Facebook Zalo youtube Tiktok

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022

Thế giới
Từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022, Thainguyentv.vn đã đăng tải nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Để giúp quý độc giả tiện theo dõi, chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
aa

* Sự kiện thế giới trong tuần qua đăng tải trên Thainguyentv.vn được dư luận quan tâm:

Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Hội đồng ủy thác ASEAN:

Các nước đánh giá Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Quỹ ASEAN năm 2021, hoan nghênh nỗ lực của Quỹ ASEAN trong tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường nhận thức về ASEAN.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022

Đại sứ-Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN Nguyễn Hải Bằng. (Ảnh: Hữu Chiến/TTXVN)

Cuộc họp ghi nhận và đánh giá cao các hoạt động do Quỹ ASEAN tổ chức và triển khai từ tháng 11/2021 đến tháng 4/2022, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây nhiều khó khăn cho các hoạt động và chương trình của Quỹ.Ngày 9/6, Đại sứ Nguyễn Hải Bằng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Cuộc họp lần thứ 48 của Hội đồng ủy thác Quỹ ASEAN (AF BOT 48) tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN. Đây là cuộc họp đầu tiên trong năm 2022 của AF BOT.

Cụ thể, Quỹ ASEAN đã triển khai và tổ chức thành công tất cả các chương trình, sáng kiến thuộc 4 lĩnh vực chính Giáo dục, Nghệ thuật và Văn hóa, Truyền thông, Xây dựng Cộng đồng, trong đó nổi bật là Cuộc thi Tìm hiểu khoa học dữ liệu ASEAN (ADSE), Chương trình Giả lập mô hình hội nghị ASEAN (AF MAM), Chương trình Phát triển năng lực doanh nghiệp xã hội ASEAN (ASEAN SEDP), Chương trình Lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung Quốc, các chương trình hoạt động khác, các cuộc thi dành cho thanh niên ASEAN.

Tại cuộc họp, các nước cảm ơn Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch AF BOT năm 2021, hoan nghênh nỗ lực của Quỹ ASEAN trong tổ chức các hoạt động của Quỹ trong thời gian qua nhằm tăng cường nhận thức về ASEAN, kết nối và phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và các đối tác.

Cuộc họp đã thảo luận các vấn đề còn tồn tại cũng như định hướng phát triển của Quỹ ASEAN trong nửa cuối năm 2022, trong đó bao gồm việc triển khai kế hoạch tuyển dụng giám đốc điều hành Quỹ giai đoạn 2023-2026.

Trong thời gian tới, Quỹ ASEAN sẽ tiếp tục tập trung vào các mục tiêu chiến lược như tăng cường nhận thức về ASEAN, tăng cường năng lực tổ chức, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của tổ chức, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn tài trợ ngân sách cho Quỹ để triển khai các dự án phục vụ cho những ưu tiên của ASEAN trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, sáng tạo, đổi mới, phát triển nguồn nhân lực trẻ, đào tạo, tập huấn cho thanh niên, sinh viên./.

Phần Lan, Thụy Điển tham gia tập trận chung với NATO:

Theo kế hoạch, cuộc tập trận trên biển Baltic kéo dài từ 5-17/6 với 7.000 binh sỹ, 75 máy bay và 45 tàu chiến các loại.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022
Chiến đấu cơ Gripen (trái) của Thụy Điển và F-18 Hornet của Phần Lan tham gia cuộc tập trận chung tại thị trấn Jokkmokk của Thụy Điển và Rovaniemi của Phần Lan, ngày 25/3/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngoài Phần Lan và Thụy Điển, các quốc gia cử lực lượng tham gia tập trận gồm Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Estonia, Pháp, Đức, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Thụy Điển đóng vai trò là nước chủ nhà của cuộc tập trận lần này.Ngày 5/6, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu cuộc tập trận thường niên mang tên BALTOPS lần thứ 51 với sự tham gia của 16 nước, trong đó có hai nước đang tìm cách gia nhập liên minh quân sự này là Phần Lan và Thụy Điển.

Theo kế hoạch, cuộc tập trận trên biển Baltic kéo dài từ 5-17/6 với 7.000 binh sỹ, 75 máy bay và 45 tàu chiến các loại.

Hai giai đoạn chính của cuộc tập trận gồm các hoạt động huấn luyện nâng cao năng lực chiến đấu và huấn luyện phối hợp giữa các lực lượng.

NATO tuyên bố, với sự tham gia của Phần Lan và Thụy Điển, liên minh này đang nắm bắt cơ hội trong một thế giới không thể đoán trước nhằm tăng cường sức mạnh và khả năng phục hồi của mình.

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tướng Mark Milley nhấn mạnh biển Baltic là khu vực có tầm quan trọng chiến lược, đồng thời đánh giá cao khả năng tương tác của Phần Lan và Thụy Điển cũng như sự chia sẻ thông tin tình báo của hai quốc gia này với NATO./.

* Nhiều tin tức trong nước đáng chú ý được ThaiNguyentv.vn đăng tải:

Khởi tố ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long và Phạm Công Tạc:

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với: ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc và ông Nguyễn Thanh Long.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022
Sáng 7/6, lực lượng chức năng tới nhà riêng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm nhiệm vụ. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định ông Chu Ngọc Anh, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc giao, quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo kit xét nghiệm COVID-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí,” quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.Chiều 7/6, mở rộng vụ án công ty Việt Á, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với: ông Chu Ngọc Anh (nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ), ông Phạm Công Tạc (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”; khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Thanh Long (nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ."

Ông Phạm Công Tạc, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm COVID-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí," quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Ông Nguyễn Thanh Long, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương Kit xét nghiệm COVID-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Bị khai trừ khỏi Đảng

Trước đó, Bộ Chính trị triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường, quyết định hình thức kỷ luật Khai trừ khỏi Đảng đối với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh (nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

Ngày 7/6, sau buổi bỏ phiếu kín, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội khóa XV, phê chuẩn cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế đối với ông Nguyễn Thanh Long.

Ông Nguyễn Thanh Long bị xác định thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý. Ông cũng thiếu kiểm tra, giám sát, can thiệp, tác động, hỗ trợ công ty Việt Á trong quá trình cấp sổ đăng ký lưu hành tạm thời và chính thức, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương đối với kit xét nghiệm để việc ban hành thông báo giá, các sinh phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán nCoV trái quy định.

Những sai phạm của ông Long gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Y tế.

Ngày 10/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mở đầu điều tra vụ án ở Việt Á bằng việc khám xét 16 địa điểm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bình Dương, Long An... Một tuần sau đó, nhà chức trách khởi tố nhóm bị can đầu tiên của vụ án, trong đó có ông Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc Công ty Việt Á).

Đến nay, Bộ Công an đã khởi tố hơn 30 bị can về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng," "Đưa hối lộ," "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ."

Tại Bộ Y tế, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố các ông Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Vụ trưởng Trang thiết bị và Công trình y tế) và Nguyễn Nam Liên (nguyên Vụ trưởng Kế hoạch Tài chính) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ."

Mới đây nhất, ngày 25/5, ông Nguyễn Huỳnh (Phó Trưởng phòng Quản lý giá, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) đã có hành vi lợi dụng vai trò là Thư ký ông Nguyễn Thanh Long, thời kỳ làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế giới thiệu, tác động, can thiệp thực hiện một số hành vi sai phạm liên quan vụ Việt Á, nên bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

Ngoài những cá nhân trên, trong nửa năm qua, Công an nhiều địa phương trên cả nước cũng khởi tố, bắt giam hơn 35 bị can gồm các cựu lãnh đạo, cán bộ Sở Y tế, CDC và bệnh viện tại một số tỉnh, thành phố và đơn vị do liên quan đến việc mua kit của Việt Á.

Hiện nay, vụ án Công ty Việt Á câu kết thổi giá kit xét nghiệm COVID-19 trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Việt Nam đã được đưa vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi và chỉ đạo.

Chiều 7/6, tại kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 6), Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã biểu quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh.

Cụ thể hơn về sai phạm của ông Ngọc Anh, theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số cán bộ là lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật nhà nước trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y; trong truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty cổ phàn Công nghệ Việt Á và một số cá nhân.

Đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y chủ trì, có sự tham gia của bốn thành viên của Công ty Việt Á, trong đó có Phan Quốc Việt (Tổng Giám đốc, đã bị khởi tố và bắt giam). Đề tài này là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, thực hiện từ tháng 2/2020, với tổng kinh phí chi từ ngân sách gần 19 tỷ đồng.

Tháng 3/2020, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) họp và đề nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho hai bộ sinh phẩm Kit xét nghiệm COVID-19. Xuất phát từ đề nghị trên, cùng với một số căn cứ khác, Bộ Y tế lần lượt cấp phép tạm thời rồi cấp phép lưu hành cho sản phẩm.

Đáng chú ý, website của Bộ Khoa học và Công nghệ từng đăng tải thông tin về việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận bộ kit test do Công ty Việt Á sản xuất. Tuy nhiên, sau khi Bộ Công an khởi tố vụ án, thông tin này đã bị gỡ bỏ vì “có sai sót”./.

BHXH thực hiện hỗ trợ hơn 45.444 tỷ đồng cho lao động và doanh nghiệp:

Việc triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Người lao động làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. (Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN)
Người lao động làm thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. (Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN)

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, toàn ngành bảo hiểm xã hội đã triển khai giảm đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội và chi hỗ trợ từ nguồn quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tổng kinh phí trên 45.444 tỷ đồng cho người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với 1.847 đơn vị, doanh nghiệp (cho 192.503 lao động) với số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là trên 786,8 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, tính đến ngày 15/5, toàn ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh giảm mức đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp cho trên 375.300 đơn vị, tương ứng gần 11,1 triệu lao động với số tiền khoảng 4.322 tỷ đồng; đã giải quyết cho 2.760 đơn vị (với 374.126 lao động) tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền 1.913 tỷ đồng.

Cao tốc Bắc-Nam: Quyết tâm đến năm 2025 hoàn thành 3.000km đường:

Trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị xác định, tuyến đường cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 phải được hoàn thành, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai dự án này.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với lĩnh vực giao thông vận tải, chiều 9/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Báo cáo một số nội dung liên quan đến tổng thể triển khai đường cao tốc trong giai đoạn tới, Phó Thủ tướng cho biết, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành 3.000km đường cao tốc, tới năm 2030 hoàn thành 5.000km đường cao tốc.

Trên cơ sở Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị xác định, tuyến đường cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 phải được hoàn thành, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai dự án này.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã trình Quốc hội và đã được Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn, bổ sung nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với tổng nguồn lực bố trí cho đường cao tốc là 339 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2021-2025.

Về các danh mục triển khai đường cao tốc trong giai đoạn 2021-2025, Phó Thủ tướng cho biết, sẽ tập trung vào các dự án lớn là: tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có chiều dài là 654 km; tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 có chiều dài 729km.

Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp này 5 tuyến cao tốc có chiều dài 549km. Như vậy, tổng chiều dài toàn bộ các tuyến cao tốc đang triển khai là 1.932km. Số km đường cao tốc đã hoàn thành tới thời điểm hiện nay là 1.290km. Tính cả các công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác và các công trình đang triển khai là 3.222km cao tốc.

Về tiến độ triển khai cụ thể các dự án, tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư năm 2017 với chiều dài 654km, đã khởi công rải rác trong 3 năm (2019, 2020 và 2021), sẽ hoàn thành toàn tuyến vào năm 2023.

Tuyến cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 với chiều dài 729 km được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường tháng 1/2022, hiện nay đã triển khai lập dự án đầu tư, kiểm đếm, cắm mốc chỉ giới, lập phương án đền bù. Toàn bộ 729km sẽ khởi công năm 2022, phấn đấu hoàn thành vào năm 2025, thông toàn bộ tuyến cao tốc Bắc-Nam vào năm 2025 với tổng chiều dài là 2.063 km từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Các tuyến còn lại, tuyến Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, tuyến Biên Hòa-Vũng Tàu, tuyến Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột dự kiến khởi công tháng 6/2023 nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này và cơ bản hoàn thành vào năm 2025, đưa vào khai thác, sử dụng năm 2026.

Đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và đường Vành đai 4 vùng Thủ đô sẽ khởi công vào tháng 6/2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2026.

Điểm sự kiện tuần từ ngày 6/6 đến ngày 12/6/2022
Dự án cao tốc Bắc-Nam. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

"Như vậy, có thể thấy được tốc độ tập trung rất cao về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn hiện nay, nhất là phát triển đường cao tốc. Qua tổng hợp số liệu trong giai đoạn vừa qua, tổng chiều dài tuyến cao tốc để triển khai giai đoạn 2021-2025 gấp 4 lần trong giai đoạn 2015-2020. Giai đoạn 2021-2025, chúng ta triển khai 1.932km trong khi giai đoạn 2015-2020 chỉ có 487 km. Tổng nguồn vốn đầu tư ngân sách thực hiện đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 cũng gấp gần 4 lần so với năm 2015-2020 (339 nghìn tỷ đồng/89 nghìn tỷ đồng)," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ xác định đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành rất rườm rà, thường triển khai mất 2 đến 3 năm cho một dự án. Giải phóng mặt bằng lớn, khoảng 10.198 ha, di dời tái định cư khoảng 19.841 hộ. Riêng khối lượng vật liệu xây dựng (đá, cát, vật liệu đắp) lên tới khoảng 200-250 triệu m3."Như vậy, có thể thấy được tốc độ tập trung rất cao về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn hiện nay, nhất là phát triển đường cao tốc. Qua tổng hợp số liệu trong giai đoạn vừa qua, tổng chiều dài tuyến cao tốc để triển khai giai đoạn 2021-2025 gấp 4 lần trong giai đoạn 2015-2020. Giai đoạn 2021-2025, chúng ta triển khai 1.932km trong khi giai đoạn 2015-2020 chỉ có 487 km. Tổng nguồn vốn đầu tư ngân sách thực hiện đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025 cũng gấp gần 4 lần so với năm 2015-2020 (339 nghìn tỷ đồng/89 nghìn tỷ đồng)," Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về các giải pháp triển khai thời gian tới, Phó Thủ tướng cho rằng, phải tập trung cao nguồn lực, đầu tư dứt điểm, không dàn trải; rút ngắn thủ tục đầu tư từ 1-2 năm; phân cấp cho địa phương thực hiện dự án.

Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo với thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, các địa phương có tuyến cao tốc đi qua; thực hiện giao ban định kỳ hàng tháng để kiểm điểm tiến độ công việc. Bộ Giao thông Vận tải và các chủ đầu tư thực hiện giao ban hàng tuần để tháo gỡ những khó khăn, xử lý các nhà thầu không đảm bảo tiến độ. Trường hợp tới đây các nhà thầu chậm tiến độ phải thay ngay. Các Ban quản lý Dự án phải chủ động phải tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, mới có thể bảo đảm tiến độ của các dự án.

"Việc hoàn thành những nhiệm vụ trên, phải khẳng định là không dễ dàng gì. Chính phủ quyết tâm rất cao để thực hiện bằng được mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, để hoàn thành 3.000km đường cao tốc đến năm 2025 và 5.000km đường cao tốc đến năm 2030. Chính phủ rất mong tiếp tục nhận được sự chia sẻ, ủng hộ của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này," Phó Thủ tướng nhấn mạnh./.

* Các tin tức trong tỉnh trên nhiều lĩnh vực cũng được đăng tải:

Nhiều vấn đề được cử tri quan tâm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn:

Ngày 8/6, Quốc hội bước sang ngày thứ 2 của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Với các vấn đề ở 3 lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, ngân hàng, nhiều ý kiến phản ánh những vấn đề cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đã được đưa ra tại nghị trường.

Nhiều vấn đề được cử tri quan tâm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Nhiều ý kiến đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung vào các vấn đề như: Giải pháp ổn định thị trường tiêu thụ nông sản; kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp... hay việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Phản ánh việc cử tri rất lo lắng tình trạng ùn tắc nông sản có thể tiếp tục tái diễn trong thời gian tới, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Hoàng Anh Công kiến nghị Bộ cần sớm có giải pháp mang tính bền vững.

Đại biểu Hoàng Anh Công, Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên nêu ý kiến: “Tình trạng ùn tắc hàng nông sản tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc gây nên rất nhiều khó khăn, tăng chi phí, gây tốn kém rất lớn, ảnh hưởng nhiều đến nền sản xuất nông nghiệp của nước ta. Theo Bộ trưởng, chúng ta cần phải làm gì? Có giải pháp gì để giúp người nông dân nâng cao chất lượng hàng nông sản, nâng cao giá trị nông sản và qua đó, tăng cường xuất khẩu và xây dựng nền xuất khẩu bền vững?”

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Anh Công, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan chỉ rõ, vấn đề ùn ứ nông sản ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong một khoảng thời gian nhất định, công tác kiểm soát chất lượng nông sản giữa hai bên khác nhau, thì còn bởi tư duy sản xuất nông nghiệp của chúng ta đang tồn tại những vấn đề cần phải thay đổi: “Chỉ có một cách duy nhất là chúng ta tổ chức lại sản xuất trước tiên, tổ chức sản xuất, tổ chức thị trường, tổ chức lại các hiệp hội, ngành hàng, để mà dẫn dắt cho câu chuyện thay đổi tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, cũng như là định vị lại thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Bộ Ngoại giao cũng đã dự thảo xây dựng riêng một thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, để chúng chuyển dần theo chỉ đạo của Chính phủ, là chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch, tất nhiên là chuyển dần chứ khổng thể đột ngột, bởi vì cả hai phía tương tác với nhau”.

Tiếp tục chất vấn người đứng đầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu Lý Văn Huấn đề cập tới một trong những vấn đề thời sự, đó là thực phẩm “bẩn”: “Hiện nay, tình trạng thực phẩm “bẩn”, bị ô nhiễm diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống nhân dân. Vậy Bộ trưởng có giải pháp gì để kiểm soát lĩnh vực này trong thời gian tới?”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trả lời: “Về thực phẩm “bẩn”, mặc dù đây là lĩnh vực liên Bộ, nhưng trước tiên, với tư cách người quản lý ngành sản xuất, thì chúng tôi có trách nhiệm hoàn toàn ở đó. Bởi từ thực phẩm “bẩn” còn đưa ra chế biến, đưa ra phân phối, có cả một chuỗi… Có khi sản xuất sạch, nhưng khi ra thị trường thành “bẩn” bởi còn nhiều tác nhân. Nhưng trách nhiệm Bộ trưởng là ở khâu sản xuất, chúng ta chuẩn hóa vùng trồng, vùng nuôi, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và những chất có thể độc hại cho sức khỏe con người… Chúng ta chưa nghĩ tới sạch để mà xuất khẩu, mà sạch để cho bản thân người Việt Nam chúng ta sử dụng”.

Ngoài các nhóm vấn đề về nông nghiệp, Quốc hội đã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ 2 thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Nêu một số khó khăn trong thực tế triển khai Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Lâm Thành đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ các giải pháp để tháo gỡ khó khăn: “Doanh nghiệp phản ảnh, trong quá trình, gặp các vướng mắc về cách xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, thời điểm lập hóa đơn và quy định về việc lập hóa đơn riêng đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế. Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính đã tháo gỡ các vướng mắc đó như thế nào để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp và để nghị quyết của Quốc hội và những chính sách có lợi sớm đi vào cuộc sống?”

Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc trả lời: “Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43, lúc đó Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 15 về vấn đề giảm thuế. Tổng số theo dự kiến giảm khoảng độ 64.000 tỷ. Phần giảm từ 10% xuống 8% thì xuất hóa đơn riêng. Tuy nhiên, sau khi có nhiều ý kiến, một số ý kiến của cơ quan báo chí và một số ý kiến của doanh nghiệp, thì chúng tôi đã đề nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gộp vào cùng một hóa đơn, không tách riêng nữa, vì thực ra đối với nhiều loại hàng hóa mà tách riêng thì thuận lợi hơn, đặc biệt là hàng hóa bán lẻ. Hiện nay thì chúng tôi thực hiện hóa đơn điện tử, thì ngoài hóa đơn có mã, thì những loại hóa đơn không có mã, ví dụ như là của các doanh nghiệp lẻ thực hiện, thì việc xuất hóa đơn 2 loại hóa đơn vay khác nhau, thì nó cũng thuận lợi. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến, chúng tôi đã hoàn thiện và sửa đổi, đề nghị sửa đổi Nghị định 15 để thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém gắn với xử lý nợ xấu; cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại; việc quản lý, kiểm soát tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, nhất là cho vay chứng khoán, bất động sản và phát hành trái phiếu doanh nghiệp... cũng được chất vấn tại nghị trường.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, khoá XX, nhiệm kỳ 2020-2025:

Với tinh thần cải cách hành chính, kịp thời xem xét cho ý kiến lãnh đạo, chỉ đạo các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Ngày 7/6, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh. Tham dự có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, khoá XX, nhiệm kỳ 2020-2025
Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tiến hành thảo luận, cho ý kiến về chủ trương bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022, nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên (trong đó tỉnh Thái Nguyên dự kiến được bố trí 70 tỷ đồng để đầu tư dự án Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng tâm thần kinh Thái Nguyên); Giao kế hoạch ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021 - 2022.

Sau thời gian làm việc với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 14, khóa 20, nhiệm kỳ 2020-2025 đã hoàn thành toàn bộ nội dung theo chương trình đã đề ra. Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Đồng chí giao Đảng đoàn HĐND tỉnh phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục rà soát, chuẩn bị tốt các nội dung của Kỳ họp thứ 6 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa 14 theo quy định; Các sở ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý các dự án sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách, đặc biệt là các dự án khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn tỉnh để có giải pháp giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Đồng chí cũng chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.

Thẩm tra các tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XIV:

Ngày 10/6, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm tra các báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 6 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự hội nghị có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Mai Thị Thuý Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

Thẩm tra các tờ trình và dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XIV
Toàn cảnh hội nghị.

Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì thẩm tra 11 nội dung liên quan đến các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp. Các thành viên của Ban Kinh tế - Ngân sách và lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh đề nghị làm rõ một số nội dung như: Quy mô của các mô hình ứng dụng công nghệ cao (Đối với Tờ trình, dự thảo Nghị quyết quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh); đánh giá sự phù hợp quy hoạch của các công trình dự kiến xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch hiện có, đánh giá cụ thể thực trạng hoạt động của các công trình và tính cấp thiết đối với việc xây dựng các công trình mới để ưu tiên các công trình trong phân kỳ đầu tư...

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cơ quan tham mưu UBND tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu và bổ sung, hoàn thiện các văn bản./.

Sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của công dân:

Ngày 10/6, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã tiếp và giải quyết đơn của công dân tại xã Phương Giao, huyện Võ Nhai.

Sớm giải quyết nguyện vọng chính đáng của công dân
Toàn cảnh buổi tiếp công dân.

Mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Đành được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 xây tặng nhà tình nghĩa năm 2011, trên thửa đất số 81, tờ bản đồ số 85, xã Phương Giao. Tại thời điểm xây dựng, nhà Mẹ Dương Thị Đành chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2021, UBND huyện Võ Nhai xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho Mẹ Dương Thị Đành tại thửa đất đã xây dựng nhà. Thời điểm đó, gia đình Mẹ Dương Thị Đành đã làm các thủ tục đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, gia đình vẫn chưa được miễn, giảm tiền sử dụng đất.

Tại buổi tiếp, sau khi các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải trình làm rõ vụ việc. Theo đó, đối chiếu với các quy định hiện hành của pháp luật, Mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Đành đủ điều kiện để xét miễn tiền sử dụng đất.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét và có văn bản trả lời công dân, UBND huyện Võ Nhai sớm hoàn thiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và miễn tiền sử dụng đất cho Mẹ Việt Nam anh hùng Dương Thị Đành theo quy định của pháp luật./.

Thái Nguyên: Nhịp độ phát triển kinh tế đang theo hướng tích cực:

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh ước đạt 7,08%, nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh đang đi theo hướng tích cực.

Thái Nguyên: Nhịp độ phát triển kinh tế đang theo hướng tích cực
6 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 17,2 tỷ USD, bằng gần 54% kế hoạch năm

Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh ước đạt 7,08%. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,51%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,25%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng gần 6%. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 17,2 tỷ USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước và bằng gần 54% kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt trên 9.500 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với cùng kỳ và bằng xấp xỉ 60% dự toán cả năm…

Theo đánh giá, nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh đang đi theo hướng tích cực. Đây là tiền đề quan trọng để Thái Nguyên hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trong năm 2022./.

Thu Hương tổng hợp

Tin mới hơn

Điểm sự kiện tuần từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2022

Tin 24h ngày 22/12/2024

Dự báo thời tiết trên Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh mạnh gây thời tiết xấu như thế nào?
Điểm sự kiện tuần từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2022

Tin 24h ngày 21/12/2024

Ngày 20/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 18 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Điểm sự kiện tuần từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2022

Tin 24h ngày 18/12/2024

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, khu vực này rét kéo dài, ban đêm trời rét sâu.
Điểm sự kiện tuần từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2022

Tin 24h ngày 17/12/2024

Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tiểu thương đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân có nhu cầu chơi Tết sớm.
Điểm sự kiện tuần từ ngày 30/5 đến ngày 5/6/2022

Điểm sự kiện từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024

Từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 15/12/2024

Tin 24h ngày 15/12/2024

Sáng 15/12, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn.
Tin 24h ngày 14/12/2024

Tin 24h ngày 14/12/2024

Quốc hội Hàn Quốc chiều 14/12 đã nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật bất thành vào đêm 3/12, quyết định đình chỉ chức vụ của ông cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra quyết định phục chức hay cách chức.
Tin 24h ngày 12/12/2024

Tin 24h ngày 12/12/2024

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 2.661 bị hại trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips và đồng phạm.
Tin 24h ngày 11/12/2024

Tin 24h ngày 11/12/2024

Ngày 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 131/CĐ-TTg về việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp ngay từ khâu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Điểm sự kiện từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024

Điểm sự kiện từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024

Từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...