Facebook Zalo youtube Tiktok

Thời thế thay đổi, Nga-Mỹ không còn “mặn mà” với Hiệp ước INF

Thế giới
Từng được coi là một thỏa thuận lịch sử thời Chiến tranh Lạnh song vì sao Nga và Mỹ lại muốn Hiệp ước INF sụp đổ hơn là cứu vãn nó?
aa

Hiệp ước INF bị "xóa sổ", Nga – Mỹ đổ lỗi cho nhau

Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - một thỏa thuận kiểm soát vũ trang lịch sử thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và Mỹ đã chính thức sụp đổ ngày 2/8 làm dấy lên nhiều lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang mới và để ngỏ nhiều câu hỏi về những động cơ phía sau sự sụp đổ này.

thoi the thay doi nga my khong con man ma voi hiep uoc inf
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Năm 1987, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký với nhau Hiệp ước INF cấm triển khai các tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 - 5.000 km. Hơn 2.600 tên lửa đã bị phá hủy vào năm 1991.

Tuy nhiên, ngày 2/8/2019, Mỹ và Nga đã chính thức rút khỏi Hiệp ước này sau khi đổ lỗi cho đối phương đã vi phạm thỏa thuận.

"Nga hoàn toàn phải chịu trách nhiệm cho việc Hiệp ước INF sụp đổ", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định. Ông Pompeo cáo buộc Moscow đã không phá hủy hệ thống tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 - loại vũ khí mà Washington cho là vi phạm Hiệp ước.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga cũng đưa ra tuyên bố cho rằng: "Bằng việc rút khỏi Hiệp ước INF, Mỹ đã hủy hoại các công cụ quốc tế không phù hợp với mình khi viện đến những lý do khác nhau. Điều này đã dẫn đến thỏa thuận kiểm soát vũ trang này sụp đổ".

Hồi tháng 2/2019, chính quyền Tổng thống Trump đã thông báo Mỹ sẽ tạm dừng tuân thủ Hiệp ước INF và sẽ rút khỏi Hiệp ước này sau 6 tháng nếu Nga không tuân thủ. 1 ngày sau đó, Nga tuyên bố nước này cũng sẽ rút khỏi Hiệp ước lịch sử này đồng thời phủ nhận các cáo buộc của Mỹ.

Tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo rằng các động thái của Washington khi phá vỡ Hiệp ước INF cũng như các thỏa thuận kiểm soát vũ trang khác sẽ khiến Mỹ "gậy ông đập lưng ông".

Trong khi đó, ngay sau khi Hiệp ước INF bị "xóa sổ", chính phủ Mỹ tuyên bố nước này sẽ đẩy nhanh việc phát triển các loại tên lửa thông thường.

Thời thế thay đổi

Mỹ cáo buộc tên lửa 9M729 của Nga có tầm bắn xa hơn mức cho phép. NATO cũng có đồng quan điểm với Mỹ, rằng việc Nga vi phạm thỏa thuận chính là lý do Hiệp ước INF sụp đổ. Về phần mình, Nga cho rằng Mỹ cũng vi phạm thỏa thuận khi hệ thống phòng thủ Aegis Ashore của nước này ở Romania có khả năng phóng các tên lửa tấn công từ mặt đất. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vậy thực sự đâu là bên phá vỡ Hiệp ước và tại sao họ lại muốn thấy Hiệp ước này sụp đổ hơn là cứu vãn nó?

Washington và Moscow luôn cáo buộc đối phương là bên vi phạm khiến Hiệp ước INF sụp đổ. Tuy nhiên, đó có vẻ chỉ là “cái cớ” để họ hợp thức hóa việc rút khỏi Hiệp ước này bởi lý do thực sự cho việc Hiệp ước INF bị "xóa sổ" lại liên quan đến sự thay đổi trong cán cân quyền lực quân sự - khi mà môi trường an ninh hiện nay so với thời Chiến tranh Lạnh khi Hiệp ước này được ký kết đã chuyển biến đáng kể. Rõ ràng, trong một thế giới đa cực, các thỏa thuận song phương không còn là một cơ chế kiểm soát vũ trang thực sự hiệu quả.

Khi Hiệp ước INF được ký kết năm 1987, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Liên Xô đang leo thang đến mức đáng báo động khi cả hai đều lắp đặt hệ thống tên lửa tầm trung khắp châu Âu. Sự cân bằng quân sự không ổn định đặt châu Âu vào thời điểm đó ở trong tình thế vô cùng nguy hiểm. Nhưng ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, bất chấp việc Nga - Mỹ vẫn tồn tại nhiều bất đồng, thách thức lớn nhất của chính trị quốc tế không phải là Nga mà là sự nổi lên của Trung Quốc.

Các nhà quan sát cho rằng việc Trung Quốc mở rộng các hoạt động quân sự khiến Mỹ cần tăng cường sự hiện diện của các tên lửa phóng từ mặt đất tại châu Á trong khi loại vũ khí này lại bị cấm trong Hiệp ước INF. Tổng thống Trump đã nhiều lần yêu cầu thỏa thuận kiểm soát vũ trang này phải được đàm phán lại, trong đó có cả Trung Quốc song Bắc Kinh không "mặn mà' với ý tưởng này.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khẳng định: "Trung Quốc không tán thành việc biến INF thành một Hiệp ước đa phương" với lý do được đưa ra là Bắc Kinh có ít hơn nhiều số lượng tên lửa và hạt nhân so với Nga và Mỹ. Giống như Mỹ, Nga nhận ra Trung Quốc đang gia tăng sức mạnh quân sự và Moscow có nhiều lý do để lo ngại mặc dù Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình luôn tỏ ra là những người bạn thân thiết với nhau.

Nhưng nỗi lo của Nga không chỉ là vì Trung Quốc. Hiệp ước INF chỉ cấm các loại tên lửa thế hệ cũ được phát minh trước thời của Tổng thống Reagan và nhà lãnh đạo Gorbachev song cả Nga, Mỹ và Trung Quốc hiện nay đều đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh mới, bay nhanh hơn nhiều lần so với tốc độ âm thanh. Nếu được trang bị thêm đầu đạn hạt nhân, các tên lửa siêu thành này sẽ giảm đáng kể thời gian cần thiết để thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân.

Viễn cảnh một thế giới không còn Hiệp ước INF

Việc Hiệp ước INF sụp đổ hôm 2/8 tức là Mỹ và Nga chỉ còn thỏa thuận hạt nhân song phương duy nhất có hiệu lực là Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược mới (New START). Tuy nhiên, hiệp ước này cũng đang bị đe dọa "xóa sổ" khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố hồi tháng 6 rằng Washington sẽ không mở rộng thời hạn của thỏa thuận này sau năm 2021.

"Rút khỏi Hiệp ước INF mà không có biện pháp đi kèm sau đó chẳng khác nào một lời mời gọi cho cuộc chạy đua vũ trang", Thượng nghị sĩ Bob Menendez - một thành viên trong Ủy ban Quan hệ Quốc tế Thượng viện Mỹ nhận định.

Trong khi đó, Daryl Kimball - giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát vũ trang cũng đồng quan điểm với ông Menendez khi cho rằng: "Xóa sổ Hiệp ước INF mà không có kế hoạch kiểm soát vũ trang nào thay thế có thể mở ra một viễn cảnh nguy hiểm về cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và Mỹ".

Trên thực tế, những lo ngại này không phải bị làm quá lên khi mà chỉ vài giờ sau khi Hiệp ước lịch sử này sụp đổ, Lầu Năm Góc thông báo Mỹ sẽ phát triển các tên lửa thông thường phóng từ mặt đất.

"Các tên lửa lớp INF, dù là được trang bị vũ khí hạt nhân hay vũ khí thông thường đều khiến tình hình trở nên bất ổn bởi chúng có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga hoặc ở Tây Âu mà hầu như không có bất kỳ cảnh báo nào. Khả năng tấn công các mục tiêu trong thời gian ngắn của chúng làm gia tăng nguy cơ của những tính toán sai lầm trong một cuộc khủng hoảng", chuyên gia Kimball cảnh báo.

David Wright - một chuyên gia tổ chức Liên minh các nhà khoa học liên quan (Union of Concerned Scientists, Mỹ) đã miêu tả Hiệp ước INF là một thành công về mặt ngoại giao khiến thế giới trở nên an toàn hơn.

Chuyên gia này cũng thừa nhận rằng: "Thực tế là việc Mỹ và Liên Xô có thể tiến đến một thỏa thuận vào thời điểm đó là một bước đột phá đáng kể. Việc Hiệp ước INF sụp đổ có thể khiến số lượng tên lửa trên khắp thế giới tăng lên cũng như làm xói mòn lòng tin giữa 2 quốc gia và đặt họ vào thế đối đầu”.

Các nhà quan sát lo ngại sự sụp đổ của các hiệp ước kiểm soát hạt nhân cuối cùng sẽ khiến mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trở nên nguy hiểm và phức tạp hơn trong tương lai.

“Có lẽ rồi họ sẽ nhớ lại các bài học của những năm 1960 và những năm 1980, rằng các hiệp ước kiểm soát vũ trang dù không hoàn hảo song vẫn là một công cụ hữu ích để ứng phó với cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường", ông Steven Pifer - một học giả của Viện Brookings khẳng định./.

Theo Kiều Anh/VOV.VN

Tin mới hơn

Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 5/1/2025

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu du lịch Sun World Fansipan Legend, do ảnh hưởng của không khí lạnh với nền nhiệt xuống dưới 0 độ C, từ 5 giờ 30 phút sáng 5/1, trên đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, Lào Cai đã xuất hiện băng giá, tạo nên khung cảnh đẹp mắt. Đây là đợt băng giá đầu tiên xuất hiện tại núi Fansipan trong những ngày đầu năm 2025.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 2/1/2025

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 01/01/2025

10 luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 30/12/2024

Bộ Nội vụ đã có tờ trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Cổ phiếu Jeju Air "chạm đáy" sau thảm kịch hàng không

Giá cổ phiếu của Jeju Air, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu Hàn Quốc, đã rơi xuống mức thấp kỷ lục sau vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng khiến 179 trong tổng số 181 hành khách thiệt mạng.

Tin bài khác

Những thảm kịch hàng không khó tin do máy bay va phải chim

Những thảm kịch hàng không khó tin do máy bay va phải chim

Máy bay đâm phải động vật hoang dã không phải là chuyện hiếm, và hầu hết các vụ việc đều không gây tổn thất nghiêm trọng. Tuy nhiên, trên thế giới đã xảy ra những thảm kịch hàng không chết chóc xuất phát từ những cú va chạm như vậy.
Điểm sự kiện từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024

Điểm sự kiện từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024

Từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 29/12/2024

Tin 24h ngày 29/12/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Tin 24h ngày 27/12/2024

Tin 24h ngày 27/12/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hai đợt không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc nước ta từ đêm 26 đến 28/12, khiến thời tiết trở nên rét đậm, rét hại. Đợt lạnh này có khả năng kéo dài đến đầu năm 2025, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động ngoài trời và sinh hoạt của người dân.
Tin 24h ngày 26/12/2024

Tin 24h ngày 26/12/2024

Thời tiết ngày 26/12: Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại:
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...