Facebook Zalo youtube Tiktok

Giữ gìn, phát huy nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu​

Xã hội
Cuối năm vừa qua, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
aa

Điều này đã khẳng định những giá trị to lớn của di sản, đồng thời góp phần làm phong phú thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam và thế giới. Cùng với việc được vinh danh, vấn đề đặt ra hiện nay là trách nhiệm của chúng ta trong việc tuyên truyền để người dân, những người thực hành tín ngưỡng nhận thức đúng giá trị di sản, từ đó gìn giữ, phát huy nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu, để đạo Mẫu xứng tầm là di sản, là niềm tự hào của người Việt.

Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt phân bố ở nhiều địa phương của nước ta, trong đó Nam Định được coi là trung tâm thờ cúng Thánh Mẫu. Hoạt động nổi bật của Tín ngưỡng thờ Mẫu là nghi lễ hầu đồng, mang giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Nó là kho tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về thần linh. Đó còn là các hình thức diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa thông qua hình thức hát văn, các hình thức trang trí, kiến trúc dân gian phong phú, hấp dẫn.

giu gin phat huy net dep cua tin nguong tho mau
Tái hiện một phần nghi lễ Hầu đồng

Không chỉ thỏa mãn ước mơ về đất trời mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật nảy nở sinh sôi của người nông dân thời phong kiến, tín ngưỡng thờ Mẫu còn đáp ứng nhu cầu tâm linh của tầng lớp thương nhân đô thị, hình thành từ thế kỉ 16, 17 và phát triển mạnh đến nay. Không chỉ chứa đựng giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc, đó là tâm thức “Uống nước nhớ nguồn”, trong đó người Mẹ - Mẫu là trung tâm, Tín ngưỡng thờ Mẫu còn thể hiện một cách độc đáo tinh thần yêu nước, đạo lý uống nước nhớ nguồn thông qua việc tôn vinh những người có công với đất nước. Nhân vật được thờ ở các phủ, điện thờ Mẫu thường là những anh hùng đã chiến đấu hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trải qua thời gian, Tín ngưỡng thờ Mẫu, mà tiêu biểu là nghi lễ hầu đồng đang dần bị biến dạng, bị thương mại hóa. Nhu cầu hầu đồng của người dân ngày một tăng, dẫn đến hiện tượng quá tải trong việc tổ chức hầu đồng ở các đền phủ, đặc biệt là các đền phủ lớn.

Tình trạng một số đền, phủ xuất hiện nhiều đồng đua, đồng đú - những người không có căn cốt hầu đồng nhưng chạy theo loại hình diễn xướng này như một sự cuồng tín, học hát vội vã qua băng từ, không theo quy chuẩn, làm mất đi nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu.

giu gin phat huy net dep cua tin nguong tho mau
Thủ nhang Nguyễn Văn Minh, đền Đức thánh Vua Bà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho rằng: "Ảnh: Quang Hùng

Thờ Thánh Mẫu là một nghi thức lâu đời được truyền lại cho đến bây giờ. Thực ra xã hội bây giờ ngày càng phát triển và tương đối phong phú, tuy nhiên cái việc đặt ra hình thức như là mã to hay là mã đẹp thì không cần thiết. Quan trọng nhất là người thực hành tín ngưỡng phải có một nhận thức đúng khi mình hầu Mẫu, hầu thánh chứ không mang tính chất là khoe về tiền của hay là lợi dụng về tín ngưỡng thì điều đấy là không nên".

Để Tín ngưỡng thờ Mẫu giữ được những giá trị truyền thống, phù hợp với thuần phong mỹ tục, theo nhiều nhà nghiên cứu, quản lý văn hóa thì cần xây dựng quy ước cho việc tổ chức nghi lễ lên đồng từ lễ vật cung tiến, hàng mã, phục trang, hóa trang, vũ đạo, âm nhạc, cách thức ban phát lộc thánh… để tiến tới xây dựng những vấn hầu thanh lịch, tránh phô diễn, khoe khoang giàu có, trục lợi cá nhân trong các hoạt động liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu.

Tiến sĩ Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long – Hà Nội cho rằng: "

Hầu đồng là phải chuẩn, không được biến dạng, kể cả biến dạng về động tác, biến dạng cả về lời hát văn, đặc biệt là không được thương mại hóa và nếu như thế thì nó làm mất đi giá trị của văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải tuyên truyền và quản lý, điều chỉnh, góp ý kiến chứ không thể quản lý một cách thô bạo được vì văn hóa tín ngưỡng rất tế nhị và tâm linh".

giu gin phat huy net dep cua tin nguong tho mau
Ảnh: Quang Hùng

Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia cho rằng: Lâu nay, đạo Mẫu phát triển tự do, rộng khắp nhưng lại không có một quy chuẩn gì, trong khi đó nhiều thanh đồng lại thiếu một kiến thức đầy đủ về Tín ngưỡng thờ Mẫu. Vì vậy, các cơ quan quản lý văn hóa, nhà chuyên môn cần xây dựng chương trình phổ biến kiến thức về đạo Mẫu nói chung và hầu đồng nói riêng để cộng đồng có những tri thức, hiểu biết khoa học về di sản.

Từ đó, người dân sẽ chủ động tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy, kế thừa và phát triển di sản một cách đúng đắn

"Phải tìm cách quản lý thích hợp để họ ý thức hơn về hành vi tín ngưỡng của họ. Cái quan trọng là phải tác động những chủ thể của văn hóa này để tự họ thay đổi, họ có ý thức rõ hơn trách nhiệm đối với di sản và bảo vệ di sản. Kinh nghiệm thấy rằng nếu họ đứng ngoài cuộc thì không thể nào thành công được" - Giáo sư Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm này, GS-TS Nguyễn Chí Bền - nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam cho rằng: "Để bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản thì ngành văn hóa phải đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của những người thực hành di sản và người dân, để họ nhận thức các giá trị của tín ngưỡng, từ đó mới có thái độ đúng trong việc đưa di sản đi đúng hướng, đúng quy chuẩn".

Quan trọng nhất vẫn là việc giáo dục đối với đội ngũ những người hành nghề của tín ngưỡng này và cũng phải để cho người dân người ta hiểu rất rõ, tín ngưỡng này không chỉ là có lên đồng mà còn rất nhiều thứ của nó như lễ hội, sáng tạo văn chương, nó có tình thương của người mẹ. Cho nên phải làm cho người dân nhận thức được và chính bản thân của ông đồng, bà đồng nhận thức được cái đó, kể cả những cái chúng ta cảm thấy là phức tạp nhất, ví dụ như ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín của hầu đồng, chứ còn không nên áp dụng các biện pháp hành chính quá cứng nhắc và máy móc.

Sau khi “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt lịch trình cho các hoạt động bảo tồn di sản thờ Mẫu từ năm 2017 - 2022. Theo đó, từ năm 2017 - 2019 tập trung thực hiện các hoạt động nhận thức xã hội về nghi lễ hầu đồng, phục hồi một số hoạt động lễ hội, sưu tầm, nghiên cứu, tư liệu hóa, xây dựng trang web về Tín ngưỡng thờ Mẫu; từ năm 2020 - 2022 tập trung thực hiện các hoạt động truyền dạy hát văn, quảng bá di sản, hoàn thành và cập nhật kiểm kê quốc gia về việc thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung.

Song song với những biện pháp này thì công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người thực hành di sản và người dân là rất cần thiết, để những giá trị văn hóa, tâm linh tốt đẹp của di sản được gìn giữ và phát huy./.

Theo Hồng Bắc/VOV-Trung tâm Tin

Tin mới hơn

Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).

Tin bài khác

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Tin 24h ngày 18/9/2024

Tin 24h ngày 18/9/2024

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị.
Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Thần tốc mở đường vào Làng Nủ, chuyện bây giờ mới kể

Ngay khi nghe tin lũ quét, sạt lở đất vùi lấp hàng chục hộ dân ở Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai), hàng chục công nhân ngành giao thông đã lập tức có mặt, không ngại nguy hiểm, mở đường để lực lượng cứu nạn sớm tiếp cận hiện trường.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc