi", ông Tuấn nói, cho rằng hiện tượng này không bất thường. Hàng năm, mưa đá xuất hiện vào thời điểm giao mùa từ lạnh sang nóng (từ tháng 2 đến 5) hoặc ngược lại từ nóng sang lạnh (tháng 10-11).

Theo chuyên gia, việc dự báo mưa dông, mưa đá tương đối khó vì phải xác định được khu vực hội tụ gió cũng như xáo động lớn trong không khí. Ngay cả khi xác định được khu vực có xáo động lớn thì cũng chưa chắc đã xảy ra mưa dông, mưa đá. Hiện, cơ quan khí tượng chỉ dự báo được trước 24 giờ và cảnh báo trước 30 phút đến 3 giờ với các khu vực cụ thể.

Để giảm thiểu thiệt hại do mưa đá, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai khuyến cáo người dân cần nhận biết các dấu hiệu. Đó là đám mây hình bầu vú đen sẫm kéo đến, gió mạnh, nhiệt độ không khí giảm mạnh. Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, người dân nên dừng lại tìm chỗ trú ẩn, đội mũ bảo hiểm tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.

Người dân cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố mái, những chỗ trọng yếu nên sử dụng vật liệu có thể chống chịu va đập. Mái nhà nên dốc xuống hai bên giúp giảm lực tác động từ mưa đá. Với hoa màu dễ bị nát dập, người dân có thể dựng giàn che dọc theo luống.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cam kết: 'Năm nay sẽ không thiếu điện như 2023'

Trả lời báo chí về lo ngại thiếu điện trong mua khô 2024, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định năm nay sẽ không lặp lại tình trạng thiếu điện ở miền Bắc như năm ngoái.

Lo thiếu điện, nhà đầu tư kêu lên Thủ tướng

Năm ngoái, thiếu điện xảy ra tại miền Bắc trong nửa cuối tháng 5, đầu tháng 6 để lại nhiều ảnh hưởng trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Một số khu công nghiệp thời điểm đó cắt điện có báo trước, với tần suất 1-2 lần một tuần.

Lo ngại tình trạng thiếu điện lặp lại, tạo cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 19/3, đại diện cho nhiều cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài gọi sự cố này là nghiêm trọng và đề nghị Chính phủ có phương án đảm bảo nguồn điện.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Nguyễn Thế Hữu - Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, hết quý I/2024 tăng trưởng phụ tải là hơn 11%, cao hơn so với dự báo.

Vì vậy, để đảm bảo cung cấp điện, từ cuối năm 2023 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về đảm bảo cung ứng điện của năm 2024, nhất là những giải pháp cung ứng điện cho các tháng cao điểm mùa khô. Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng ban hành chỉ thị đảm bảo cung ứng điện, đặc biệt là các tháng cao điểm mùa khô.

Trong đó, tập trung nguồn lực hoàn thành công trình nguồn và lưới điện, tăng trưởng khả năng truyền tải, đặc biệt là công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Đồng thời, đảm bảo cung cấp đủ, liên tục nhiên liệu cho phát điện gồm than là chính; tăng cường năng lực giám sát kiểm tra tình hình vận hành nhà máy cung ứng điện, khắc phục sự cố xảy ra; điều tiết hợp lý các thủy điện, dự phòng công suất ở mức cao nhất cho cao điểm mùa khô; tăng cường rà soát các đường dây truyền tải điện, kiểm tra khắc phục khiếm khuyết, hạn chế cao nhất sự cố; tuyên truyền tiết kiệm điện…

Năm nay sẽ không thiếu điện như năm 2023

Tin 24h 30/3/2024
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định "năm nay sẽ không thiếu điện như 2023 và nguồn cung được đảm bảo trong các năm tới".

Ông Tân cũng cho biết, rút kinh nghiệm năm ngoái, Bộ Công Thương cùng Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đổi mới lập kế hoạch điều hành điện. Bộ cũng đưa ra các kế hoạch cung ứng, nguyên nhiên liệu cho sản xuất điện, gồm phương án riêng cho những tháng cao điểm mùa khô, để đảm bảo cung ứng.

Tại tọa đàm hôm 19/3, lãnh đạo EVN cho biết tập đoàn này sẽ tăng huy động các nguồn điện giá cao và năng lượng tái tạo để năm nay không thiếu điện.

Cụ thể, EVN sẽ tăng mua nguồn điện than khoảng 145%, điện gió thêm 25% và mặt trời là 19% so với năm ngoái.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản xuất và phân phối điện tăng trưởng 11,97% trong quý đầu năm, cao hơn dự báo. Tuy nhiên, tình trạng nắng nóng gay gắt diện rộng do hiện tượng El Nino có thể gây sức ép về cung cấp đủ điện những tháng tới.

Để đảm bảo nguồn cung, Bộ Công Thương cho biết, ngành điện tập trung nguồn lực hoàn thành các công trình nguồn, lưới điện, đặc biệt là đảm bảo đúng tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối kéo điện ra Bắc.

Bộ cũng theo dõi nhu cầu sử dụng điện, diễn biến thời tiết, thủy văn để ứng phó theo các kịch bản từng quý, tháng 2024.

Ngoài ra, các cơ chế tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư năng lượng tái tạo, hay cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA)... cũng được cơ quan này đẩy nhanh hoàn thiện.

Hưng Yên: Người phụ nữ nguy kịch vì bị ngạnh cá trê đâm vào tay gây nhiễm khuẩn máu

Ngày 30/3, theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của Bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ, 57 tuổi (đến từ tỉnh Hưng Yên) trong tình trạng nguy kịch vì bị ngạnh cá trê đâm vào tay

Bệnh nhân được cơ sở y tế khác chuyển đến với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết - viêm mô bào tay phải.

Bệnh nhân có tiền sử viêm khớp dạng thấp nhiều năm, uống thuốc nam thường xuyên. Bệnh nhân làm nghề bán cá. Cách vào viện 7 ngày, bệnh nhân bị ngạnh cá trê đâm vào mu bàn tay. Sau một ngày xuất hiện sốt, phỏng nước vàng tại vùng tổn thương ở mu tay, đau nhiều, lan nhanh chóng lên vùng cánh cẳng bàn tay phải.

Gia đình đã đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế và được chẩn đoán: Viêm mô bào tay phải. Tuy nhiên sau 5 ngày điều trị tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Đột phá: Đưa protein "quái vật bất tử" vào tế bào người

Trong các thí nghiệm ở Mỹ, tế bào người đã đạt được một số khả năng "bất tử" giống Tardigrade khi protein của sinh vật này được đưa vào.

Theo Science Alert, thử nghiệm từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Wyoming (Mỹ) có thể mở được cho một loạt ứng dụng y học đột phá, cứu sống nhiều mạng người cũng như giúp chúng ta chạm gần hơn đến giấc mơ "trường sinh bất lão", nhờ một trong các yếu tố giúp tardigrade "bất tử".

Tardigrade, tức bọ gấu nước, là một sinh vật hoàn toàn dị biệt.

Nhỏ bé nhưng dường như không có gì phá hủy nổi, một số tardigrade sống được trong nước gần như sôi, trong lòng đất băng lạnh, hồi sinh và tiếp tục sinh sản sau hàng chục năm bị khô cong giữa sa mạc tử thần Atacama của Chile...

Thậm chí người ta hoài nghi nó đã bám theo các tàu vũ trụ và trở thành loài độc chiếm Mặt Trăng ngay lúc này.

Cơ thể tardigrade đầy những thứ giúp nó bất tử. Nhưng nhóm nghiên cứu Mỹ đã tập trung vào một protein đặc biệt gọi là CAHS D, được biết đến với khả năng giúp nó sống sót dù cơ thể bị khô nhiều năm.

Khi đưa protein này vào tế bào người trong phòng thí nghiệm, nó đã giúp các tế bào có khả năng làm chậm các quá trình sinh học, từ đó chống chịu các căng thẳng xảy ra do điều kiện cực đoan và cả quá trình lão hóa tự nhiên.

Phát hiện của chúng tôi mở ra một con đường để theo đuổi các công nghệ tập trung vào việc tạo ra sự cân bằng sinh học trong tế bào và thậm chí toàn bộ sinh vật để làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường khả năng lưu trữ và tính ổn định" - các tác giả cho biết.

Ngoài ra, nó có thể được ứng dụng vào các phương pháp điều trị trong đó tế bào cần được lưu giữ an toàn, làm chậm quá trình hư hại tự nhiên khi thiếu đi các điều kiện cần thiết để hoạt động bình thường, ví dụ như trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng đang tìm hiểu xem protein "bất tử" này có thể ổn định các phẩm máu quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh di truyền hay không.

Sẽ cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để biến bước khởi đầu này thành những ứng dụng được áp dụng rộng rãi trong y học.

Phục dựng gương mặt hoàng đế Trung Quốc từ thế kỷ VI nhờ mẫu ADN cổ đại

Các mẫu ADN cổ đại được thu thập từ hài cốt của một vị hoàng đế Trung Quốc ở thế kỷ thứ VI, đã giúp tái dựng gương mặt của vị hoàng đế này. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology ngày 28/3.

Theo đó, ADN trên thuộc về hài cốt của Chu Vũ Đế (Emperor Wu). Ông là Hoàng đế thứ ba của nhà Bắc Chu thời Nam Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì từ năm 560 - 578, tổng cộng 18 năm.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy phần mộ của Chu Vũ Đế ở khu vực Tây Bắc Trung Quốc vào năm 1996. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích vật liệu di truyền từ hài cốt của vị hoàng đế này, trong đó gồm một hộp sọ gần như hoàn chỉnh. Nhờ phần hài cốt tìm được, nhóm nghiên cứu đã có thể thu thập thông tin về ngoại hình, sức khỏe và tổ tiên của Chu Vũ Đế. Vị hoàng đế này có xuất thân từ bộ tộc Tiên Ti và nơi từng sinh sống của bộ tộc này hiện nay là Mông Cổ và phía Bắc Trung Quốc. Phân tích bộ gene được giải trình tự từ ADN cho thấy Vũ Đế có mắt màu nâu, tóc đen và màu da sẫm đến trung tính.

Ông Shaoqing Wen, đồng tác giả nghiên cứu và là Phó Giáo sư tại Đại học Phúc Đán, cho rằng một số học giả cho biết người Tiên Ti có ngoại hình kỳ lạ, chẳng hạn như râu rậm, sống mũi cao và tóc vàng. Phân tích của nhóm khoa học cho thấy Chu Vũ Đế có những đặc điểm khuôn mặt điển hình của người Đông Á hoặc Đông Bắc Á.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thông tin di truyền từ hài cốt, bao gồm cả hộp sọ của Chu Vũ Đế để tưởng tượng ra khuôn mặt của ông, sau đó tạo ra bản tái tạo khuôn mặt 3D.

Ông Tobias Houlton, giảng viên về nhận dạng sọ và mặt và hình ảnh pháp y tại Đại học Dundee, cho biết nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu về Chu Vũ Đế, với khuôn mặt được tạo dựng gần đúng một cách thuyết phục. Ông cũng nói thêm rằng chỉ dựa vào phần còn lại của bộ xương không thể dự đoán được các chi tiết về màu sắc của da, tóc và mắt.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã không đưa ra thông tin chi tiết hình thái như độ dày của da, cơ và mỡ bao bọc xương mặt, vị trí nhãn cầu, hình dạng lông mày, chiều rộng mũi và độ dày của môi, và những yếu tố có thể được đưa vào trong quá trình tái tạo khuôn mặt.

Ngoài diện mạo, các nhà nghiên cứu cũng có ý định tìm ra nguyên nhân khiến Chu Vũ Đế chết. Theo tài liệu sử học, hoàng đế đột ngột qua đời ở tuổi 36 và một số ghi chú cho rằng nguyên nhân cái chết có thể là do bệnh tật hoặc bị đầu độc. Tuy không thể tìm thấy bằng chứng xác thực về lý do Chu Vũ Đế qua đời, song nhóm nghiên cứu đã phát hiện khả năng di truyền về đột quỵ và điều này có thể giải thích cho một số triệu chứng mà các nhà sử học đã chỉ ra ở Chu Vũ Đế, gồm sụp mí mắt, mù lòa và dáng đi bị ảnh hưởng./.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Tin 24h ngày 26/7/2024

Đại diện chính quyền và các bộ, ngành của Iran cũng như nhiều phái đoàn ngoại giao quốc tế tại quốc gia Trung Đông này đã đến viếng, chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thế giới ghi nhận ngày 22/7 là ngày nóng nhất trong lịch sử

Theo dữ liệu sơ bộ từ cơ quan giám sát của Liên minh châu Âu (EU), thứ hai (ngày 22/7) được ghi nhận là ngày nóng nhất trong lịch sử.

Tin 24h 22/7/2024

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố sáu luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Tin 24h ngày 17/7/2024

Liên quan vụ người Việt bị thiệt mạng tại Bangkok, Thái Lan, tại buổi họp báo được tổ chức tối 16/7, Trung tướng Thiti Saengsawang, Tư lệnh Cảnh sát Thủ đô Bangkok cho biết quá trình điều tra sơ bộ bước đầu xác nhận các nạn nhân không tự sát mà đã bị sát hại.

Tin 24h ngày 15/7/2024

Theo quy định mới của Luật BHXH sửa đổi 2024, người lao động thuộc khối quân đội, công an nhân dân có thể về hưu trước tuổi trong trường hợp nào, mức lương được tính ra sao?

Tin bài khác

Điểm sự kiện từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024

Điểm sự kiện từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024

Từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h 14/7/2024

Tin 24h 14/7/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Tin 24h ngày 13/7/2024

Tin 24h ngày 13/7/2024

Liên quan đến vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Km11 trên Quốc lộ 34, thuộc thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê (Hà Giang), đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã xác định được danh tính 10 người tử vong
Tin 24h ngày 12/7/2024

Tin 24h ngày 12/7/2024

Luật Trật tự, ATGT vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/6, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 bổ sung thêm một số quy định mới mà lái xe cần lưu ý.
Tin 24h ngày 10/7/2024

Tin 24h ngày 10/7/2024

Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc