Facebook Zalo youtube Tiktok

Chầu văn – một hình thức trong tín ngưỡng thờ đạo Mẫu

Văn hóa
Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu (trong đó có múa hát Chầu văn) vừa được quốc tế công nhận là di sản của thế giới - niềm tự hào của dân tộc ta.
aa

Hát Chầu văn bắt đầu từ một tín ngưỡng dân gian xa xưa, khi con người tin vào sự có mặt của các thần thánh, chư tiên hầu hạ Ngọc Hoàng Thượng đế - Người sáng lập ra trời đất. Họ chia thế gian làm 3 giới: Thiên đình, Âm phủ và Thủy phủ. Mỗi giới đều có vị thần riêng. Nhiệm vụ của các thần ấy là che chở cho loài người chống lại mọi sự quấy nhiễu của yêu quái.

Việc liên hệ thường xuyên giữa "người trần" với các vị thần ấy phải thông qua các nhân vật trung gian như đạo sĩ, phù thuỷ, các ông đồng, bà cốt. Từ những nhân vật trung gian này “đẻ” ra các "con công đệ tử", các điện thờ. Có nơi ngồi đồng hầu bóng là một tốp vài người, có nơi chỉ có một người và từ đó hình thành nên một loại diễn xướng khá phức tạp nhưng phong phú, mà ca nhạc đóng một vai trò quan trọng. Đó là lối hát Chầu văn. Có vùng còn gọi là Hầu văn (Trung bộ), hát bóng (Nam bộ). Hát Chầu văn rất chú trọng đến cung văn. Cung văn là một người vừa đàn giỏi hát hay, vừa là một thầy cúng chuyên nghiệp thuộc nhiều làn điệu và bài văn. Phụ họạ cho cung văn có nơi còn thêm người đánh thanh la, trống phách…

chau van mot hinh thuc trong tin nguong tho dao mau

Một thanh đồng đang biểu diễn chầu văn. (ảnh: Hoàng Anh)

Từ đời Lê, Lý, Trần rồi những năm 20 đến 40 của thế kỷ vừa qua, là thời kỳ thịnh vượng của hát Chầu văn - bởi đó là những năm "Đồng, Đình, Đắt, Đám". Đi kèm với hát Chầu văn phải kể đến múa thiêng với "khăn chầu, áo ngự" theo từng nhân vật. Người lên đồng đóng vai những thần thánh với đầy đủ cá tính, nhất là khi được thăng hoa về mặt hưng phấn. Họ hát lên ở trong lòng và dồn ra những động tác múa - với những động tác cách điệu, ước lệ: múa kiếm, múa nón, múa khăn, múa chèo đò… trong các bài “Quan Giáng”, “Ông Hoàng Mười”, “Cô Bơ”…

Lời trong hát Chầu văn hầu hết là ca ngợi các vị thần thánh, các ông hoàng, bà chúa theo thể thơ lục bát (6/8) hoặc song thất lục bát (7-7/6-8), hay thể thơ 7 từ, 4 từ. Trong khi hát có thêm các tiếng đệm như “i”, “a” hoặc điệp lại lời. Ông quan nào, ông hoàng nào, cô nào, cậu nào đều có riêng bài bản nấy. Người trong giới khi nghe không thể lẫn vào đâu được".

Trong hát Chầu văn miền Bắc có nhiều điệu như: dọc, cờn, xá, phú, nhịp 1, chèo đò... Ở miền Trung có các điệu như: Đằng, Thải, Tẩu, Rơi, sắp long lanh... Lối hát bóng ở miền Nam cũng mang đặc điểm và quy luật của phong cách hát Chầu văn miền Bắc và miền Trung, một số điệu có chịu ảnh hưởng của hát Bội với các hơi Đào, hơi Nam...

Trong thời kỳ cải lương phát triển ở Hà Nội những năm đầu của thế kỷ XX, Chầu văn còn thu nhập cả điệu "xang xừ líu" và một số điệu khác theo thị hiếu lúc bấy giờ. Ngoài giọng hát thì cây đàn Nguyệt đóng một vai trò chủ đạo, có nơi còn thêm đàn Cò (Nhị) và bộ gõ để diễn tả sự dồn dập, vui tươi, bổng trầm, khoan nhặt...

Loại trừ hủ tục "lên đồng", lợi dụng nó để mê hoặc lòng người, chúng ta "gạn đục khơi trong" của thể ca nhạc cổ truyền này để phục vụ đắc lực cho đông đảo quần chúng yêu thích khi một nội dung lành mạnh đáp ứng những yêu cầu và tình cảm mới của thời đại. Điều đó mấy chục năm qua ở các địa phương trên miền Bắc cũng như ở các tỉnh miền Nam sau ngày giải phóng cũng đã đổi mới để phát huy hiệu quả của thể loại này - bằng cả hát và múa - trong sinh hoạt văn nghệ quần chúng, cũng như trong các chương trình biểu diễn trên sâu khấu chuyên nghiệp.

Những năm 60 của thế kỷ vừa qua, nhiều đoàn nghệ thuật đã dàn dựng nhiều tiết mục hát Chầu văn. Khá nhiều giọng hát Chầu văn có phong cách biểu diễn mới, có lối hát hấp dẫn mượt mà đã chiếm được cảm tình của khán giả cũng như thính giả như: Kim Liên, Thế Tuyền, Bạch Phượng, Thanh Hoài, Minh Phúc, Thái Hùng, Hoàng Thanh, Trung Sinh... trong đó có nhiều người đã được Nhà nước ghi nhận và khen tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú.

NSND Kim Liên ở đoàn chèo Nam Định, sau những dịp sang biểu diễn ở Paris (Pháp) cũng như một số nước khác về cho biết: Các bạn quốc tế cũng rất thích lối hát Chầu văn của Việt Nam, đặc biệt là những người Việt Kiều ở xa Tổ quốc khi nghe hát đã như gợi nhớ những kỷ niệm không phai nơi quê hương xứ sở và rất vui khi được thưởng thức lại những món ăn tinh thần cổ truyền của dân tộc.

Từ việc chỉ phục vụ trong các điện miếu với đối tượng "lên đồng", ngày nay các làn điệu hát Chầu văn đã được khai thác phát huy trong cuộc sống mới. Bên cạnh giữ nguyên lời cổ, còn có lời hát mang nội dung mới, phục vụ rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, góp phần "khơi nguồn" trong toàn bộ nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú đa dạng. Tín ngưỡng thờ đạo Mẫu (trong đó có múa hát Chầu văn) vừa được quốc tế công nhận là di sản của thế giới - niềm tự hào của dân tộc ta./.

Theo VOV.VN

Tin mới hơn

Chính thức đệ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản thế giới

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Chính thức đệ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản thế giới

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Chính thức đệ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản thế giới

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
Chính thức đệ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản thế giới

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Chính thức đệ trình UNESCO công nhận hát Then là di sản thế giới

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...