Facebook Zalo youtube Tiktok

Làm giàu khác người: Cổ phần với nông dân trồng thanh long

Xã hội
Đang có cuộc sống ổn định ở TP.Hồ Chí Minh, năm 2015, ông Bùi Đình Anh tìm đến xã Xuân Phú (Xuân Lộc, Đồng Nai) mua đất trồng thanh long ruột đỏ. Với hình thức liên kết, giao khoán cho nhiều nông dân chăm sóc, gia đình ông không chỉ có thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
aa

Hướng mới cho thanh long ruột đỏ

Gọi trang trại thanh long ruột đỏ rộng 50ha của ông Anh như một công ty cổ phần thanh long cũng đúng vì những nhân công làm việc ở đây được ông coi như đối tác, nghĩa là mỗi người được nhận, giao khoán diện tích thanh long nhất định, bỏ công chăm sóc, đến vụ thu hoạch và ăn chia theo tỷ lệ.

Tham quan trang trại thanh long ruột đỏ trải dài tít tắp của gia đình ông Anh chắc ít ai ngờ, ở vùng đất chỉ trồng 1 vụ lúa, năng suất bấp bênh mà cây thanh long ruột đỏ lại phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

lam giau khac nguoi co phan voi nong dan trong thanh long
Ông Bùi Đình Anh chia sẻ về mô hình trồng thanh long kiểu mới.

Trước khi làm nông nghiệp, ông Anh là chủ một doanh nghiệp chuyên cung cấp nguyên liệu thuốc lá cho các nhà máy, ông đã đi đến nhiều địa phương phát triển vùng nguyên liệu. Trong một lần đang băn khoăn không biết nên trồng cây gì trên diện tích đất vừa mua được ông được một người bạn gợi ý nên trồng thanh long thay vì cam.

“Tôi băn khoăn, sao có thông tin thanh long phải đổ cho bò ăn, bạn tôi bảo: Đó là loại cây cho thu hoạch tới 15-16 lần/năm. Thế là tôi bắt tay vào làm ngay” – ông Anh nói.

Đó là vào một ngày đầu năm 2015, ông đặt chân xuống Xuân Phú với một tham vọng sẽ lập một trang trại trồng trọt ở đất này. “Khi mới đến đây, chứng kiến những cánh đồng lúa cháy khô vào mùa nắng, năng suất bấp bênh, cuộc sống của người dân rất vất vả, tôi quyết định phải làm gì đó. Sau khi nghiên cứu, tôi được biết chỉ cần khoan giếng khoảng 40m là đủ nước cho tưới tiêu, trong khi cây thanh long dễ trồng, đất nào cũng phù hợp nên tôi quyết định đầu tư vào đây” - ông Anh chia sẻ.

Để có được diện tích đất đủ lớn trồng thanh long, ông phải mua của hơn 200 hộ dân với giá cao hơn thị trường. Đến hết năm 2018, trang trại có 29.300 trụ thanh long, tổng thu gần 1.300 tấn.

Một điều đặc biệt nữa trong trang trại thanh long ruột đỏ của ông Anh là cách ông liên kết với nông dân cũng thật khác người. Hiện, trang trại của ông đang có 100 công nhân, đa phần là người địa phương, khi làm việc tại trang trại, họ được học kỹ thuật chăm bón, tự chủ trong công việc với hình thức mỗi hộ dân hoặc người lao động được tự nhận diện tích, số trụ để chăm sóc, tùy theo sức khỏe, đến vụ được chia lợi nhuận theo tỷ lệ nhất định.

Nông dân phải chuyên nghiệp hơn

Ông Đình Anh chia sẻ: “Ở trang trại của tôi, bà con không phải là những người làm thuê mà tôi coi như đối tác, cùng làm việc và chia sẻ lợi nhuận. Tại đây, bà con được học kỹ năng lao động, tự chủ trong công việc, không cần phải đảm bảo làm đủ 8 giờ, chỉ cần hết việc là được”.

lam giau khac nguoi co phan voi nong dan trong thanh long
Cán bộ kỹ thuật của trang trại hướng dẫn nhân công chăm sóc thanh long. Ảnh: Trang Thảo

Để nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, ông Anh còn thuê riêng 1 kỹ sư nông nghiệp chuyên hướng dẫn bà con, công nhân làm thế nào để cây thanh long cho năng suất, chất lượng cao.

“Chính vì bà con áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc và bón phân nên năng suất và giá thành thanh long của trang trại bán ra thị trường bao giờ cũng cao hơn các nơi khác. Thành công của trang trại hôm nay không phải của một mình tôi mà là của tất cả bà con ở đây” - ông Anh khẳng định.

Khi được hỏi vì sao ông lại chọn hình thức liên kết này mà không phải là thuê rồi trả lương hàng ngày, ông Anh chia sẻ: “Khi tôi giao khoán cho bà con được làm chủ các khu vườn, họ sẽ lao động hết mình còn vì quyền lợi và thu nhập của chính họ, làm đúng kỹ thuật thì năng suất, chất lượng thanh long sẽ cao, bán được giá hơn, từ đó sẽ khuyến khích người lao động chủ động tìm tòi, học hỏi kỹ thuật để đảm bảo thanh long cho năng suất, chất lượng cao nhất để đạt lợi nhuận tối ưu.

Không chỉ được nhận diện tích chăm sóc tùy theo khả năng, năng lực, sức lao động của mình mà nông dân tham gia mô hình liên kết cũng có thể tính toán mức thu nhập hàng tháng của mình thông qua tỷ lệ ăn chia rất rõ ràng.

Theo đó, chủ trang trại sẽ cung cấp cho bà con phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến khi thu hoạch sẽ được ăn chia theo tỷ lệ trung bình 25-75% doanh thu tùy theo năm. Những năm cây còn yếu, người lao động phải bỏ công sức nhiều họ được hưởng 30%, khi cây đã lớn, phát triển tốt thì nhận 25%.

Theo định kỳ, 6 tháng một lần trang trại chia lãi cho bà con một lần, cuối năm sẽ tổng kết, công khai các khoản thu chi và chia theo tỷ lệ. Với cách làm như vậy sẽ tạo điều kiện cho người lao động tự giám sát các hoạt động cũng như chi phí của mô hình, hạn chế việc sử dụng thuốc, phân bón lãng phí.

Chủ trang trại sẽ cung cấp cho bà con phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến khi thu hoạch sẽ được ăn chia theo tỷ lệ trung bình 25-75% doanh thu tùy theo năm. Những năm cây còn yếu, người lao động phải bỏ công sức nhiều họ được hưởng 30%, khi cây đã lớn, phát triển tốt thì nhận 25%.

Ông Phan Văn Cửu - một trong những hộ tham gia mô hình chia sẻ: “Gia đình tôi vào làm trong trang trại này được 4 năm rồi. Lúc đầu vợ chồng tôi buôn bán nhỏ, thu nhập bấp bênh, kinh tế gia đình rất khó khăn. Tham gia mô hình liên kết của trang trại, gia đình tôi nhận hơn 1.400 trụ thanh long để chăm sóc, được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi tháng vợ chồng tôi có thu nhập từ 30 triệu đồng”.

Được biết, vườn thanh long ông Cửu nhận chăm sóc luôn cho năng suất cao nhất trang trại nên thu nhập của gia đình cũng được cải thiện.

Hiện, trang trại của ông Anh có 50 hộ dân tham gia liên kết theo hình thức giao khoán chăm sóc thanh long. Các hộ đều được tập huấn kỹ thuật chăm sóc thanh long để đảm bảo an toàn, chất lượng.

“Giá thanh long của tôi luôn cao hơn thị trường vì bà con ở đây được học đến nơi, đến chốn, tuyển lựa trái hết sức kỹ càng và cẩn thận” – ông Anh nói.

Ông Anh tiết lộ, 95% sản lượng thanh long từ trang trại của ông được xuất sang thị trường Trung Quốc. “Tôi đã từng xuất khẩu thanh long đi Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản nhưng hiệu quả kinh tế không cao bằng xuất đi Trung Quốc. Hiện thị trường Trung Quốc cũng có những quy định khắt khe hơn, vì vậy, người nông dân cũng phải đổi mới cách làm theo hướng chuyên nghiệp. Và chỉ có liên kết lại với nhau, nông dân mới có đủ sức mạnh để tạo ta sản phẩm hàng hóa đủ lớn, có chất lượng” – ông Anh khẳng định.

Theo Dân Việt

Tin mới hơn

Đồng Nai: Cướp trạm thu phí cao tốc sáng mùng 3 Tết

Hội nghị trực tuyến triển khai công tác tư pháp năm 2025

Ngày 17/12, đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chủ trì điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc công tác tư pháp năm 2025 do Bộ tư pháp tổ chức.
Đồng Nai: Cướp trạm thu phí cao tốc sáng mùng 3 Tết

Hội nghị báo chí toàn quốc 2024

Chiều 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Vũ Duy Hoàng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí và quản lý báo chí của tỉnh.
Đồng Nai: Cướp trạm thu phí cao tốc sáng mùng 3 Tết

Chuyển đổi số - động lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã đề ra các chỉ tiêu cụ thể ưu tiên để thực hiện chủ đề chuyển đổi số năm 2024 “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững”.
Đồng Nai: Cướp trạm thu phí cao tốc sáng mùng 3 Tết

Hôm nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng, xếp thứ hai toàn cầu

Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người).
Đồng Nai: Cướp trạm thu phí cao tốc sáng mùng 3 Tết

Hơn 8.000 người diễn thực cảnh Ngày Giải phóng Thủ đô bên hồ Gươm

Lễ khai mạc “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình diễn ra tại Công viên Lý Thái Tổ, sáng 6/10.

Tin bài khác

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tối 5/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề "Mái ấm cho đồng bào tôi".
Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Tìm thấy thi thể nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại Hà Giang

Trưa 30/9, lực lượng Công an tỉnh Hà Giang đã tìm thấy thi thể anh Tô Đình Điệp, 1 trong 4 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang).
Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân: Không tổ chức diễu binh, diễu hành

Bộ Quốc phòng quyết định không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng Toàn dân.
Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Tán thành phương án nghỉ 9 ngày dịp Tết Âm lịch 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án công chức, viên chức, người lao động nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH).
Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên và trục vớt nhịp cầu Phong Châu bị sập

Lữ đoàn Công binh 249, Binh chủng Công binh vừa hạ thủy nhịp cầu phao đầu tiên xuống sông Hồng và đang tiếp tục hoàn tất những công việc cuối cùng trước khi chính thức lắp đặt cầu phao phục vụ đi lại của người dân sau sự cố sập cầu Phong Châu qua sông Hồng, xảy ra sáng 9/9 tại huyện Tam Nông (Phú Thọ).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

[Infographics] Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành Phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên theo Kết luận số 09-KL/BCĐ, ngày 24/11/2024 và các văn ...
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...