Theo báo cáo của Ban quản lý ngôi đền, hiện có 21 tổ chức đến từ 13 nước gồm: Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Mỹ, Australia, Hungary và Hàn Quốc tham gia thực hiện các dự án trùng tu. Do ngôi đền lúc xây dựng ban đầu không sử dụng xi măng, cát và sắt nên trong quá trình trùng tu các thợ xây cũng chỉ sử dụng đá sa thạch để đảm bảo tính thuần chủng của ngôi đền.

campuchia day manh trung tu ngoi den angkor wat
Tại một công trường trùng tu.

Ông On Si Na, một thợ xây nói: "Chúng tôi thực hiện theo nguyên tắc thô sơ, không sử dụng công nghệ cao. Chúng tôi chỉ nhặt những viên đá rơi rớt đưa vào vị trí cũ của nó và thay thế những viên đá không còn giá trị sử dụng".

Angkor Wat, ngôi đền được xây dựng từ hơn 1000 năm trước tại cố đô Siem Reap với diện tích rộng hơn 162 ha nay đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của các du khách trong khu vực và thế giới.

Ban đầu ngôi đền được xây dựng như một đền thờ Ấn Độ giáo và dần chuyển sang Phật giáo. Đến năm 1992 khu quần thể Ăng-co-vát đươc tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới. Từ đó đến nay, ngôi đền luôn được Chính phủ Campuchia quan tâm trùng tu, sửa chữa./.