Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 13/2/2024

Thế giới
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/2 (mùng 4 Tết), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.
aa

Thời tiết mùng 4 Tết (13/2): Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng

Tin 24h ngày 13/2/2024
Bắc Bộ và Tây Nguyên và Nam Bộ trời nắng.

Dự báo thời tiết các khu vực trên cả nước:

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 17-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 24-26 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C, có nơi dưới 13 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C, có nơi trên 26 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C. Nhiệt độ cao nhất 23-26 độ C.

Khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nhiều mây, phía Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía Nam có mưa vài nơi. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 22-25 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng - Bình Thuận phía Bắc nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng; phía Nam có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3.

Khu vực Tây Nguyên có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 16-19 độ C. Nhiệt độ cao nhất 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.

Nam Bộ có mây, ngày nắng, riêng miền Đông có nơi nắng nóng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 22-25 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, riêng miền đông có nơi trên 35 độ C.

Hướng dẫn mới nhất về bảo hiểm thất nghiệp áp dụng từ ngày 15-2

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) vừa ban hành Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Việc làm. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15-2-2024. Theo đó, có một số thay đổi kể từ ngày 15-2-2024 mà người lao động cần lưu ý, cụ thể:

Hướng dẫn hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi công ty không có người đại diện

Để giải quyết vướng mắc về việc xin giấy xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), Bộ LĐ-TB-XH đã bổ sung thêm quy định sau đây:

Người lao động tại đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền có nhu cầu chấm dứt hợp đồng lao động để hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) thì người lao động đề nghị Sở LĐ-TB-XH hoặc Bảo hiểm xã hội (BHXH) cấp tỉnh thực hiện theo quy trình tại điểm h khoản 2 Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ- CP.

Theo đó, tại công ty không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền, nếu người lao động có nhu cầu nghỉ việc hưởng BHTN thì chủ động đề nghị Sở LĐ-TB-XH hoặc BHXH cấp tỉnh làm thủ tục xác nhận.

Bổ sung hướng dẫn tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, mỗi tháng hưởng TCTN vẫn được tính từ ngày người lao động bắt đầu hưởng trợ cấp đến ngày đó của tháng sau trừ 1 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp trường hợp tháng sau không có ngày tương ứng thì ngày kết thúc của tháng hưởng TCTN là ngày cuối cùng của tháng đó.

Thay đổi công thức tính thời gian bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, thời gian đóng BHTN được bảo lưu được xác định theo công thức sau: Thêm trường hợp được bảo lưu BHTN; Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo lưu BHTN, đó là trường hợp người lao động được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng TCTN.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng BHTN khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Còn nếu người lao động có thời gian đóng BHTN dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:

Số tháng đóng BHTN được xác nhận bổ sung để bảo lưu = Số tháng đóng BHTNđã xét hưởng TCTN + Số tháng đóng BHTN xác nhận bổ sung - Số tháng đóng BHTN tương ứng với số tháng đã nhận tiền TCTN - Số tháng đóng BHTN tương ứng số tháng bị tạm dừng hưởng TCTN.

Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm 1 trường hợp được tính bảo lưu BHTN, đó là trường hợp người lao động được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung thời gian đóng BHTN sau khi chấm dứt hưởng TCTN.

Nếu người lao động có thời gian đóng BHTN từ 36 tháng trở lên làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung sẽ được bảo lưu để làm cơ sở tính hưởng BHTN khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHTN dưới 36 tháng làm căn cứ để giải quyết hưởng TCTN thì thời gian đóng bảo hiểm được cơ quan BHXH xác nhận bổ sung được bảo lưu theo nguyên tắc sau:

Số tháng đóng BHTN được xác nhận bổ sung để bảo lưu = Số tháng đóng BHTN đã xét hưởng TCTN + Số tháng đóng BHTN xác nhận bổ sung - Số tháng đóng BHTN tương ứng với số tháng đã nhận tiền TCTN - Số tháng đóng BHTN tướng ứng số tháng bị tạm dừng hưởng TCTN.

Hai trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN

Cũng theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, người lao động cần lưu ý 2 trường hợp không được bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa được hưởng TCTN.

Trường hợp 1: Người lao động đóng BHTN trên 144 tháng thì chỉ được giải quyết hưởng tối đa 12 tháng TCTN còn số tháng còn lại chưa được giải quyết hưởng TCTN sẽ không được bảo lưu.

Trường hợp 2: Số tháng lẻ chưa hưởng BHTN được bảo lưu tại quyết định hưởng sẽ không được bảo lưu khi người lao động thuộc một trong 3 trường hợp: 1 - Không đến nhận tiền TCTN, 2 - Bị hủy quyết định hưởng TCTN, 3 - Bị chấm dứt hưởng TCTN.

Thông tư 15 nêu rõ, các trường hợp không đến nhận tiền TCTN, bị hủy quyết định hưởng TCTN, bị chấm dứt hưởng TCTN thì thời gian đóng BHTN được bảo lưu không bao gồm số tháng đóng BHTN chưa được giải quyết hưởng TCTN tại Quyết định về việc hưởng TCTN đã được cơ quan BHXH bảo lưu.

Bỏ quy định về các trường hợp không cần thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng

Cụ thể, khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH nêu rõ, bãi bỏ khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH.

Như vậy, từ ngày 15-2-2024, không còn trường hợp người lao động được miễn thông báo về tình hình tìm kiếm hằng tháng. Thay vào đó, các trường hợp này được bổ sung vào nhóm các trường hợp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm.

Theo đó, người lao động tuy không phải trực tiếp thông báo tình hình tìm kiếm việc làm nhưng phải thông tin cho trung tâm dịch vụ việc làm (thông qua điện thoại, thư điện tử, fax, ...) về lý do không phải trực tiếp đến thông báo và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của hạn thông báo, đồng thời gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp không phải thông báo trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm.

Người lao động được đề nghị hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi hưởng TCTN

Theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, trường hợp người lao động đang hưởng TCTN tại một địa phương mà đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác, Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động được hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng TCTN.

Trường hợp đã chuyển nơi hưởng TCTN, sau đó đề nghị và được hỗ trợ học nghề tại địa phương khác nơi đang hưởng TCTN thì Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đề nghị hỗ trợ học nghề gửi 1 bản quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho Trung tâm dịch vụ việc làm nơi ban hành quyết định hưởng.

Luật Đất đai 2024: Bắt buộc hoà giải tất cả các loại tranh chấp đất đai tại xã trước khi ra toà

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội thông qua ngày 18-1 và chính thức có hiệu lực từ 1-1-2025, trừ quy định về hoạt động lấn biển; việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất và nội dung sửa đổi Luật Lâm nghiệp.

Phải hoà giải tranh chấp đất đai tại xã trước

Theo Điều 235 Luật Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, luật mới quy định trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định (toà án hoặc UBND cấp có thẩm quyền), các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, trừ địa bàn không thành lập đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc UBND cấp huyện.

Dù vậy, hiện tại theo theo hướng dẫn tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Còn đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Có lẽ trong thời gian tới, TAND Tối cao sẽ có hướng dẫn mới về điều kiện khởi kiện với tranh chấp đất đai để phù hợp với quy định mới tại Luật Đất đai 2024.

Thủ tục hoà giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã

Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai.

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai (Thời gian này đã được rút ngắn hơn so với quy định hiện nay, Luật Đất đai 2013 quy định thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai).

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của UBND cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

Đáng chú ý, trường hợp hòa giải thành và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, các bên tham gia hòa giải phải gửi văn bản công nhận kết quả hòa giải thành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

Bình Thuận: Cháy tàu cá, thiệt hại 3,6 tỷ đồng

Sáng 13/2, Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận cho biết vừa xảy ra vụ cháy hoàn toàn một tàu cá khi đang neo đậu thuộc bãi trước phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), không có thiệt hại về người. Hiện Bộ đội biên phòng tỉnh đang phối hợp cùng các lực lượng và chính quyền địa phương triển khai các phương án đề phòng sự cố ô nhiễm dầu có thể xảy ra.

Trước đó, vào tối ngày 12/2, tàu cá BV 90981 TS, công suất 480 CV, trên tàu có 3 lao động do ông Trần Ngọc Hữu (trú tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm thuyền trưởng, đang neo đậu cách bờ khoảng 1 hải lý (thuộc bãi trước phường Mũi Né) thì bất ngờ bốc cháy.

Tại thời điểm xảy ra cháy, thời tiết trên biển gió lớn nên đám cháy lan nhanh và bùng phát mạnh.

Tiếp nhận vụ việc, đồn Biên phòng Mũi Né (Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận) đã nhanh chóng triển khai lực lượng cán bộ, chiến sĩ, huy động 3 xuồng máy của ngư dân phối hợp cùng các lực lượng, chính quyền địa phương và 3 tàu cá của ngư dân đang neo đậu trong khu vực tàu cá bị nạn tiến hành dập lửa. Tuy nhiên gió lớn, ngọn lửa bùng phát dữ dội, trong khi đó tàu cá neo đậu cách bờ khoảng 1 hải lý nên các phương án tiếp cận và triển khai phương án dập lửa gặp nhiều khó khăn.

Hậu quả, tàu cá BV 90981 TS bị cháy hoàn toàn và chìm (ước tính thiệt hại khoảng 3,6 tỷ đồng), không thiệt hại về người. Tại thời điểm xảy ra vụ cháy trên tàu cá BV 90981 TS có khoảng 7.000 đến 8.000 lít dầu.

Hiện Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Thuận tỉnh đang phối hợp cùng các lực lượng triển khai các biện pháp đề phòng sự cố ô nhiễm dầu trên biển có thể xảy ra từ tàu cá BV 90981 TS.

Nhiều trường đại học vẫn tuyển sinh bằng học bạ

Với xu hướng đa dạng phương thức tuyển sinh, năm 2024, một số trường đại học có sự cạnh tranh cao đã thay thế hình thức xét tuyển học bạ bằng những hình thức khác để nâng cao chất lượng nguồn tuyển. Song, trong bức tranh tuyển sinh chung, xét tuyển từ điểm học tập ba năm Trung học Phổ thông vẫn là phương thức được đa số các trường đại học lựa chọn (tính đến thời điểm này có hơn 60 trường), bao gồm cả các trường đại học tốp đầu.

Xét tuyển học bạ cùng các điều kiện kèm theo

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội yêu cầu điều kiện đăng ký xét tuyển học bạ Trung học Phổ thông đối với các ngành đào tạo giáo viên là: Học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 có hạnh kiểm tất cả 6 học kỳ cấp Trung học Phổ thông đạt loại Tốt và học lực 3 năm đạt từ Giỏi trở lên.

Riêng đối với ngành sư phạm tiếng Pháp, nếu thí sinh là học sinh hệ song ngữ tiếng Pháp thì điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại Giỏi; đối với ngành sư phạm Công nghệ, điều kiện về học lực là lớp 12 đạt loại Giỏi.

Đối với các ngành khác (ngoài sư phạm), thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 có hạnh kiểm tất cả 6 học kỳ và học lực 3 năm cấp Trung học Phổ thông đạt từ Khá trở lên.

Xét tuyển học bạ cũng là một trong các phương thức xét tuyển được Trường Đại học Giao thông Vận tải duy trì năm nay. Trường sử dụng kết quả học tập Trung học Phổ thông để xét tuyển với hầu hết các ngành tuyển sinh.

Điều kiện là thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 cộng điểm trung bình lớp 11 cộng điểm trung bình lớp 12) cộng điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên (ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào từng ngành sẽ thông báo chi tiết sau), trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5,50 điểm.

Với thí sinh dùng tổ hợp xét tuyển có môn tiếng Anh có thể sử dụng chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) thay thế cho điểm học bạ môn tiếng Anh và được quy đổi theo quy định của nhà trường.

Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.130 sinh viên cho trụ sở chính ở Hà Nội và hai cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Trường sử dụng các phương thức tuyển sinh tương tự năm ngoái. Trong đó, trường xét học bạ Trung học Phổ thông với ba nhóm thí sinh: tham gia kỳ thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật quốc gia; đạt giải ba trở lên kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố; là học sinh trường chuyên.

Điểm mới là với phương thức sử dụng điểm học bạ, Trường Đại học Ngoại thương yêu cầu thí sinh phải đạt tối thiểu 24 điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông trở lên, theo tổ hợp xét tuyển.

Trường Đại học Thương Mại cũng dành chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm Trung học Phổ thông của các môn trong tổ hợp xét tuyển, đối với các thí sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ các trường chuyên trọng điểm trên toàn quốc.

Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: Trên thực tế, kết quả học tập ở bậc Trung học Phổ thông là một trong các kênh thông tin quan trọng để đánh giá năng lực, khả năng học tập… của thí sinh. Quy chế tuyển sinh yêu cầu các cơ sở đào tạo có trách nhiệm giải trình về căn cứ khoa học và thực tiễn trong việc xác định phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển, tổ hợp xét tuyển và phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh. Các trường cũng cần phân tích, đánh giá và đối sánh kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển hằng năm theo các phương thức, tổ hợp xét tuyển khác nhau.

Vừa qua, một số trường đã công bố những thông tin để xem xét các phương thức tuyển sinh tương quan như thế nào với kết quả học tập của sinh viên ở bậc đại học. Từ kết quả phân tích này, các trường sẽ điều chỉnh phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu dành cho các phương thức… một cách hợp lý, khoa học, có căn cứ.

Các trường đại học, các ngành đào tạo có mức độ cạnh tranh cao cần có sự đối sánh công bằng, cần một mặt bằng chung tin cậy ở mức cao để xét tuyển, từ cao xuống thấp. Do vậy, các trường có thể sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc cần kỳ thi tuyển sinh riêng như đánh giá tư duy, đánh giá năng lực. Với các trường đào tạo những ngành đặc thù thì cần các kỳ thi năng khiếu riêng…

Trong khi đó, với những trường đào tạo các ngành không cạnh tranh quá cao thì thí sinh đạt một ngưỡng kết quả học tập (thể hiện qua điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông hay học bạ) là có thể vào học được. Các em cũng không gặp phải khó khăn gì khi theo học.

Định hướng đầy đủ hơn về các ngành nghề đào tạo

Lưu ý với các trường đại học trong mùa tuyển sinh năm nay, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thu Thủy cho rằng, các trường cần xem xét, cân nhắc việc sử dụng các đợt xét tuyển sớm, phương thức xét tuyển sớm. Với những trường quan tâm nhiều đến chất lượng và sự công bằng cho thí sinh thì phương thức xét tuyển sớm không mang lại hiệu quả cao, lại khó bảo đảm sự công bằng. Việc dành nhiều chỉ tiêu cho xét tuyển sớm có thể dẫn đến bỏ lỡ những thí sinh giỏi khi các em đặt nguyện vọng trong hệ thống hỗ trợ xét tuyển chung.

Các trường cần ưu tiên cho việc phân tích, so sánh tương quan kết quả học tập ở bậc đại học với các phương thức xét tuyển đầu vào. Từ đó, lựa chọn phương thức xét tuyển khoa học, phù hợp, công bằng với thí sinh; phù hợp với các đặc trưng riêng của nhà trường. Các trường cũng nên tránh sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển không cần thiết, có thể gây khó khăn, rắc rối cho thí sinh.

Với thí sinh, khi tham gia xét tuyển sớm dù được công bố đủ điều kiện trúng tuyển vẫn chưa thực sự trúng tuyển. Thí sinh dù trúng tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng đó lên hệ thống xét tuyển chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu không kết quả trúng tuyển sớm sẽ không có giá trị. Nếu đủ điều kiện trúng tuyển sớm, khi đăng ký trên hệ thống của Bộ, thí sinh chỉ cần đặt nguyện vọng 1 là chắc chắn trúng tuyển.

Năm nay, không ít trường mở thêm các ngành học mới không phải là sở trường. Ví dụ, trường khối kinh tế mở thêm ngành công nghệ, trường kỹ thuật mở thêm ngành xã hội. Theo Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Thu Thủy, đây là tín hiệu tích cực. Các trường hiện rất nhạy bén, bám sát yêu cầu phát triển nhân lực của quốc gia.

Nhiều trường đã và sẽ mở các ngành, chương trình đào tạo liên quan thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn. Có trường bắt đầu mở và triển khai đào tạo các ngành về công nghệ thông tin, khoa học máy tính; các ngành liên quan phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo (AI)... Các ngành liên quan AI, Robotics, Fintech, khoa học dữ liệu... đều là những ngành tiên phong, cần thiết và có sức hấp dẫn cao đối với thí sinh.

Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại là một số nhóm ngành, lĩnh vực về nông lâm nghiệp và thủy sản, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên và dịch vụ xã hội đang thiếu sức hút đối với thí sinh. Thực tế, những nhóm ngành này có rất nhiều cơ hội việc làm, cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Có thể thí sinh chưa nhận thức được tính chất cũng như cơ hội phát triển của các nhóm ngành nêu trên và chưa có sự định hướng đúng đắn nên không lựa chọn. Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh truyền thông, định hướng nghề nghiệp cho thí sinh để các em có nhìn nhận đầy đủ hơn.

Đầu năm, cảnh giác với bệnh do virus RSV

Tin 24h ngày 13/2/2024
Điều trị cho bệnh nhi nhiễm virus RSV tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Các chuyên gia cảnh báo, hiện đang trong dịp Tết và mùa lễ hội, người dân đi chơi, đi du xuân đến các đám đông khiến nguy cơ lây lan các dịch bệnh rất cao; trong đó có bệnh do virus RSV gây bệnh đường hô hấp.

Đơn cử như mới đây, Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận trường hợp cháu bé 2 tháng tuổi (ở Thanh Hóa) được chẩn đoán viêm phổi nặng sau nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), suy hô hấp mức độ nặng phải thở máy.

Trước đó, bệnh nhi đã được chẩn đoán điều trị viêm phổi ổn định và được ra viện. Tuy nhiên sau ra viện 2 ngày xuất viện, bệnh nhi lại xuất hiện ho, thở khò khè, đi khám và làm các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV) được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

TS.BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh do virus RSV thường bùng phát mạnh vào mùa đông - xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa xuân sang hè. Hiện giai đoạn này là thời điểm virus rất dễ lây lan, gây thành dịch.

Theo đó, virus RSV có thể gây ra các triệu chứng nhẹ giống cảm lạnh đến các biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, cơn hen kịch phát và thở khò khè do virus.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, virus RSV có thể gây ra viêm tiểu phế quản nặng và có thể dẫn tới tử vong.

Theo BS. Đặng Thị Thúy, cũng giống như nhiều virus gây bệnh đường hô hấp khác, virus RSV có thể lây lan qua các giọt bắn có chứa virus từ người bệnh qua ho, hắt hơi…; qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt có chứa virus hoặc quần áo, vật dụng của người bị bệnh, bàn tay người bệnh sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng; khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người nhiễm RSV thông qua thơm hôn hoặc mớm thức ăn...

TS.BS Đặng Thị Thúy cũng lưu ý, các đối tượng nhiễm virus RSV có nguy cơ bệnh tiến triển nặng bao gồm: Trẻ sinh non; trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng tuổi); trẻ nhỏ dưới 2 tuổi mắc bệnh tim hoặc phổi bẩm sinh; trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch; người cao tuổi, đặc biệt là người từ 65 tuổi trở lên; người bị hen suyễn, suy tim sung huyết, mắc bệnh lý hô hấp mạn tính, đặc biệt là bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); người bị suy giảm miễn dịch, người ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS.

Bác sĩ khuyến cáo, để tránh lây lan virus RSV, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

- Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay nhanh. Cha mẹ, người lớn cần rửa tay trước khi chế biến thực phẩm và cho trẻ ăn, trước và sau khi chăm sóc trẻ bị ốm khác...

- Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.

- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc dùng chung cốc hoặc dụng cụ ăn uống với những người có các triệu chứng giống như cảm lạnh.

- Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi

- Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật mà mọi người thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa và thiết bị di động...

- Khi trẻ bị bệnh nên cách ly và chăm sóc trẻ tại nhà để tránh lây nhiễm cho công cộng.

- Khi thấy trẻ có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp cần đưa ngay để cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, trong dịp Tết và mùa lễ hội nhiều dịch bệnh đường hô hấp có thể lây lan; người dân đi lại, tham gia các lễ hội đông người cần đeo khẩu trang để đảm bảo tránh lây lan các dịch bệnh qua đường hô hấp.

Đặc biệt, với những người dân có dấu hiệu sốt, ho, khó thở... cần đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán kịp thời và có biện pháp phòng bệnh lây lan.

Việt Nam sẵn sàng chuyển đổi năng lượng công bằng hướng tới "Net Zero"

Tiếp nối kết quả đạt được trong Chuyển đổi Xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giai đoạn 2024-2028, Việt Nam sẽ triển khai các dự án cụ thể, chuyển đổi năng lượng công bằng.

Cánh én mùa Xuân Giáp Thìn 2024 đang bay về “bầu trời” Việt Nam mang theo tín hiệu tốt lành, nhiều triển vọng mới, sức sống mới, niềm tin mới!

Với những kết quả đạt được trong năm vừa qua, các nỗ lực trong Chuyển đổi Xanh, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu… của Việt Nam đã được nhiều nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao và coi là “hình mẫu” để nhân rộng mô hình ở khu vực và thế giới.

Tiếp nối kết quả trên, trong giai đoạn 2024-2028, Việt Nam sẽ triển khai các dự án cụ thể nhằm hiện thực hóa Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để đạt mục tiêu “Net Zero” vào năm 2050.

Khơi thông nguồn tài chính JETP

Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus trước thềm Xuân Giáp Thìn 2024, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tăng Thế Cường nhấn mạnh trong năm 2023, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong cam kết “hành động Xanh,” được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đơn cử, tại Hội nghị COP28, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP giữa Việt Nam và Nhóm các Đối tác quốc tế (IPG). Sự kiện đánh dấu tròn 1 năm Việt Nam và Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) thông qua Tuyên bố JETP vào tháng 12/2022.

Để phát triển Kinh tế Xanh, các địa phương cần triển khai đồng bộ việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chú trọng hợp tác hiệu quả về quản lý chất thải, đầu tư công nghệ đốt rác phát điện.

Dù là quốc gia thứ 3 sau Indonesia và Nam Phi ký kết thực hiện JETP, thế nhưng đến nay, Việt Nam lại là quốc gia đầu tiên công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP. Đây được xem là bước đi tiên quyết, quan trọng để khơi thông nguồn tài chính từ JETP và chuyển hóa thành các dự án mang tính đột phá, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.

Kế hoạch trên đã đề ra danh mục các dự án cụ thể để huy động tài chính từ các đối tác IPG, Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” và các nhà tài trợ khác. Điều này chứng minh Việt Nam đã sẵn sàng và sẽ tạo điều kiện tốt nhất để tiếp nhận các nguồn lực thực hiện chuyển đổi năng lượng công bằng.

Cũng tại Hội nghị COP28, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Thư ký JETP cùng Nhóm các đối tác quốc tế đã tiến hành các cuộc tham vấn các bên liên quan, đặc biệt là các bộ, ngành, các tập đoàn, công ty. JETP là vấn đề mới, vừa là vấn đề chính trị, ngoại giao và kinh tế; vừa là mối quan hệ đối tác toàn cầu với mục tiêu chuyển đổi năng lượng bảo đảm công bằng, chuyển đổi công nghệ theo hướng chuyển đổi Xanh, giảm phát thải, phát triển kinh tế cácbon thấp.

Tại lễ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực triển khai JETP, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định chuyển đổi năng lượng công bằng có ý nghĩa quyết định đối với việc đạt được định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, với mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và các mục tiêu phát triển bền vững với tinh thần lấy người dân làm trung tâm. Minh chứng là Việt Nam đã có những bước triển khai rất quyết liệt, mạnh mẽ và đầy tham vọng trong thời gian qua để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đề nghị các bên liên quan nhanh chóng đạt được thỏa thuận để chuyển số tiền cam kết hỗ trợ Việt Nam trị giá 15,5 tỷ USD thành những dự án mang tính đột phá, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng tại Việt Nam. Lãnh đạo Chính phủ cũng khẳng định cam kết thực hiện cơ chế, chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản lý thông minh; tiếp tục nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và mong các doanh nghiệp tiếp tục đến đầu tư tại Việt Nam.

“Việt Nam cam kết bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư nước ngoài, bảo đảm các doanh nghiệp làm ăn có lợi, phát triển,” ông Cường nói.

Thúc đẩy mạnh mẽ Kinh tế Xanh, Kinh tế Số

Về nguồn tài chính của JETP, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng nhu cầu tài chính cho chuyển đổi năng lượng đến năm 2030, nên các nguồn lực phải được sắp xếp ưu tiên một cách có chiến lược.

Kế hoạch huy động thực hiện JETP được xây dựng trên cơ sở nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đề án triển khai Tuyên bố JETP và đề xuất của các đối tác trong nước và quốc tế.

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn lớn của Nhật Bản giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn ODA thế hệ mới; các nguồn đầu tư Tài chính Xanh, đầu tư cho chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ JETP.

Theo kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư chuyển đổi năng lượng công bằng gồm 5 nhóm: Thúc đẩy chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; phát triển hệ sinh thái công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối điện, đẩy nhanh lộ trình xây dựng hệ thống điện thông minh và phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng; chuyển đổi năng lượng Xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải.

Các nhóm dự án trên là những trường hợp chưa huy động được vốn, chưa được cấp vốn đầy đủ, chưa được phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn đề xuất. Trong số đó có 37 dự án về cơ bản đã được phê duyệt và đưa vào các quy hoạch như Quy hoạch điện VIII, một số dự án đang ở giai đoạn nghiên cứu khả thi, 181 dự án mới ở giai đoạn đề xuất ý tưởng để tiếp cận nguồn tài chính của IPG hoặc GFANZ.

Trong giai đoạn 2024-2028, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết các hành động chính tập trung cải thiện khung pháp lý trong chuyển đổi năng lượng theo đề xuất từ các bộ, ngành và nhóm đối tác quốc tế. Đó là các chính sách liên quan tới chuyển đổi các nhà máy điện than đồng bộ với lộ trình phát triển thị trường cácbon; phát triển ngành năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng trong giao thông vận tải; đổi mới chuyển giao công nghệ, xây dựng các cơ chế đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, xã hội liên quan.

Đánh giá Việt Nam đã đưa ra các mục tiêu cụ thể và tham vọng sau hai năm cam kết đạt “Net Zero vào năm 2050,” ông Đào Xuân Lai - Trưởng Ban biến đổi khí hậu môi trường và năng lượng của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhấn mạnh những kết quả đạt được của Việt Nam tại Hội nghị COP28 sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ Kinh tế Xanh, Kinh tế Số, kinh tế tuần hoàn. Các nỗ lực này, theo ông Lai, sẽ đóng vai trò quan trọng giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, phục hồi tự nhiên và đa dạng sinh học.

Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới trong khuôn khổ COP28 ở Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã khẳng định: “Việc đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện. Đây cũng là chìa khóa để củng cố lòng tin giữa các quốc gia và khai thông bế tắc trong đàm phán về biến đổi khí hậu.”

“Thời gian không chờ đợi. Khó khăn, thách thức ngày càng nhiều, phức tạp và khó lường hơn. Vì vậy, các nước cần đoàn kết, nỗ lực hơn vì sự phát triển thịnh vượng của cả nhân loại, vì sự mát lành của Trái Đất và ấm no, hạnh phúc của mọi người dân,” Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh./.

Ứng dụng AI trong nhận diện cá thể loài

Trong bối cảnh công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dựng vào nhiều lĩnh vực của đời sống, một công ty của Áo mới đây đã ra mắt ống nhòm tích hợp AI. Theo đó, sản phẩm cho phép người dùng tra cứu thông tin của hàng nghìn loài chim khi quan sát qua ống nhòm.

Ống nhòm có tên gọi AX Visio do công ty Swarovski Optik phát triển. Ống nhòm sẽ quan sát hình ảnh của những cá thể chim và xác định liệu đây là loài chim gì thông qua việc gửi dữ liệu hình ảnh tới một ứng dụng của Phòng thí nghiệm điểu cầm học Cornell, nơi đang lưu giữ thông tin của hơn 8 nghìn loài chim trên khắp thế giới. Sau khi được nhận dạng, tên của loài chim sẽ xuất hiện trên màn hình trong ống nhòm.

Ông Clay Taylor thuộc Swarovski Optik khu vực Bắc Mỹ cho biết AX Visio là một ống nhòm tích hợp camera, hệ thống nhận diện và nhiều ứng dụng khác. Ông cho biết đây được gọi là ống nhòm thông minh đầu tiên trên thế giới bởi không chỉ giúp người dùng thấy những thứ trước mắt, mà khi bấm nút, nó còn chụp ảnh và cho biết bạn đang nhìn thứ gì.

Ngoài chế độ phát hiện các loài chim, ống nhòm cũng có chế độ phát hiện các loài động vật có vú nhưng bộ dữ liệu hiện vẫn còn hạn chế. Ông Clay Taylor cho biết ống nhòm có thể chụp ảnh và quay video với độ phân giải lên tới 1080 60p. Sản phẩm cũng có chế độ phát hiện động vật có vú nhưng hiện bộ dữ liệu mới chỉ có 300 loài và không phổ biến trên toàn thế giới.

Hiện Swarovski Optik đang có ý định tăng cường phát triển tính năng này trong tương lai. Ống nhòm không tích hợp công nghệ sẽ có giá 2.500 USD trong khi phiên bản mới với camera 13 megapixel, ống kính 300mm cùng bộ xử lý cùng ứng dụng nhận diện loài vật sẽ có giá 4.800 USD và sẽ xuất hiện trên thị trường ngay trong tháng 2 này.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Tin 24h ngày 26/7/2024

Đại diện chính quyền và các bộ, ngành của Iran cũng như nhiều phái đoàn ngoại giao quốc tế tại quốc gia Trung Đông này đã đến viếng, chia buồn và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thế giới ghi nhận ngày 22/7 là ngày nóng nhất trong lịch sử

Theo dữ liệu sơ bộ từ cơ quan giám sát của Liên minh châu Âu (EU), thứ hai (ngày 22/7) được ghi nhận là ngày nóng nhất trong lịch sử.

Tin 24h 22/7/2024

Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố sáu luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Tin 24h ngày 17/7/2024

Liên quan vụ người Việt bị thiệt mạng tại Bangkok, Thái Lan, tại buổi họp báo được tổ chức tối 16/7, Trung tướng Thiti Saengsawang, Tư lệnh Cảnh sát Thủ đô Bangkok cho biết quá trình điều tra sơ bộ bước đầu xác nhận các nạn nhân không tự sát mà đã bị sát hại.

Tin 24h ngày 15/7/2024

Theo quy định mới của Luật BHXH sửa đổi 2024, người lao động thuộc khối quân đội, công an nhân dân có thể về hưu trước tuổi trong trường hợp nào, mức lương được tính ra sao?

Tin bài khác

Điểm sự kiện từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024

Điểm sự kiện từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024

Từ ngày 08/7 đến ngày 14/7/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h 14/7/2024

Tin 24h 14/7/2024

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9.
Tin 24h ngày 13/7/2024

Tin 24h ngày 13/7/2024

Liên quan đến vụ sạt lở đất nghiêm trọng tại Km11 trên Quốc lộ 34, thuộc thôn Tả Mò, xã Yên Định, huyện Bắc Mê (Hà Giang), đến nay cơ quan chức năng của tỉnh Hà Giang đã xác định được danh tính 10 người tử vong
Tin 24h ngày 12/7/2024

Tin 24h ngày 12/7/2024

Luật Trật tự, ATGT vừa được Quốc hội thông qua ngày 27/6, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 bổ sung thêm một số quy định mới mà lái xe cần lưu ý.
Tin 24h ngày 10/7/2024

Tin 24h ngày 10/7/2024

Thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

[Photo] Thái Nguyên treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước ngày diễn ra Quốc tang, nhiều cơ quan, tổ chức và khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tang ...
[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

[Megastory] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những dấu ấn trong lòng nhân dân Thái Nguyên

Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho cơ sở với những chỉ đạo, gợi mở giúp địa phương phát triển bền vững, đời sống người dân ...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Thái Nguyên

Từ năm 2009 đến 2023, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Thái Nguyên vinh dự 3 lần được đón đồng chí Nguyễn Phú Trọng, trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ...
Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Đồng chí Trịnh Việt Hùng được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên

Sáng 17/7, Tỉnh uỷ Thái Nguyên tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ...
"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

"Quả ngọt" sau hơn nửa nhiệm kỳ: Dấu ấn quan trọng của quyết sách đúng đắn

Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, dưới sự ...
[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

[Infographic] TP Thái Nguyên: Đầu tư 200 tỷ đồng xây dựng cảnh quan phía sau Quảng trường Võ Nguyên Giáp

Nhằm hoàn thiện không gian cây xanh, cảnh quan, tạo nét mỹ quan đô thị, TP Thái Nguyên quyết định đầu tư 200 tỷ đồng triển khai thực hiện Dự án xây dựng cảnh quan ...
[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

[Photo] Mùa sen về trên vùng đất đệ nhất danh Trà

Nhắc đến trà Thái Nguyên nhiều người đam mê ẩm thực trà đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm như: Trà đinh, trà tôm nõn, trà móc câu…Vài năm gần đây có một ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc