Facebook Zalo youtube Tiktok

Giá trị nghìn tỷ từ nút bấm điện tử

Khoa học - Công nghệ
“Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể” là quan điểm được quán triệt trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong 2 năm qua.
aa

“Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể” là quan điểm được quán triệt trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử trong 2 năm qua.

Giá trị nghìn tỷ từ nút bấm điện tử
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành văn bản trên hệ thống quản lý văn bản điện tử vào tháng 3/2019. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Chiều nay (10/3), Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử sẽ tổ chức cuộc họp sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban.

Theo báo cáo của Văn phòng Chính phủ (VPCP), VPCP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức hơn 100 cuộc họp, hội thảo, buổi làm việc với các chuyên gia trong nước và quốc tế (Australia, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, World Bank, AFD...) để đánh giá việc triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình để thúc đẩy việc thực hiện. Qua đó, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ các nút thắt về thể chế, hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực, đồng thời đưa ra cách làm phù hợp để bảo đảm triển khai hiệu quả.

Đặc biệt, VPCP đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử như: Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, Nghị định 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về gửi, nhận văn bản điện tử…

Một trong những dấu ấn đặc biệt trong xây dựng Chính phủ điện tử là khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia. Từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ nhấn nút khai trương (ngày 9/12/2019) với 8 dịch vụ công ban đầu, đến ngày 8/3/2021 đã có hơn 2.800 dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số gần 6.800 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền, với hơn 116 triệu lượt truy cập, hơn 468 nghìn tài khoản đăng ký; hơn 42,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 940.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 67.000 giao dịch thanh toán điện tử (tổng số tiền hơn 26,7 tỷ đồng) trên Cổng; tiếp nhận, hỗ trợ trên 53.000 cuộc gọi, hơn 10.000 phản ánh, kiến nghị.

Những con số này cho thấy sự quan tâm rất lớn cũng như kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng một cổng tập trung để thực hiện các giao dịch trực tuyến với Chính phủ. Chi phí tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia là hơn 8.100 tỷ đồng/năm.

Giá trị nghìn tỷ từ nút bấm điện tử

Việc xây dựng, vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia và xử lý văn bản trên môi trường mạng cũng giúp tiết kiệm trên 1.200 tỷ đồng mỗi năm từ tiền giấy, mực, sao lưu, gửi bưu chính, chi phí thời gian... Tính đến nay, đã có hơn 4,5 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia. Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong năm 2020 gấp 2,5 lần so với năm 2019.

Một điểm nhấn nữa là Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương, là hạ tầng số thông minh phục vụ chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu số phù hợp theo lộ trình chuyển đổi số quốc gia. Đến nay, hệ thống đã kết nối với Hệ thống báo cáo của 14 bộ, cơ quan và 37 địa phương.

Tương tác, điều hành trực tuyến thông qua hệ thống mạng dữ liệu của Bộ Quốc phòng, mạng chuyên dùng, Internet với gần 57 điểm cầu tại các bộ, ngành, địa phương; kết nối 32 camera giám sát các hồ đập thủy điện,...; cung cấp dữ liệu của 105/200 chỉ tiêu kinh tế-xã hội phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các hệ thống thông tin do VPCP chủ trì triển khai nêu trên được đưa vào vận hành giúp tiết kiệm chi phí xã hội ước tính trên 9.900 tỷ đồng/năm (theo cách tính của OECD) và nhận được phản hồi tích cực của xã hội.

Về bài học kinh nghiệm trong 2 năm qua, VPCP cho biết, đó là quyết tâm chính trị, thống nhất quan điểm chỉ đạo và bám sát mục tiêu đề ra.

Thủ tướng yêu cầu từng thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương đều phải vào cuộc, có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thống nhất quan điểm: “Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc cụ thể”.

Bên cạnh đó, thể chế cần đi trước để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai Chính phủ điện tử; gắn kết cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách dẫn dắt, ứng dụng công nghệ thông tin là công cụ, lấy người dùng làm trung tâm, có phương pháp, cách làm khoa học, chú trọng truyền thông… cũng là các bài học được rút ra.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2020, những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển Chính phủ điện tử Việt Nam đã được hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 98% quận, huyện, thị xã.

Một số cơ sở dữ liệu (CSDL) tạo nền tảng Chính phủ điện tử đã được xây dựng, gồm CSDL về Bảo hiểm quản lý thông tin của 24 triệu hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm thông tin của trên 90 triệu người dân có thẻ bảo hiểm y tế; CSDL quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp chứa thông tin đăng ký doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 01 triệu doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc; tỉ lệ số hóa hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đạt 100%; CSDL tài chính chứa thông tin quản lý thuế của khoảng 65 triệu cá nhân và trên 700.000 doanh nghiệp; CSDL giáo dục chứa thông tin của trên 53.000 trường học; 1,5 triệu giáo viên; 23 triệu hồ sơ học sinh; CSDL danh mục dùng chung của Bộ Y tế gồm 10.000 đầu thuốc, 41.000 cơ sở kinh doanh dược… Ngày 25/2/2021, CSDL quốc gia về Dân cư được khai trương.

Tính đến tháng 12/2020, gần 40 nền tảng “Make in Viet Nam” do cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam xây dựng đã được giới thiệu, ra mắt.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển các nền tảng Chính phủ điện tử dùng chung để phá vỡ điểm nghẽn trong việc triển khai Chính phủ điện tử của giai đoạn trước, nền tảng giúp triển khai nhanh, tiết kiệm, bảo đảm kết nối, liên thông, tạo hệ sinh thái cung cấp dịch vụ.

Sự quyết tâm, ưu tiên triển khai Chính phủ điện tử của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương là yếu tố quan trọng nhất cho thành công. Cụ thể, một số địa phương còn khó khăn ngân sách, nhưng vẫn bố trí trên 1% chi ngân sách nhà nước cho phát triển Chính phủ điện tử./.

Theo Đức Tuân/Baochinhphu.vn

Tin mới hơn

Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 477 nghìn tỷ đồng

Chính thức tắt sóng 2G từ ngày 15/10/2024

Theo Thông tư số 10/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến hết ngày 15/10, các nhà mạng chính thức dừng công nghệ 2G. Các thuê bao đang sử dụng thiết bị 2G only (chỉ hỗ trợ băng tần 2G) sẽ bị khóa hai chiều, không thể tiếp tục sử dụng. Đến thời điểm hiện tại, các nhà mạng đã cơ bản thực hiện xong việc chuyển đổi 2G lên 4G cho người dân.
Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 477 nghìn tỷ đồng

Ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn với trên 187 nghìn ha. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng trong tình hình mới, ngành lâm nghiệp đã và đang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động nghiệp vụ thông qua các phần mềm giúp lực lượng kiểm lâm dễ dàng phát hiện những biến động của rừng và đất lâm nghiệp, nhất là phát hiện các vị trí, thời điểm các vụ cháy rừng với tính chính xác cao. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 477 nghìn tỷ đồng

Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam

Nằm trong chuỗi các hoạt động bên lề Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI, năm 2024 tại Thanh Hóa, ngày 12/7, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ với chủ đề “Chuyển đổi số phát thanh: Thực tiễn quốc tế và Việt Nam”. Dự Hội thảo có đồng chí Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI, các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực truyền thông số và đông đảo đại biểu đến từ các cơ quan báo chí - truyền thông trong nước.
Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 477 nghìn tỷ đồng

Ngân hàng tích cực hỗ trợ khách hàng cài đặt sinh trắc học

Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1/7, khách hàng muốn chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc lũy kế trên 20 triệu đồng/ngày phải xác thực khuôn mặt. Nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo thanh toán trực tuyến không bị gián đoạn, các ngân hàng trên địa bàn đang tích cực hỗ trợ khách hàng cài đặt dữ liệu thông tin sinh trắc học.
Năm 2016, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 477 nghìn tỷ đồng

Tăng cường bảo mật trong hoạt động chuyển tiền

Hiện nay, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng nhanh. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mang lại, hình thức này cũng phát sinh một số rủi ro, lừa đảo trong hoạt động chuyển khoản. Chính từ thực tế đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai nhiều biện pháp bảo vệ khách hàng, trong đó phải kể đến các biện pháp tăng cường bảo mật cho hoạt động này.

Tin bài khác

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Xác định khoa học, công nghệ là động lực phát triển, những năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và hỗ trợ của ngành khoa học, công nghệ, nhiều đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự đầu tư đúng hướng đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đơn vị. Phóng sự nhân kỷ niệm ngày khoa học, công nghệ Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai”, “Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Nâng cao tiềm lực và vị thế quốc gia”.
Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ Mái đá ngườm

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ Mái đá ngườm

Chiều 24/4, Tiến sĩ Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị báo cáo kết quả sơ bộ công tác khai quật khảo cổ di chỉ Mái đá Ngườm tại xã Thần Sa, huyện Võ Nhai. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Khảo cổ học; Hội Khảo cổ học Việt Nam; các nhà khoa học và đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan của tỉnh.
Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt - Thuận tiện, hiệu quả

Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt - Thuận tiện, hiệu quả

Sau 3 năm đẩy mạnh thực hiện chuyển đối số, ngành Y tế Thái Nguyên đã có bước phát triển vững chắc và toàn diện. Trong đó, phải kể đến việc áp dụng hình thức thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi kép, không chỉ cho người dân mà còn cho cả nhân viên y tế và hệ thống quản lý tài chính.
Thái Nguyên từng bước ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực khám chữa bệnh

Thái Nguyên từng bước ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực khám chữa bệnh

Để xây dựng, phát triển đồng bộ dữ liệu, liên thông các ứng dụng trong một cơ sở y tế và giữa các cơ sở y tế với nhau là một yêu cầu không thể thiếu. Cùng với cả nước, ngành Y tế Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin y tế thông minh, chú trọng tới công nghệ số, tạo sự thay đổi tích cực trong hoạt động y tế, từ quản trị đến khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Triển khai chuyển đổi số an sinh xã hội thiết thực, hiệu quả

Triển khai chuyển đổi số an sinh xã hội thiết thực, hiệu quả

Phát huy ý nghĩa của chương trình Tết vì người nghèo được tổ chức nhiều năm qua, từ năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hỗ trợ tạo tài khoản an sinh để các hộ nghèo và cận nghèo được trực tiếp nhận số tiền hỗ trợ một cách nhanh chóng, kịp thời, minh bạch. Năm nay, chủ trương này tiếp tục được thực hiện để đảm bảo phát huy ý nghĩa, hiệu quả trong thực tiễn.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc