Facebook Zalo youtube Tiktok

Mỹ lạnh gáy với thế trận và tham vọng của Nga ở Bắc cực

Thế giới
Ở vùng Bắc cực, Mỹ lép vế hẳn so với Nga. Ngoại trưởng Mỹ đã thể hiện rõ tâm thế không yên của nước này trước thế trận của Nga ở Bắc cực.
aa

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong một cuộc họp của Hội đồng Bắc cực ở Roveaniemi (Phần Lan) vào đầu tháng 5/2019 đã tuyên bố rằng Bắc cực giờ đã trở thành “một đấu trường toàn cầu”. Hội đồng này có 8 nước Bắc cực và đại diện của người dân bản địa ở vùng này.

Ngoại trưởng Pompeo bày tỏ lo lắng về cách hành xử của Nga ở khu vực này, hàm ý rằng Nga đang gia tăng hiện diện quân sự ở đây và đưa ra các yêu cầu đối với tàu bè nước ngoài phải xin phép Moscow trước khi đi qua Tuyến đường biển phương Bắc.

my lanh gay voi the tran va tham vong cua nga o bac cuc
Tàu phá băng Tor của Nga ở cảng Sabetta trên bán đảo Yamal trong vòng tròn Bắc cực, cách Moscow khoảng 2.450km. Ảnh: AFP.

Hội đồng Bắc cực vốn chỉ chủ yếu tập trung vào các vấn đề môi trường và phát triển, nay ông Pompeo lại bình luận như vậy về địa chính trị và an ninh thì đây là điều rất bất thường. Cuộc họp đã kết thúc mà không ra được một tuyên bố chung của các bộ trưởng.

Rõ ràng tầm quan trọng địa chính trị của Bắc cực đang gia tăng. Khi lớp băng co ngót do hiện tượng ấm lên toàn cầu, khu vực này ngày càng dễ khai thác, với nhiều tuyến đường biển thương mại mới kết nối châu Âu với châu Á.

Một chuyên gia cho hay các tuyến đường biển này có khả năng chuyên chở một tỷ trọng lớn thương mại toàn cầu trong tương lai.

Hành lang Đông Bắc

Tuyến đường biển phương Bắc (NSR), đôi lúc còn gọi là “hành lang Đông Bắc”, chạy dọc theo đường bờ biển phía bắc rộng lớn của nước Nga từ biển Kara tới eo biển Bering.

Đây là tuyến đường ngắn nhất nối thị trường châu Âu với châu Á-Thái Bình Dương. Theo các ước tính, hàng hóa châu Âu đi qua NSR có thể tới các cảng châu Á nhanh hơn 40% so với khi đi qua kênh đào Suez, do đó giúp tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và thời gian.

Trong quá khứ, việc này không khả thi. Tuyến đường nằm trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nga lúc ấy bị một lớp băng dày che phủ gần như quanh năm. Chỉ có một số chỗ là không có băng trong khoảng 2 tháng, nên việc đi lại qua khu vực này khá nguy hiểm và tốn kém.

Tuy nhiên trong thập kỷ qua, việc trái đất ấm lên đã làm thềm băng ở đây co ngót đi tới 13%. Hồi tháng 8/2017, chiếc tàu biển đầu tiên đã đi qua đây mà không cần tàu phá băng.

Sự thay đổi này mở ra cả một tuyến đường lớn mới và “mở khóa” cho nhiều nguồn tài nguyên khổng lồ chưa được khai phá. Ước tính 13% nguồn dự trữ dầu thế giới chưa được khám phá và 30% nguồn khí tự nhiên vẫn ẩn sâu trong lớp đất đóng băng ở Bắc cực. Nơi đây cũng phong phú vàng, urani và kim cương.

Sự quan tâm của Nga đối với vùng Bắc cực có từ thời Sa hoàng Pie Đại đế (1682-1725). Vị Sa hoàng này là người đầu tiên vẽ bản đồ đường bờ biển Bắc cực dài tới 24.000km của đất nước rộng lớn nhất thế giới này. Dưới thời lãnh tụ Xô viết Stalin, các cơ sở công nghiệp được xây dựng ở đây sử dụng nguồn nhân lực là các tù nhân.

Kể từ thập niên 1930, các tàu Liên Xô đã đi lại qua NSR, cung cấp nhiên liệu và hàng hóa cho các khu định cư ở dải bờ biển phía bắc của quốc gia này. Liên Xô đã đóng chiếc tàu phá băng hạt nhân đầu tiên của thế giới, được đặt tên là Lenin. Tàu phá băng hạt nhân Arktika là chiếc đầu tiên tới Bắc cực vào năm 1977.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, đầu tư vào khu vực này suy giảm và các khu định cư bắt đầu hư hỏng dần. NSR gần như bị bỏ hoang. Năm 1987 (khi Liên Xô còn), lượng hàng hóa hàng năm đi qua đây là 6,58 triệu tấn, nhưng vào năm 1998 (khi Liên Xô đã sụp đổ được 7 năm) thì con số trên tụt xuống mức khiêm tốn là 1,46 triệu tấn.

Tham vọng hồi sinh

Nước Nga thời Putin đã hồi sinh lại các tham vọng địa chính trị. Các nhà thám hiểm Nga đã cắm một lá quốc kỳ Nga bằng titanium lên đáy Bắc Băng Dương – điều này khiến các nước Bắc cực khác lo ngại.

Trong thập kỷ qua chính quyền Nga đã thu phí hỗ trợ hậu cần với các công ty hàng hải nước ngoài khai thác Tuyến đường biển phương Bắc. Hầu hết tàu bè đi dọc theo tuyến này đều ít nhiều cần có tàu phá băng của Nga hộ tống trên chặng đường của mình.

Năm 2018, thương mại bùng nổ trên tuyến đường biển này – tới 20 triệu tấn hàng hóa đi qua đây, gấp đôi so với năm 2017. Moscow dự kiến con số này sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2025.

Mục tiêu cuối cùng của Moscow rất tham vọng: đi lại quanh năm qua vùng này, từ đó giúp NSR cạnh tranh với kênh đào Suez.

Nga có kế hoạch đạt được điều này bằng việc củng cố đội tàu phá băng hạt nhân. Đây là đội tàu duy nhất như thế trên thế giới, do hãng Rosatom chế tạo. Công ty này hiện đang chế tạo 8 mẫu mới dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2030.

Tổng thống Putin đã tuyên bố rằng Nga phân bổ 1/10 nguồn vốn đầu tư của mình cho khu vực Bắc cực. Nhưng với tham vọng lớn của Nga thì số đầu tư này chỉ là giọt nước nhỏ.

Để đạt được các cột mốc mới về công nghiệp và cơ sở hạ tầng, Moscow cần thu hút tới 143 tỷ USD đầu tư tư nhân vào khu vực này trong 10 năm tới.

Nga đang xem xét miễn giảm 2/3 số thuế cho các công ty đầu tư vào đây. Trong bối cảnh quan hệ căng thẳng với phương Tây (nhất là Mỹ), Nga đang hướng tới Trung Quốc như một đối tác chính. Năm 2016, chính quyền Trung Quốc đã cung cấp khoản vay 12 tỷ USD giúp hãng khí đốt Nga Novatek mở một nhà máy khí hóa lỏng đầy tham vọng ở bán đảo Yamal, vùng Siberia. (Hãng Novatek hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nặng nề của phương Tây.) Nhà máy này từ khi bắt đầu hoạt động đã cung cấp khí hóa lỏng cho châu Âu và châu Á qua ngả NRS. Còn một nhà máy nữa ở Bắc cực sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023 với sự tham gia của đối tác Trung Quốc.

Trung Quốc có quan tâm đến việc tích hợp Tuyến đường biển phương Bắc vào sáng kiến Vành đai và Con đường của mình.

Về mặt quốc phòng, Nga đã và đang nâng cấp các căn cứ quân sự từ thời Xô viết dọc theo tuyến NSR, lắp đặt thêm các hệ thống phòng không và bệ phóng tên lửa diệt hạm. Hạm đội phương Bắc – hạm đội lớn nhất của hải quân Nga, đã được hiện đại hóa đầy đủ và đang diễn tập thường xuyên ở Bắc cực.

Mỹ cũng là một quốc gia Bắc cực và như Ngoại trưởng Mỹ Pompeo phát biểu tại Hội đồng Bắc cực, Mỹ sẽ không để yên cho Nga thoải mái mở rộng thế lực ở Bắc cực. Washington đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động của lực lượng tuần duyên nước này và củng cố đội tàu phá băng của họ.

Khối quân sự NATO cũng theo dõi việc Nga củng cố lực lượng quân sự ở Bắc cực. Năm 2018, khối này đã kiểm tra năng lực tác chiến ở Bắc cực thông qua cuộc tập trận Trident Junction ở miền bắc Na Uy./.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

Tin mới hơn

Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 05/11/2024

Những giờ vận động cuối cùng tại bang chiến địa gay cấn nhất bầu cử Mỹ 2024
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 4/11/2024

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Nhiều vấn đề liên quan đến ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ đã được các đại biểu quan tâm cho ý kiến.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Điểm sự kiện từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024

Từ ngày 28/10 đến ngày 3/11/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 3/11/2024

Miền Bắc nước ta vẫn đang chịu ảnh hưởng của đợt gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11. Đây là đợt không khí lạnh tương đối nhẹ nhưng cũng đã khiến trời chuyển mát, khô ráo, sáng se lạnh.
Nga cam kết nỗ lực ổn định tình hình thế giới, không chạy đua vũ trang

Tin 24h ngày 2/11/2024

Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez bắt đầu thăm làm việc tại Việt Nam

Tin bài khác

Tin 24h ngày 31/10/2024

Tin 24h ngày 31/10/2024

Cần cẩn trọng khi tham gia vào "cơn sốt" vàng
Tin 24h ngày 30/10/2024

Tin 24h ngày 30/10/2024

Dự báo, hôm nay (30/10), ở khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to trên 80mm. Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Đề phòng mưa lớn cục bộ gây ra ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
Tin 24h ngày 29/10/2024

Tin 24h ngày 29/10/2024

Việt Nam và UAE ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA): Chiều 28/10 giờ địa phương, tại Dubai (UAE) Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã chứng kiến lễ trao văn kiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA) được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi.
Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Điểm sự kiện từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024

Từ ngày 21/10 đến ngày 27/10/2024, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 26/10/2024

Tin 24h ngày 26/10/2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở tổ về các vấn đề kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 và dự kiến năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Điện lực (sửa đổi).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc