Hiệu quả từ các chương trình, đề án
Thực hiện Đề án phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh chè, đến nay, sản lượng chè búp tươi của huyện Àaåi Tûâ àaåt hún 63.500 têën/nùm, tùng trïn 3.000 têën so vúái nùm 2015. Trong ảnh: Nhân dân xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên (Đại Từ) thu hái chè.. |
Với mục têu phấn đấu đến năm 2020 có từ 70% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), thời gian qua, huyện Đại Từ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương tình quan trọng này. Theo đó, các xã tập trung đầu tư xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch. Trong giai đoạn 2016-2020, huyện tập trung nguồn lực đầu tư cho các xã dăng ký về đích NTM theo kế hoạch cụ thể trong năm, các xã còn lại phấn đấu mỗi năm hoàn thành từ hai tiêu chí trở lên. Kết quả, trong 3 năm 2015, 2016 và 2017, toàn huyện có thêm 9 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên11/28 xã (bằng 39,3%). Với kết quả này, Đại Từ đã trở thành điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM của tỉnh, đặc biệt là về xây dựng đường giao thông và kết cấu hạ tầng nông thôn. 3 năm qua, huyện đã tiếp nhận và phân bổ trên 65.000 tấn xi măng để các xã đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Năm 2018, huyện phấn đấu có thêm 5 xã về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 16/28 xã; đến năm 2020 sẽ hoàn thành mục tiêu có 70% số xã trở lên đạt chuẩn NTM theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII.
Cùng với Chương trình xây dựng nông thôn mới, có một đề án mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương là Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Thực hiện Đề án này, các địa phương trong huyện đã xác định được loại cây trồng mũi nhọn, từ đó đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung. Qua đó, đã dần hình thành một số vùng sản xuất tập trung cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân như: Bưởi Diễn Tiên Hội; dưa hấu, củ đậu Bản Ngoại; rau Hùng Sơn, Trung Na. Một số vùng sản xuất đã có sự liên kết với doanh nghiệp theo mô hình khép kín từ sản xuất, quy trình kỹ thuật đến đầu ra cho sản phẩm là nhân tố quan trọng, là tiền đề mở rộng mô hình sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, bà con cũng tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi thông qua việc sử dụng rộng rãi các giống lúa có năng suất, chất lượng cao (như lúa lai, lúa thuần chất lượng cao, các giống ngô năng suất cao), chuyển đổi từ chè trung du sang trồng các giống chè lai. Từ đó, năng suất các loại cây trồng ngày càng được nâng cao. Sản lượng lương thực bình quân hằng năm đều vượt mục tiêu đề ra với trên 73.000 tấn.
Ngoài các chương trình, đề án nïu trïn, huyện còn xây dựng, triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án ttrên các lĩnh vực như kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị. Để các chương trình, đề án phát huy hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Huyện ủy đã tập trung xêy dựng kế hoạch và chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội, xây dựng quy chế làm việc và chương trình làm việc toàn khoá của Ban Chấp hành. Việc xây dựng chương trình hành động được quan tâm đặc biệt với yêu cầu cụ thể, rõ ràng và sát với thực tế của địa phương, trong đó tập trung vào các vấn đề trọng tâm, bức xúc cần giải quyết để tạo sự chuyển biến ngay từ năm đầu tiên thực hiện nghị quyết.
Trên cơ sở kiểm điểm, rà soát các chương trình, đề án giai đoạn 2010-2015, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã cụ thể hoá chương trình hành động thông qua việc xây dựng và triển khai 2 chương trình, 12 đề án, 2 kế hoạch. Các chương trình, đề án đạt được hiệu quả cao như: Chương trình xây dựng NTM, Đề án phát triển sản xuất, chế biến, kinh doanh chè... Qua đó đã góp phần đưa kinh tế của huyện phát triển, cơ sở hạ tầng dần được hoàn thiện, công tác giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng nâng cao, giải quyết tốt các vướng mắc trong lĩnh vực đất đai…
Trong các chương trình, đề án đều phân tích đặc điểm, tình hình, những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục trên từng lĩnh vực. Huyện tập trung đặc biệt vào 4 giải pháp đột phá gồm: Phát triển sản xuất chè, xây dựng kết cấu hạ tầng trung tâm huyện, tập trung nguồn lực xây dựng NTM và công tác cán bộ. Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đều tiến hành đánh giá tiến độ công tác tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, giải pháp đã ban hành để rút kinh nghiệm chỉ đạo và thực hiện tốt hơn. Vì thế, sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII và nghị quyết đại hội Đảng các cấp, huyện Đại Từ đã giành được những thành tựu quan trọng, các chỉ tiêu đề ra trong nghị quyết cơ bản được hoàn thành, nhiều chỉ tiêu quan trọng vượt mức đề ra. Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững; hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và tăng cường. Về một số mục tiêu cụ thể trong phát triển kinh tế - xã hội được huyện đề ra là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 15,56% (vượt 5,56% so với mục tiêu Nghị quyết); giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,01%/năm (vượt 0,1%); sản lượng lương thực cây có hạt đạt bình quân 73.400 tấn/năm (vượt trên 3.400 tấn); giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20,65%/năm (vượt 3,65%); giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới đạt 3,63%/năm (vượt 1,63% so với mục tiêu Nghị quyết)…/.