Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình   Vân xem lại ảnh có cả ký hiệu win chưa active
Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh mất 9 năm để tìm ra đủ động tác của Tắc Xình từ cổ đến hiện đại và hoàn thiện tài liệu “Huyền thoại Tắc Xình”

Vị trí trang trọng nhất trong căn nhà nhỏ được nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh dành để trưng bày các dụng cụ phục vụ cho múa Tắc Xình sau nhiều năm ông sưu tầm và tự chế tác. Phải mất 9 năm, ông mới tìm ra đủ động tác của Tắc Xình từ cổ đến hiện đại và hoàn thiện tài liệu “Huyền thoại Tắc Xình” bao gồm các động tác, bài múa và ý nghĩa của điệu múa… Tất cả với mong muốn để truyền lại cho thế hệ sau.

Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình   Vân xem lại ảnh có cả ký hiệu win chưa active
Từ khi tìm lại được điệu Tắc Xình cổ, nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh thành lập Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân gian Sán Chay thu hút nhân dân địa phương tham gia

Từ khi có câu lạc bộ, các hội viên, đặc biệt là thế hệ trẻ có dịp được chia sẻ niềm đam mê, yêu thích với múa Tắc Xình; đồng thời, cảm thấy ý nghĩa hơn khi được góp sức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc. Chị Hầu Thị Sáu, xóm Đồng Tâm, xã Tức Tranh cho hay: "Tôi được học điệu múa Tắc Xình từ bố, khi tôi đi biểu diễn điệu nhảy này, người dân đều rất hào hứng, thích thú".

Nhiệt huyết, say mê với những giá trị truyền thống, nhiều năm nay, nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh không ngừng truyền dạy cho lớp trẻ, đưa múa Tắc Xình hiện diện trong đời sống tinh thần nhân dân địa phương. Năm 2015, ông vinh dự là 1 trong 9 nghệ nhân của tỉnh Thái Nguyên vinh dự được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh cho biết: "Đến bây giờ được 20 năm phục dựng, có hơn 100 người là lớp trung niên biết nhảy. Lớp trẻ các cháu đi học ở các trường thì rất nhiều, cũng học từ anh chị, nhưng không đầy đủ".

Còn sức khỏe, còn được cống hiến trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa sẽ là động lực để nghệ nhân ưu tú Hầu Thanh Tĩnh tiếp tục có những việc làm ý nghĩa, góp phần lưu truyền và lan tỏa tình yêu với điệu múa, lời ca của dân tộc mình trong cộng đồng./.