Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Triển lãm sẽ giới thiệu đến đông đảo công chúng hình ảnh và phiên bản tài liệu của 18 trang châu bản, 18 trang mộc bản triều Nguyễn khái quát về 9 Quốc hiệu của đất nước ta từ khởi thủy đến 1945.

Các tài liệu này cho biết từ khởi thủy đến năm 1945, đất nước ta đã trải qua 9 lần thay đổi Quốc hiệu, từ Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, đến Việt Nam rồi Đại Nam.

Tùy theo bối cảnh chính trị, xã hội của từng thời kỳ mà các triều đại ở Việt Nam trong lịch sử lần lượt thay đổi tên đất nước, chọn nơi định đô mới với ước mong về một đất nước thịnh vượng, vững bền. Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới thời Nguyễn là một dấu mốc lịch sử quan trọng, để rồi hôm nay quốc hiệu Việt Nam đã trở thành hai tiếng thiêng liêng và niềm tự hào của dân tộc trên bản đồ thế giới.

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315
Khai mạc triển lãm Quốc hiệu và kinh đô đất nước qua các thời kỳ lịch sử

“Kể từ buổi bình minh của dân tộc, đất nước ta đã chứng kiến bao thăng trầm, vượt qua bao sóng gió để tồn tại, đứng vững và tự hào tiến bước con đường hội nhâp và phát triển hôm nay. Trên dặm dài lịch sử ấy, đất nước ta đã nhiều lần dời đổi kinh đô, thay đổi quốc hiệu. Lịch sử những lần thay đổi quốc hiệu và kinh đô này đều được ghi chép trong sử liệu của các triều đại, mà minh chứng xác thực gần nhất chính là thông tin từ các trang châu bản, mộc bản của triều Nguyễn-triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).

Sự hiện diện của các Di sản Tư liệu Thế giới này trong không gian của Hoàng thành Huế - Di sản Văn hóa Thế giới là một sự kết hợp hết sức ý nghĩa trong dịp kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước, khẳng định bề dày lịch sử và chiều sâu văn hóa Huế - nơi hội tụ và tỏa sáng của tinh hoa văn hóa dân tộc” - TS. Phan Thanh Hải trao đổi

Triển lãm sẽ được mở cửa từ ngày khai mạc đến ngày 1/12/2016.

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315
Phiên bản mộc bản khắc về việc Hùng Vương đặt Quốc hiệu Văn Lang vào năm 1998 TCN
trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315
Bản khắc in ra về việc vua Hùng cho đóng đô ở Phong Châu
trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315

Phiên bản mộc bản về việc Kinh Dương Vương đặt tên nước

vào năm 2879 TCN

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315

Năm mậu Thân 1428, Lê Lợi lên ngôi đổi quốc hiệu Đại Việt và

cho đóng đô ở Đông Quan

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315

Phiên bản mộc bản về việc vua Gia Long cho đổi quốc hiệu Việt Nam vào năm Giáp Tý 1804. Ý nghĩa tên gọi quốc hiệu Việt Nam dưới triều vua Gia Long là: “Đặt tên tốt, lấy chữ Việt đặt ở trên để tỏ rằng nước ta nhân đất cũ mà nổi được tiếng thơm đời trước, lấy chữ Nam đặt ở dưới để tỏ rằng nước ta mở cõi

Nam giao”.

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315

Phiên bản mộc bản khắc về việc vua Minh Mạng đặt quốc hiệu Đại Nam vào năm 1838. Ý nghĩa tên gọi quốc hiệu Đại Nam: “Nước ta vốn gọi là nước

Đại Việt, nay bờ cõi ngày càng được mở rộng về phía nam, cho nên gọi là

nước Đại Nam”.

trien lam quoc hieu va kinh do dat nuoc qua cac thoi ky lich su 14315

Tấm châu bản (bản in) về bản tấu của quan viên Khâm thiên giám về việc khâm phụng thượng dụ sử dụng quốc hiệu Đại Nam vào việc in sửa lịch hiệp kỷ

dùng ban cấp cho quan chức trong kinh ngoài trấn để trọng quốc thể,

ngày 23 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 19 (1838)