Facebook Zalo youtube Tiktok

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Nhớ mãi những bài thơ Tết của Bác Hồ

Văn hóa
Với nhà thơ Vũ Quần Phương, đêm giao thừa đầu tiên Bác Hồ đọc thơ chúc tết dân tộc là một thời khắc thiêng liêng.
aa

Ngày 27/1/1947, vào đêm giao thừa Tết Đinh Hợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tới thăm Đài Tiếng nói Việt Nam (lúc đó đang sơ tán tại hang Long Sơn, cạnh chùa Trầm, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, nay thuộc TP Hà Nội). Tại đây, lần đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Thơ chúc Tết trên Đài TNVN.

Nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng, ngay cả khi đọc những vần thơ chúc Tết đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không nghĩ rằng chính Người đã tạo nên một tập tục và khai sinh ra một trào lưu đọc thơ chúc Tết về sau.

nha tho vu quan phuong nho mai nhung bai tho tet cua bac ho

Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết đồng bào và chiến sĩ cả nước qua làn sóng Đài TNVN Tết Canh Tý 1960 (Ảnh tư liệu)

“Bao giờ kháng chiến thành công/Chúng ta sẽ uống một chung rượu đào”. Đây là hai câu thơ trong bài thơ chúc Tết Bính Tuất năm 1946. Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, việc Bác sử dụng hình ảnh “chung rượu đào” bộc lộ bút pháp ước lệ cổ điển. Thơ của các nhà cách mạng chủ đề bao quát bao giờ cũng là lòng yêu nước, là ý chí cứu nước, cho nên chất liệu của thơ thường là thể hiện tình đất nước, nghĩa là yếu tố hiện thực bao giờ cũng làm nền tảng cho cảm hứng. Quan niệm cái nên thơ của cổ điển ít nhiều có tính ước lệ mà rượu là chất liệu được dùng phổ biến.

"Ở đây nhà thơ - Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vận dụng ước lệ cổ điển, gợi tới tích xưa: tướng sĩ đổ rượu xuống sông, để toàn quân cùng uống. Chung là cái dụng cụ đựng rượu, theo từ điển Đào Duy Anh thì dung tích là 6 hộc, 4 đấu. Cả đồ đựng lẫn đơn vị đo lường ấy thời nay ở ta không ai dùng nữa. Và rượu không chắc đã là món chủ yếu để khao quân. Nếu có, cũng chỉ là thứ điểm xuyết. Càng không nhất thiết phải là rượu đào hay bồ đào mỹ tửu như trong thơ Vương Hàn. Bác Hồ mượn mẫu ước lệ này, dùng lại ngôn từ xưa, gợi tích xưa để nói tình tướng với quân. Điều lưu ý là chất ước lệ trong thơ Bác Hồ chỉ thoáng qua, đủ gợi chứ không sa đà”, nhà thơ Vũ Quần Phương phân tích.

Cũng theo nhà thơ Vũ Quần Phương, trong Thơ chúc Tết gửi tới toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên nhắc đến “người chiến sĩ”. Bởi lẽ, họ là những người đang đánh giặc, giữ nước trên mặt trận kháng chiến chống Pháp. Người làm thơ về họ vừa như một lời chúc, vừa như một lời nhắc nhở, động viên.

nha tho vu quan phuong nho mai nhung bai tho tet cua bac ho

Nhà thơ Vũ Quần Phương

“Nghe thơ chúc Tết của Bác Hồ, đầu tiên người ta sẽ biết được sức khỏe của Người như thế nào. Những năm cuối đời, khi sức khỏe đã có phần giảm sút, trước lúc đọc thơ, Bác sẽ đọc thử để giọng nói trôi chảy hơn. Cả nước nghe tiếng Bác vẫn còn lưu loát thì yên tâm rằng Bác vẫn còn khỏe mạnh. Tuy nhiên, mỗi năm, thơ Tết của Bác lại mang tính tổng kết và dự báo tình hình đất nước. Người nghe sẽ đoán và hiểu được nội dung hàm ý mà Người muốn gửi gắm.

Nhà thơ Vũ Quần Phương kể: “Những năm theo học ở trường Chu Văn An, ngay gần Phủ Chủ tịch, Bác Hồ thi thoảng có sang thăm học sinh chúng tôi. Mỗi dịp như thế, cả thầy và trò đều tập trung giữa sân trường để nghe Bác nói chuyện, dặn dò. Với riêng tôi, đó là những khoảnh khắc ấm áp và quý giá trong cuộc đời mình”.

Thư chúc Tết của Bác bao gồm cả văn xuôi nhưng kết thúc bao giờ cũng có mấy câu thơ. Người dân ai cũng thuộc phần thơ sau cùng đó cho nên vào ngày hôm sau, lúc trà dư tửu hậu, người ta sẽ bàn tán, bình luận về những bài thơ đó như một sự kiện thời sự. Ở Hà Nội, mỗi đêm giao thừa, trong khoảnh khúc đoàn tụ, nhà nào cũng tập trung theo dõi và lắng nghe tiếng đọc thơ của Người. Lời chúc Tết của Bác không chỉ vang lên trong mỗi nhà mà còn ở trên mỗi con đường, ở mỗi cơ quan, đơn vị, nơi chiến trường, ở các nhà ga, bến tàu, ở những nơi mà nhiều người không thể về nhà trong đêm giao thừa cũng mong ngóng tiếng đọc thơ của Người.

Lúc đó radio vẫn còn ít lắm, người ta chủ yếu nghe qua tiếng loa, giá một cái bằng 1/10 tiền lương hàng tháng. Đặc điểm của chiếc loa này là tự nói tự ngừng, qua tiếng loa người ta nghe được tiếng nói, lời thông báo của Nhà nước, thành phố. Ở nhà không có loa, nhiều người tìm ra Bờ Hồ, ra đường để nghe loa công cộng. Không khí ấy trở thành một nét riêng của đêm giao thừa Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung lúc bấy giờ”.

Nhà thơ Vũ Quần Phương nhắc lại một kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc đời ông. Đó là lần ông đón giao thừa trên một chuyến tàu đêm từ Hải Phòng về Hà Nội. Cả đoàn tàu đêm đó chỉ duy nhất có một người có chiếc loa phát radio. Mọi người đều hồi hộp dõi theo tiếng đài của vị khách và chờ đợi lời chúc Tết của Bác. Qua mỗi ga tàu lại lắng nghe từng thời khắc đêm giao thừa và cảm nhận hơi ấm, sức mạnh dân tộc trong từng câu thơ, giọng đọc của Người.

Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, những vần thơ Tết của Bác Hồ còn có vai trò như một lời hiệu triệu. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, chúng ta ký hiệu với nhau, cứ đến câu thơ cuối cùng kết thúc lời chúc Tết của Bác là nổ súng.

“Nếu thơ trữ tình được Bác chủ yếu sử dụng chữ Hán, với những lối ví von hình ảnh, uyên thâm thì thơ Tết và thơ cổ động lại được chủ yếu viết theo chữ Quốc ngữ với lối viết giản dị, rõ ràng thể hiện tinh thần mạnh mẽ, ý chí quyết tâm của vị lãnh tụ.

Bài Chúc đồng bào có lời gọn như khẩu hiệu và ý rõ như hiệu triệu. Hiệu triệu mọi việc phải tiến tới. Trong đó có hai việc lớn là kiến quốc và kháng chiến. Kiến quốc thì mau thành công. Kháng chiến thì mau thắng lợi. Bác Hồ đặt nhiệm vụ kiến quốc trước, kháng chiến sau vì đó là đầu năm 1946, khi kháng chiến mới chỉ xảy ra ở Nam Bộ. Còn sau ngày 19/12/1946, nghĩa là Thơ chúc Tết các năm 1947, 1948, 1949, 1950, 1951, 1952, 1953 thì chỉ nói đến nhiệm vụ kháng chiến. Có nói thêm thi đua và tăng gia sản xuất cũng chỉ là nói đến mấy biện pháp cần làm để kháng chiến mau thành công. Lưu ý cái đích của lời chúc không phải chập chờn giữa Thắng và Thua - phải Thắng, giữa Thành và Bại - phải Thành, mà là rọi vào chữ Mau. Thành và Thắng là cái tất yếu không bàn ở chỗ đó, mà ở chỗ phải Mau, mau đến thành công và mau đến thắng lợi”.

Với nhà thơ Vũ Quần Phương, năm nay là thời điểm và là dấu mốc đặc biệt kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác đọc thơ chúc Tết trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Cả dân tộc từng chờ đợi và lắng nghe thơ Người suốt những năm kháng chiến, kiến quốc thì nay, gợi nhắc lại khoảnh khắc ấy chính là một điều đáng quý, để tri ân và ôn lại những năm tháng đầy gian khổ mà ấm nồng, vinh quang của đất nước./.

Theo CTV Đào Bích/VOV.VN

Tin mới hơn

75 năm ngành Ngoại giao Việt Nam: Những mốc son rực rỡ

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
75 năm ngành Ngoại giao Việt Nam: Những mốc son rực rỡ

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
75 năm ngành Ngoại giao Việt Nam: Những mốc son rực rỡ

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
75 năm ngành Ngoại giao Việt Nam: Những mốc son rực rỡ

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
75 năm ngành Ngoại giao Việt Nam: Những mốc son rực rỡ

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc