Facebook Zalo youtube Tiktok

Trăn trở chuyện đãi ngộ dành cho các 'báu vật nhân văn sống'

Văn hóa
Đa phần các nghệ nhân nhân dân và nghệ nhân ưu tú ở Hà Nội đã cao tuổi, việc trao truyền di sản gặp nhiều khó khăn trong khi chế độ đãi ngộ còn chưa tương xứng với công lao của họ.
aa
tran tro chuyen dai ngo danh cho cac bau vat nhan van song
Lãnh đạo thành phố Hà Nội trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các nghệ nhân nhân dân. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

UNESCO coi nghệ nhân dân gian là “Báu vật nhân văn sống," là những người giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hóa dân gian.

Với 83 nghệ nhân được phong tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân được phong tặng.

Dẫu vậy, bên cạnh niềm tự hào là những nỗi niềm trăn trở khi đa phần các nghệ nhân đã cao tuổi, việc trao truyền di sản đang gặp nhiều khó khăn trong khi chế độ đãi ngộ còn chưa tương xứng với công lao của họ.

Trọn đời đam mê với di sản

Để có danh tiếng gần xa, được nhiều người biết tới làn điệu chèo tàu xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, như ngày hôm nay là cả sự nỗ lực của các nghệ nhân cao tuổi cũng như cộng đồng thôn làng, trong đó phải kể tới công lao của nghệ nhân Đông Sinh Nhật.

Chỉ biết lệ cũ, hội chèo tàu tổ chức 25 năm một lần, hội cuối cùng tổ chức năm 1922, bị gián đoạn 76 năm và mãi đến năm 1998 được khôi phục, mới thấy công sức lớn lao của người dân trong việc gìn giữ di sản quý.

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật cùng các cụ cao tuổi trong làng đã cất công sưu tầm lại các làn điệu chèo tàu trong muôn vàn khó khăn. Ông tìm đến các bậc cao niên từng tham gia hội năm 1922, nhờ các cụ truyền dạy trong tâm thế nhớ được tí nào hay tí đấy.

Rồi ông và mọi người phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam, Sở Văn hóa và Thông tin Hà Tây (cũ) nay là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức sưu tầm, ghi âm các bài hát dân gian trong công chúng để học và đối chiếu để hát cho chuẩn.

Sau khi thành lập được Câu lạc bộ Chèo tàu xã Tân Hội, nghệ nhân Đông Sinh Nhật tích cực vận động mọi người tham gia, tổ chức nhiều kỳ cuộc để làn điệu chèo tàu được ngân vang.

Nghệ nhân Đông Sinh Nhật và nhiều nghệ nhân khác ở Hà Nội đều ở tuổi đã cao nhưng niềm đam mê với di sản cha ông để lại chưa bao giờ vơi.

Gắn bó với nghệ thuật dân gian từ nhỏ, được lớn lên trong môi trường của những làn điệu dân gian, thường xuyên được thực hành trong các dịp hội hè, lễ tết, di sản văn hóa trở thành một phần máu thịt của các nghệ nhân. Không ai thuê mượn, không ai trả công song với tình yêu di sản, các nghệ nhân luôn bận rộn tối ngày.

Thành lập các Câu lạc bộ nghệ thuật dân gian đã khó, duy trì được nó còn khó hơn, nhưng họ luôn sẵn lòng đứng ra tổ chức hoạt động, sinh hoạt định kỳ, tổ chức các chương trình biểu diễn.

Hơn nữa, nhiệm vụ cao cả của các nghệ nhân là vận động lớp trẻ theo học, tận tâm truyền dạy với mong muốn di sản “sống” lâu bền ở nơi nó đã sinh ra.

Nghệ nhân hò cửa đình, múa hát bài bông Vũ Thị Xuyên, thôn Phú Nhiêu, xã Quang Trung, huyện Phú Xuyên, chia sẻ rằng vì đam mê và trách nhiệm với di sản của các cụ để lại, bà cố gắng truyền dạy cho lớp trẻ.

Cứ vài năm, bà và những người trong Câu lạc bộ lại tổ chức một lớp truyền dạy cho các cháu. Tính từ năm 2003 đến nay, bà đã đào tạo được 5 lớp với gần 100 người tham gia.

Dù vậy, điều lo lắng nhất hiện nay là các nghệ nhân đã cao tuổi, thời gian nắm giữ di sản không còn lâu và các di sản có thể vĩnh viễn mất theo nghệ nhân nếu không kịp trao truyền cho thế hệ trẻ.

Thực tế cho thấy địa phương nào quan tâm tới lĩnh vực này, di sản văn hóa nơi đó sẽ được bảo tồn, phát triển. Không ít địa phương chưa kịp quan tâm, di sản đã theo chân nghệ nhân về thế giới bên kia.

Vẫn còn những trăn trở

Thực tế, việc chăm lo hoạt động các Câu lạc bộ văn hóa phi vật thể, chế độ đãi ngộ cho nghệ nhân chưa tương xứng. Đây cũng là thực trạng chung của cả nước và vô hình trung ảnh hưởng đến việc công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Dù nghệ nhân nhiệt huyết nhưng nhiều khi sự nhiệt huyết ấy không thể chuyển thành hành động khi bị hạn chế về kinh phí.

Thực tế, nguồn lực đầu tư của các địa phương quá ít ỏi so với nhu cầu tối thiểu trong hoạt động của Câu lạc bộ. Nhiều nghệ nhân chia sẻ họ thường xuyên bỏ tiền túi ra để chi phí cho sinh hoạt của Câu lạc bộ cũng như đào tạo cho lớp trẻ. Trong số đó, nghệ nhân hát dô Nguyễn Thị Lan (xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai), nghệ nhân múa bồng Triệu Đình Hồng (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) là những ví dụ cụ thể.

Không giấu được nỗi mong mỏi, nghệ nhân Triệu Đình Hồng bày tỏ ông chỉ mong địa phương quan tâm hơn trong việc hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Câu lạc bộ múa bồng, múa xênh tiền làng Triều Khúc, xã Tân Triều của ông hoạt động. Bởi theo ông, không có tài chính, việc bảo tồn sẽ không bền.

Với bản thân các nghệ nhân, chế độ đãi ngộ dành cho họ dường như chưa đủ sức để ghi nhận những cống hiến trong hàng chục năm qua và chưa tạo động lực cho họ tiếp tục giữ gìn, trao truyền cho lớp trẻ.

Nghệ nhân hò cửa đình, múa hát bài bông Lương Tất Tố cho biết hiện nay Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn mới được hưởng trợ cấp. Tuy nhiên, số người được hưởng không nhiều.

Với mức thu nhập gần 1,3 triệu/tháng, ông cũng không thuộc diện được hỗ trợ vì vượt ngưỡng quy định 60.000 đồng. Với số tiền ít ỏi này, Nghệ nhân Lương Tất Tố phải rất dè xẻn mới đủ sống.

Ông mong rằng Nhà nước sẽ có những điều chỉnh để nghệ nhân bớt khó khăn và có thể toàn tâm, toàn ý với việc gìn giữ, trao truyền di sản.

Nghệ nhân Vũ Thị Xuyên cho biết do bà được hưởng lương nên hàng tháng không được hưởng bất kỳ khoản trợ cấp nào dành cho nghệ nhân. Từ trước đến nay, bà gắn bó với nghệ thuật hò cửa đình, múa hát bài bông là cảm thấy có trách nhiệm với di sản cha ông.

Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản, cho rằng các cơ quan chức năng cần xem xét lại chế độ đãi ngộ nghệ nhân vì hiện nay mới đang nhìn vào những nghệ nhân có hoàn cảnh khó khăn, mà chưa nhìn vào chế độ khuyến khích tài năng.

tran tro chuyen dai ngo danh cho cac bau vat nhan van song
Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc và miền Trung. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)

Tiến sỹ Lê Thị Minh Lý khuyến nghị ngành Văn hóa cần có một quỹ hỗ trợ các tài năng như một số nước trên thế giới với sự tham gia của Nhà nước, các tổ chức xã hội và doanh nghiệp. Nguồn quỹ này có thể hỗ trợ các nghệ nhân để giữ gìn và phát huy di sản.

Khi đề cập đến vấn đề đãi ngộ nghệ nhân, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết thành phố sẽ có các cơ chế, chính sách phù hợp để các nghệ nhân có thể bảo tồn và phát huy tốt những giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời trao truyền cho lớp trẻ để gìn giữ di sản. Dù để hiện thực hóa được chủ trương cũng còn là cả một quãng thời gian, song đó cũng là động lực tiếp thêm tinh thần, nhiệt huyết của nghệ nhân gắn bó với di sản văn hóa./.

Theo Đinh Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Tin mới hơn

“Cổng làng Mông Phụ“: Phục dựng di sản Việt của giáo sư người Nhật

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
“Cổng làng Mông Phụ“: Phục dựng di sản Việt của giáo sư người Nhật

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
“Cổng làng Mông Phụ“: Phục dựng di sản Việt của giáo sư người Nhật

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
“Cổng làng Mông Phụ“: Phục dựng di sản Việt của giáo sư người Nhật

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
“Cổng làng Mông Phụ“: Phục dựng di sản Việt của giáo sư người Nhật

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...