Facebook Zalo youtube Tiktok

Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Việt Nam: Mong chờ một “cú hích lịch sử”

Thế giới
Mỹ và Triều Tiên cần phải thống nhất về những điều khoản cụ thể nếu hai bên muốn tạo ra bước ngoạt lịch sử tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2.
aa

Gạt bỏ sự mơ hồ

Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ hai tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/2 tới. Suốt 1 năm qua, cả hai bên đã tạo ra được chuyển biến mới mà có lẽ ấn tượng nhất trong lịch sử quan hệ khi tránh xa bờ vực chiến tranh và từng bước xây dựng sự tin tưởng nhờ các nỗ lực truyền thông cũng như ngoại giao chuyên sâu.

thuong dinh my trieu tai viet nam mong cho mot cu hich lich su
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau lần đầu tiên tại Singapore vào tháng 6-2018

Tuy vậy, chính sách ngoại giao của Tổng thống Trump đối với Triều Tiên vẫn bị chỉ trích tại Washington vì đã không mang lại những cam kết cụ thể về phi hạt nhân hóa. Về phía Triều Tiên, mặc dù đã có một số bước đi tự nguyện và có ý nghĩa, chẳng hạn như tháo dỡ bãi thử hạt nhân Punggye-ri, hay bãi thử tên lửa Sohae, nhưng nước này vẫn chưa đưa ra dấu hiệu rõ ràng về loại bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân.

Theo nhận xét của Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun, tiến bộ trên “mặt trận hạt nhân” sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore là rất nhỏ. Điều này đã làm dấy lên những lời chỉ trích và sự hoài nghi ngày càng lớn hơn đối với Hội nghị Thượng đỉnh lần hai nói riêng cũng như chính sách về Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Trump nói chung.

Vì lẽ đó, Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới cần phải tránh vết xe đổ của Hội nghị lần 1 và đưa ra những mục đích cụ thể hơn. Ông Trump và ông Kim Jong-un phải thu hẹp bất đồng và sự mơ hồ tiềm ẩn trong các vấn đề trọng tâm của cuộc đàm phán, trước khi thực hiện bất cứ biện pháp cụ thể nào cho tiến trình phi hạt nhân hóa.

Nhất trí về khái niệm phi hạt nhân hóa

Nhiệm vụ quan trọng nhất giữa hai nhà lãnh đạo là làm sao tìm được tiếng nói chung về khái niệm phi hạt nhân hóa. Trong khi Mỹ tiếp tục tái khẳng định mục tiêu của nước này là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên cần phải được thực hiện một cách triệt để và được kiểm chứng đầy đủ (FFVD) thì Triều Tiên lại chẳng bao giờ đồng ý với thuật ngữ như vậy, thay vì đó luôn cho rằng “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” nghĩa là loại bỏ mọi nhân tố đe dọa hạt nhân, bao gồm cả việc yêu cầu Mỹ rút máy bay ném bom hạt nhân hay tàu ngầm hạt nhân ra khỏi lãnh thổ Hàn Quốc. Quan điểm này đã được Trung Quốc ủng hộ, còn Hàn Quốc thì vẫn chưa thể hiện rõ lập trường.

Theo đánh giá của đặc phái viên Stephen Biegun, Mỹ và Triều Tiên vẫn cần hướng tới một “sự hiểu biết chung về tiến trình phi hạt nhân hóa” và “các bước cần thiết để đạt được một kết quả mà cả hai bên có thể chấp nhận được”. Sự mơ hồ và khó hiểu về thuật ngữ “phi hạt nhân” chỉ làm gia tăng những hoài nghi đối với các cam kết của Mỹ và Triều Tiên.

Vì thế, nhiều nhà phân tích cho rằng bức tranh toàn cảnh với nhiều chi tiết chưa được tinh lọc về vấn đề phi hạt nhân hóa Triều Tiên, cả từ góc độ chính trị lẫn kỹ thuật cần phải được xem xét kỹ lưỡng tại Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 ở Việt Nam. Đây là điều cần thiết để tạo ra nền tảng vững chắc giúp giảm thiểu những rắc rối tiềm ẩn và thách thức đối với các cuộc đàm phán tương lai.

Tương lai của liên minh Mỹ-Hàn

Một vấn đề quan trọng khác không thể bỏ qua tại cuộc gặp Thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un là tương lai của liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Nhiều nhân vật ở cả Washington lẫn Seoul lo ngại rằng, việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Hàn Quốc sẽ được đưa lên bàn đàm phán như một điều kiện trong tiến trình phi hạt nhân. Tuyên bố của Tổng thống Trump đơn phương trì hoãn cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Singapore đã làm gia tăng mối lo này. Và nguy cơ Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc ngày càng trở nên lớn hơn khi một số cố vấn chủ chốt của ông Trump, vốn ủng hộ tăng cường liên minh Mỹ-Hàn chẳng hạn như cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis hay cựu Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster rời khỏi chính quyền. Tuyên bố của Tổng thống Trump rút quân ra khỏi Syria và sắp tới có thể là Afghanistan đã khiến tương lai của liên minh Mỹ-Hàn trở nên thiếu chắc chắn hơn bao giờ hết.

Một số nhà quan sát cho rằng, việc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc có thể xảy ra như hệ quả tất yếu khi tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên hoàn thành và hòa bình được thiết lập trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên yếu tố này không thể được dùng làm con bài mặc cả để đổi lấy các nỗ lực phi hạt nhân hóa của Triều Tiên bởi nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tại Việt Nam, Tổng thống Trump nên khẳng định rõ lập trường rằng liên minh Mỹ-Hàn sẽ không bị đe dọa bởi sự hợp tác giữa Mỹ và Triều Tiên, cũng như sẽ không bị hy sinh như một phần thưởng cho phi hạt nhân hóa Triều Tiên.

Cơ chế thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn

Cuối cùng, cả Mỹ và Triều Tiên cần phải đạt được một thỏa thuận cơ bản về phương tiện và thể thức sẽ được sử dụng để thiết lập “nền hòa bình vĩnh viễn” trên Bán đảo Triều Tiên. Mặc dù Đặc phái viên Biegun thông báo rằng Tổng thống Trump “cam kết chấm dứt chiến tranh và sự thù địch trên Bán đảo Triều Tiên”, tuy vậy, các bước đi cụ thể để giành được mục tiêu trên vẫn chưa rõ ràng. Việc các bên sẽ dùng đến phương tiện nào? Hiệp ước hòa bình hoặc tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, sự kết hợp của cả hai, hay một thỏa thuận nào khác, vẫn là câu hỏi cần được thảo luận và cần có sự thống nhất để tránh nảy sinh nhầm lẫn và sự phức tạp sau này.

Cần phải nhắc lại rằng, thiết lập nền hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên, không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên mà còn phụ thuộc vào những bên liên quan khác như Trung Quốc và Hàn Quốc. Cho dù đó là đòi hỏi chấm dứt Hiệp định đình chiến hay xây dựng Hiệp ước hòa bình thì vẫn cần sự nhất trí và hợp tác của cả 4 bên. Do vậy, Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 tại Việt Nam cần phải mở đường cho việc thiết lập một tiến trình mới, xác định lợi ích chung và thu hẹp bất đồng của tất cả các bên liên quan.

Quan điểm của chính quyền Tổng thống Donald Trump về “một chế độ hòa bình hợp pháp trên Bán đảo Triều Tiên” cần phải được giải thích đầy đủ và được hiểu rõ bởi phía Triều Tiên. Bên cạnh đó, chính quyền ông Trump cũng phải giải quyết mối lo ngại của Triều Tiên rằng liệu thỏa thuận phi hạt nhân có tồn tại được ở kỷ nguyên hậu Trump hay không, cùng câu hỏi liệu thỏa thuận Triều Tiên ký kết với chính quyền ông Trump có chịu sự kiểm soát của đảng Dân chủ hay không.

Những mối lo này là không thể tránh khỏi bởi Triều Tiên đã từng đạt được một thỏa thuận chung với Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton năm 1994, nhưng sau đó thỏa thuận này đã sụp đổ khi Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền. Ông Shin Gi-wook, giám đốc Trung tâm Nghiên cứ châu Á-Thái Bình Dương Shorenstein thuộc Đại học Stanford cho rằng, Mỹ và Triều Tiên nên tiếp tục quá trình xây dựng sự tin tưởng bằng cách thừa nhận và giải quyết các mối quan tâm, lo ngại của nhau và xóa tan sự nghi ngờ giữa hai bên.

Sức ép lớn với Mỹ và Triều Tiên

Trong bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh lần 2 đến gần, Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang phải chịu sức ép rất lớn là làm sao để đạt được tiến triển trên mặt trận hạt nhân (lợi ích chiến lược đối với Tổng thống Trump) và mặt trận kinh tế (rất cần thiết đối với ông Kim Jong-un). Hai bên đều đã tạo được bước tiến lớn là chuyển từ đối đầu sang đối thoại và điều họ cần bây giờ là sự hỗ trợ lâu dài trong nội bộ quốc gia để thúc đẩy một chiến dịch ngoại giao dài hơi hơn.

Ông Shin Gi-wook nhấn mạnh, Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim Jong-un đều phải tận dụng cuộc gặp Thượng đỉnh tại Việt Nam như một cơ hội để gạt bỏ sự mơ hồ và những bất đồng liên quan đến vấn đề phi hạt nhân. Họ phải vạch ra một lộ trình toàn diện cùng những cam kết thực tế để đạt được mục đích chung. Nếu Hội nghị Thượng đỉnh lần hai tại Việt Nam không mang đến một thỏa thuận thực tiễn như đã đề cập ở trên thì chắc chắn cả ông Trump và ông Kim Jong-un sẽ phải hứng chịu nhiều “búa rìu dư luận” cả trong nước lẫn quốc tế. Không ai biết trước Tổng thống Trump sẽ tại vị trong báo lâu. Nếu vấn đề hạt nhân Triều Tiên không thể giải quyết được dưới thời của ông Trump thì nhiều khả năng hai bên sẽ lại quay trở về vị trí cũ đó là đối đầu nhiều hơn đối thoại.

Giới phân tích cho rằng, chỉ có thể bằng những động thái táo bạo, tích cực và đầy ý nghĩa cùng với cam kết chung về phi hạt nhân hóa, các bên mới có thể tạo ra bước đột phá lịch sử trên Bán đảo Triều Tiên và khuyến khích tất cả các bên liên quan hành động nhiều hơn nữa nhằm mang lại hòa bình cho khu vực. Nếu cả Mỹ và Triều Tiên thực sự có thiện chí thì thời điểm mà Hiệp ước hòa bình được ký kết, vũ khí hạt nhân cuối cùng bị loại bỏ khỏi Triều Tiên, các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên được thiết lập, sẽ không còn quá xa vời./.

Theo Hồng Anh/VOV.VN

Tin mới hơn

Chuyên gia, học giả quốc tế nhận định lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tin 24h ngày 25/12/2024

3 trường hợp phải thực hiện xác minh giấy phép lái xe từ 1/1/2025, nhiều người cần biết
Chuyên gia, học giả quốc tế nhận định lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tin 24h ngày 22/12/2024

Dự báo thời tiết trên Biển Đông xuất hiện áp thấp nhiệt đới, miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh mạnh gây thời tiết xấu như thế nào?
Chuyên gia, học giả quốc tế nhận định lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Điểm sự kiện từ ngày 16/12 đến ngày 22/12/2024

Từ ngày 16/12 đến ngày 22/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Chuyên gia, học giả quốc tế nhận định lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tin 24h ngày 21/12/2024

Ngày 20/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố 18 luật vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Chuyên gia, học giả quốc tế nhận định lạc quan về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Tin 24h ngày 18/12/2024

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, khu vực này rét kéo dài, ban đêm trời rét sâu.

Tin bài khác

Tin 24h ngày 17/12/2024

Tin 24h ngày 17/12/2024

Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tiểu thương đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân có nhu cầu chơi Tết sớm.
Điểm sự kiện từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024

Điểm sự kiện từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024

Từ ngày 9/12 đến ngày 15/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 15/12/2024

Tin 24h ngày 15/12/2024

Sáng 15/12, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Quân đoàn.
Tin 24h ngày 14/12/2024

Tin 24h ngày 14/12/2024

Quốc hội Hàn Quốc chiều 14/12 đã nhất trí luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì lệnh thiết quân luật bất thành vào đêm 3/12, quyết định đình chỉ chức vụ của ông cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra quyết định phục chức hay cách chức.
Tin 24h ngày 12/12/2024

Tin 24h ngày 12/12/2024

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 2.661 bị hại trong vụ lừa đảo của TikToker Mr Pips và đồng phạm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...