Facebook Zalo youtube Tiktok

Biến tướng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng khó kiểm soát

Xã hội
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng đang bị “trượt” theo những biến tướng khó kiểm soát.
aa

Sau gần 2 năm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được phổ biến rộng rãi đến nhiều địa phương trong cả nước. Bên cạnh sự “nở rộ” của các liên hoan hát văn, hầu đồng được tổ chức quy mô, bài bản và đảm bảo tôn vinh những giá trị của di sản, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng đang bị “trượt” theo những biến tướng khó kiểm soát.

Nở rộ thực hành nghi lễ

Tại Hà Nội, kết quả kiểm tra sơ bộ của Sở VH&TT Hà Nội năm 2018 chỉ ra, sinh hoạt Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ diễn ra ở hầu khắp các quận, huyện, thị xã với khoảng hơn 1.900 đền, điện thờ Mẫu ở mỗi tư gia. Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam - Tứ phủ không chỉ diễn ra tại các đền phủ nổi tiếng, quy mô lớn, mà còn diễn ra tại chùa, đền, đình, miếu, trong điện thờ tư gia…, những nơi mà trước đây rất hạn chế những hoạt động này. Thậm chí thực hành tín ngưỡng còn xuất hiện tại các cuộc khai mạc hội nghị, hội chợ hay sự kiện... làm sai lệch giá trị tín ngưỡng.

Tại hội thảo “Bảo tồn phát huy giá trị di tích, lịch sử, văn hóa Thủ đô Hà Nội” diễn ra mới đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay việc thực hành nghi thức hầu đồng đang bị biến tướng nghiêm trọng. Hiện tượng hầu đồng mọi lúc, mọi nơi, hầu đồng trong Phủ Trần Triều, tại các chùa, đình và cả các sư cũng tham gia hầu đồng. Tại các đền to, phủ lớn, trong các dịp lễ thường hầu đồng ở mọi ban, thậm chí cả ngoài sân, bật loa đài hết cỡ. Bên cạnh đó, sự bùng phát trình đồng, mở phủ cũng dẫn đến sự biến đổi trong hàng ngũ con nhang, đệ tử.

bien tuong trong thuc hanh tin nguong tho mau ngay cang kho kiem soat
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh minh họa

Hiện tượng người dân theo hầu đồng chạy đua thứ hạng, phân chia “Đồng sang, Đồng nát” cũng khá phổ biến. Đồng giàu có giá lên tới bạc tỉ, hoặc vài trăm triệu. Đồng nghèo thì chỉ vài triệu cũng 1 giá hầu. Đồng giàu cầu kỳ, kỹ tính chọn cung văn phải là anh văn nức tiếng xa gần. Đồng nghèo không có tiền mời cung văn thì dùng băng đĩa hát hầu. Trước đây, cung văn chỉ có 1 - 2 người, nhưng ngày nay, ban cung văn phát triển đến 5 - 6 người có cả phối âm, phối khí, diễn xướng. Với số lượng cung văn đông, cộng với thiết bị âm thanh chuyên dụng được mở hết công suất, không gian của từng cung hầu chật hẹp, cung nọ lấn át cung kia tạo nên khối tiếng ồn hỗn độn, mất đi vẻ tôn nghiêm nơi bản đền, bản phủ.

GS. Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nhận định: “Tính thương mại và vụ lợi trong thực hành tín ngưỡng thể hiện trong hình thức ban phát lộc, cung cách cầu xin của con nhang đệ tử. Mấy chục năm trước việc hầu đồng còn “sạch”, mỗi giá hầu đều tùy tâm, biện lễ, quần áo cũng đơn giản. Giờ mọi thứ đã thay đổi, nhiều giá đồng người ta còn mang yếu tố thời trang vào lễ phục lên đồng, đưa bài hát mới vào các giá đồng. Đơn cử như các bài hát “Hôm qua em đi chùa Hương”, “Hoa đẹp Chăm pa”, “Em là cô gái Lào”, “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”, thậm chí cả múa sạp Tây Bắc... đã làm sai lệch các lễ thức trong đạo Mẫu”.

Khó kiểm soát biến tướng

Vì đâu việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đang có chiều hướng phát triển phức tạp, biến tướng, sai lệch so với lễ thức đạo Mẫu. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Yên, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam: “Hầu đồng vốn chưa có quy định, khuôn mẫu cố định. Những tranh luận về nghi lễ hầu đồng cũng có nhiều ý nghĩa khác nhau. Vấn đề đặt ra là kế thừa như thế nào, chọn thời điểm nào... Chúng ta cần thái độ phê phán, góp ý và tiếp thu để đi đến đồng thuận. Trên hết vẫn là ý thức trách nhiệm và kiến thức của các thanh đồng, cung văn với nghi lễ truyền thống, bởi họ là những người thực hành và nắm giữ nghi lễ, giới thiệu giá trị văn hóa của Việt Nam”.

Có thể thấy, để giải quyết những bất cập này cần có sự điều tra nghiên cứu một cách bài bản tất cả những di tích có liên quan và có thực hành tín ngưỡng để có cơ sở quản lý. Cần chuẩn hóa nghi lễ hầu đồng để có căn cứ chấn chỉnh các nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu, ngăn chặn những biến tướng trong quá trình thực hành di sản. Cùng với đó, cần đề cao vai trò của những chủ đền, nhất là những người nổi tiếng có uy tín trong giới và những “con nhang, đệ tử” để tạo được ảnh hưởng của họ đối với việc thực hành tín ngưỡng một cách bài bản. Mặt khác ở góc độ chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý Nhà nước kiên quyết với những thực hành trái đạo lý truyền thống để ngăn chặn, như vậy sẽ tạo ra được môi trường lành mạnh cho hoạt động này trên địa bàn.

Trong khuôn khổ Liên hoan văn hóa tín ngưỡng thờ Mẫu lần thứ IV, năm 2018 (từ 1 - 3/10/2018) tại Đền Thiên Vương Thịnh, xã Đông Dư, UBND huyện Gia Lâm, nhiều thanh đồng tham gia liên hoan cũng cho rằng, vấn đề hiện nay là cần nhận diện quá trình thực hành tín ngưỡng một cách cụ thể, nâng cao hiểu biết chuyên môn, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật... để định hướng và đưa ra một quy chuẩn mẫu trong thực hành tín ngưỡng, xây dựng thành văn bản có sự chọn lọc để mọi người hiểu và thực hành theo đúng nghi lễ cổ truyền, để trong thực hành nghi lễ, nhất là nghi lễ hầu đồng được đúng đắn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Mẫu. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kiên quyết đối với những trường hợp lợi dụng mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân, làm mất đi giá trị nhân văn, nét đẹp văn hóa tâm linh của tín ngưỡng này./.

Theo Hân Vũ/Báo VOV

Tin mới hơn

Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...