Facebook Zalo youtube Tiktok

Hình ảnh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Cửu đỉnh ở Huế

Văn hóa
Cửu đỉnh Huế không chỉ là báu vật quốc gia thể hiện cho quyền uy và sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mà còn được đánh giá là một bộ dư địa chí, một bộ bách khoa thư độc đáo về Việt Nam hồi đầu thế kỉ 19. 
aa

Đặc biệt, trên Cửu đỉnh nhiều địa danh sông núi, biển đảo... của đất nước được thể hiện rất rõ ràng, minh xác. Điều đó cho thấy cha ông ta ngày trước rất ý thức về chủ quyền quốc gia, trong đó có vấn đề biển đảo.

Thời phong kiến, ở những nước Á Đông như Việt Nam, đỉnh được xem là thứ bảo vật, tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà vua. Hiện ở cố đô Huế vẫn còn tồn tại bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh đồng) có từ thời nhà Nguyễn, và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Cửu đỉnh của nhà Nguyễn được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cả thảy gồm có 9 cái đỉnh lớn bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu (miếu thờ các vị vua triều Nguyễn) trong Hoàng thành Huế.

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thụy hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy. Ví dụ như Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long được đặt theo thụy hiệu Cao Hoàng đế, Nhân đỉnh tượng trưng cho vua Minh Mạng được đặt theo thụy hiệu Nhân Hoàng đế...

Cửu đỉnh đặt thành một hàng ngang trước thềm Hiển Lâm Các, đối diện với Thế Miếu. Trong đó Cao đỉnh được đặt trên đường thần đạo (trục đường chính) chạy từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu - nơi đặt án và khám thờ vua Gia Long. Cao đỉnh kê ở chính giữa trong số Cửu đỉnh và là đỉnh duy nhất được đặt nhích về phía trước 3 mét với hàm ý tôn vinh vị vua sáng lập nên triều Nguyễn.

Trên mỗi đỉnh, theo lệnh vua Minh Mạng, các nghệ nhân đúc đồng phường Đúc ở Huế đã chạm khắc 17 bức họa và 1 bức thư họa mô tả các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí... Tổng thể trên 9 đỉnh có cả thảy 162 bức chạm khắc, tập hợp lại thành một bức tranh toàn cảnh về đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Có lẽ vì thế mà các nhà nghiên cứu cho rằng Cửu đỉnh là bộ dư địa chí, là bách khoa thư bằng hình khắc về nước Việt Nam thời kì ấy.

Điều đặc biệt là mỗi hình khắc bao giờ cũng có tên gọi được khắc kèm rất rõ ràng. Nhờ đó mà khi xem trên Cửu đỉnh, tuy các hình khắc được thể hiện khái lược, mang tính biểu tượng, nhưng người ta vẫn có thể dễ dàng nhận biết được đó là sông gì, đảo gì, cây gì, con gì, hoặc địa danh nào...

Điều này cũng dễ hiểu, bởi trước khi đúc Cửu đỉnh, vua Minh Mạng đã yêu cầu rõ ràng rằng: "Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả (tức chỉ mang tính giản lược, mô phỏng - PV), duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét".

Như vậy có thể thấy tính minh xác về nguồn gốc, tên gọi của các hình khắc trên Cửu đỉnh rất được vua Minh Mạng coi trọng, vì thế nó rất có ý nghĩa đối với giới nghiên cứu sau này.

Theo nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An, hình ảnh chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được khắc rõ nét nhất trên bề mặt Cao đỉnh với 3 hình ảnh là Biển Đông (Đông Hải), ô thuyền (loại thuyền tuần tiễu trên biển của thủy binh thời vua Gia Long) và con ba ba. Ngoài ra, trên Nhân đỉnh còn có chạm khắc hình ảnh Biển Nam (Nam Hải), cá voi, đồi mồi. Trên Chương đỉnh có hình ảnh Biển Tây (Tây Hải), thuyền rồng, con rùa. Và trên Nghị đỉnh, Dụ đỉnh, Thuần đỉnh... có hình cửa biển Thuận An, cửa biển Đà Nẵng, biển Cần Giờ...

Qua quan sát thực tế trên Cửu đỉnh, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, ba vùng biển Đông Hải, Nam Hải và Tây Hải của Việt Nam được khắc với hình ảnh sóng nước nhấp nhô, ẩn hiện rất nhiều đảo lớn nhỏ và chính giữa hình khắc có các chữ Hán nổi thể hiện rõ tên của mỗi vùng biển.

Theo các nhà nghiên cứu, thời vua Minh Mạng, ranh giới hành chính các địa phương và các vùng biển được phân chia rất rõ ràng trong phân cấp quản lý nhà nước. Theo đó, Biển Đông (Đông Hải) kéo dài từ phía Bắc cho đến Bình Thuận, bao gồm cả dải cát vàng Hoàng Sa, Trường Sa hay còn gọi là Vạn lý Ba Bình. Biển Nam (Nam Hải) bao gồm từ Bình Thuận đến Hà Tiên có nhiều hòn đảo như Đại Kim, Mảnh Hảo, Nội Trức, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Châu... tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia… Biển Tây (Tây Hải) là vùng biển giáp với vịnh Thái Lan.

Như vậy, cùng với hàng loạt tài liệu Hán-Nôm cổ, trong đó có Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những hình ảnh biển đảo được khắc trên bộ Cửu đỉnh sẽ là một nguồn tư liệu quý về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.

hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Cửu đỉnh đặt ở dưới thềm Hiển Lâm Các (phía trước sân Thế miếu) trong Hoàng thành Huế. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Đỉnh ở chính giữa có tên là Cao Đỉnh được đặt cao hơn các đỉnh còn lại. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Cao Đỉnh được đặt cao hơn 8 đỉnh còn lại với hàm ý tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Nguyễn Ánh, niên hiệu Gia Long. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
9 đỉnh khác nhau về trọng lượng, bộ chân, cũng như bộ quai ở trên, đặc biệt khác ở hình chạm xung quanh mỗi đỉnh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Du khách thăm quan tìm hiểu và lưu lại những họa tiết trên Cửu đỉnh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Khách thăm quan ngồi nghỉ trên bậc thềm của Hiền Lâm Các và ngắm nhìn Cửu đỉnh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng biển Đông Hải được khắc trên Cao đỉnh. Biển Đông Hải có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được khắc vào năm 1836 dưới triều vua Minh Mạng. (Ảnh: Hoàng Quang Hà)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng biển Nam Hải được khắc trên Nhân đỉnh. Nam Hải là phần lãnh hải nằm ở phía Nam của Nam bộ, tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia... (Ảnh: Hoàng Quang Hà)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Năm Minh Mạng thứ 17, nhà vua cho khắc hình tượng Ô thuyền lên Dụ đỉnh. Vào triều Nguyễn có trang bị loại thuyền này cho quân tuần tiễu dọc bờ biển bởi nó có buồm, có tay chèo nên tốc độ lướt sóng nhanh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng Thuyền lâu được khắc trên Nhân đỉnh, là loại thuyền lớn đóng bằng gỗ tốt có tầng lầu đẹp (đây là thành tựu nổi bật của ngành đóng tàu thuyền của nước ta dưới thời nhà Nguyễn). Thuyền được dùng cho vua, hoàng gia hoặc các quan đại thần đi hộ giá. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng thuyền Hải đạo được khắc trên Nghị đỉnh. Thủy binh nhà Nguyễn điều động loại thuyền này rất linh hoạt trong chiến đấu và diễn tập trên sông nước. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng Lê thuyền được khắc trên Tuyên đỉnh. Đây là loại thuyền có 12 tay chèo dùng để đi trên biển khi có gió to và nước lớn chảy xiết khá an toàn. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng Đa tác thuyền được khắc trên Cao đỉnh. Vì thuyền lớn nên cũng gọi là tàu có khả năng đi biển được dài ngày, vượt đại dương. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng Hỏa phún đồng được khắc trên Huyền đỉnh. Đây là loại ống đồng đốt đạn, một loại vũ khí trang bị cho quân đội và cấp cho các đài quan sát trên núi cao dùng để phát hỏa lệnh khi có việc cấp báo. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng cửa biển Thuận An được khắc trên Nghị đỉnh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình tượng chi chít hạt mưa (vũ) được khắc trên Huyền đỉnh. Theo Kinh Dịch, mưa thuộc về quẻ Khảm, tượng nước. Mưa là hiện tượng thời tiết, khí hậu do hơi nước bốc lên, ngưng tụ lại, rồi rơi xuống. Mưa tạo nên cân bằng sinh thái và sự sống của muôn loài. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Hình ảnh Hải Vân sơn và Hải Vân quan được khắc trên Dụ đỉnh. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Phía mặt sau của Cao đỉnh được khắc hình súng Thần công. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
hinh anh quan dao hoang sa va truong sa tren cuu dinh o hue
Phía mặt sau của Cao đỉnh được khắc hình mặt trời. (Ảnh: Trần Thanh Giang)
Theo TTXVN

Tin mới hơn

Triển lãm những bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa

Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển”

Sáng 24/10/ 2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Lễ kỷ niệm và Hội thảo khoa học “Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”.
Triển lãm những bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa

Tin 24h ngày 20/7/2024

Theo thông cáo đăng tải trên nhật báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba, Cuba sẽ để tang chính thức tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 6 giờ ngày 20/7 (giờ địa phương) tới 24 giờ ngày 21/7, trong khi nghi thức quốc tang sẽ diễn ra trong cả ngày 22/7.
Triển lãm những bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa

Nữ sinh Đắk Lắk đạt 28 điểm khối C nhưng 0 điểm bài tiếng Anh vẫn đỗ tốt nghiệp THPT

Chiều 18/7, cô Tô Thị Minh Thu, Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Dương Thị Lâm Mai (ngụ xã Hòa Phú, TP Buôn Ma Thuột) đạt điểm các môn rất cao: Văn 8,75 điểm, Toán 8 điểm, Lịch sử 9,25 điểm, Địa lý 9,5 điểm và GDCD 9,75 điểm, tiếng Anh 0 điểm. Xét theo khối C00 (Văn, Sử, Địa), thí sinh này đạt 27,5 điểm. Nếu xét tuyển theo khối C20 (Văn, Địa, GDCD) thí sinh này đạt điểm rất cao 28 điểm.
Triển lãm những bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa

Lần đầu tiên tổ chức Lễ hội đua thuyền các huyện đảo trong cả nước

Ngày 22/3, lần đầu tiên Lễ hội đua thuyền giữa các huyện đảo trong cả nước diễn ra tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh
Triển lãm những bằng chứng lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa

Hơn 5.000 người diễu hành áo dài tại Thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 8/3

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TW, Thành phố Hồ Chí Minh cùng hơn 5.000 phụ nữ và người yêu áo dài của thành phố cùng đồng diễn tiết mục "Tôi yêu áo dài Việt Nam" trên Phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Tin bài khác

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Cùng em vẽ tranh trong vườn thi họa

Vườn thi họa là một trong những hoạt động bên lề do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh tổ chức nhân dịp Lễ hội thơ Nguyên tiêu 2024 vừa qua với mong muốn lan tỏa tình yêu văn học và hội họa tới thế hệ trẻ. Ở trong vườn, các em thanh thiếu nhi ở nhiều lứa tuổi sẽ họa lại các câu thơ chọn lọc về chủ đề "Tiếng ca người Việt Bắc" của các tác giả tiêu biểu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật ở 6 tỉnh vùng Việt Bắc.
Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ban hành nhiều quyết định ghi danh di sản vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Khai hội chùa Hương

Khai hội chùa Hương

Sáng 15/2/2024 (mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn 2024 chính thức khai mạc với chủ đề "Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện" nhằm khẳng định giá trị văn hóa lễ hội chùa Hương và phát huy giá trị quần thể di tích Quốc gia đặc biệt Hương Sơn - chùa Hương (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội).
Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Ngày 24/12, khánh thành cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Tuyên Quang, đến nay, dự án đường cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã cơ bản hoàn thành. Lễ khánh thành dự án được tổ chức vào ngày 24/12/2023 theo đúng tiến độ thực hiện dự án điều chỉnh được duyệt.
Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ 11/12, du khách được phép thông quan qua khu vực cầu Bắc Luân II

Từ ngày 11/12/2023, khách sử dụng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới chính thức được phép thông quan qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (khu vực Bắc Luân II).
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...