Đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập
Phóng viên trao đổi với gia đình ông Nguyễn Hữu Hoan và bà Nguyễn Thị Dung, ở Tổ dân phố Sơn Trung, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên. |
Trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Hoan và bà Nguyễn Thị Dung, ở Tổ dân phố Sơn Trung, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, chúng tôi cảm nhận rõ niềm tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình ánh trong đôi mắt hai ông bà đã ngoài 80. Trải qua bao khó khăn, gian khó của cuộc sống lập nghiệp xa hương, ông bà nuôi dạy 6 người con trưởng thành, giữ cương vị lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước. Các con dâu, con rể đều thành đạt trong lĩnh vực công tác. Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, ông Hoan luôn động viên cũng như giành tất cả cho việc học hành của con cháu.
Ông Nguyễn Hữu Hoan, Tổ dân phố Sơn Trung, phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên chia sẻ: "Trước đây, cho các cháu đi học rất vất vả, học xa nhà, nên chúng tôi phải tăng gia thêm".
PGS.TS Nguyễn Khải Hoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Trảo, Tuyên Quang cho biết: "Noi gương truyền thống gia đình định hướng cho các cháu để tiếp cận với các nội dung chương trình, phát huy đạo đức, truyền thống".
Dòng họ Thân ở Phú Bình luôn chú trọng công tác khuyến học trong dòng họ, bởi thế mà hằng năm gia đình nào cũng được tuyên truyền và quán triệt quy ước học tập của dòng học. |
Xác định dòng họ muốn phát triển thì phải coi trọng việc học làm đầu, từ nhiều năm nay, dòng họ Thân ở Phú Bình luôn chú trọng công tác khuyến học trong dòng họ bởi thế mà hằng năm gia đình nào cũng được tuyên truyền và quán triệt quy ước học tập của dòng học.
Ông Thân Thế Hùng, Trưởng dòng họ Thân ở Phú Bình cho hay: "Để công tác khuyến học ngày càng đi vào nền nếp và có hiệu quả, chúng tôi đã xây dựng quỹ khuyến học, biểu dương các cháu học tập có thành tích".
Em Thân Quý Mùi, xã Tân Đức, huyện Phú Bình cho biết: "Chúng em cố gắng gìn giữ để xây dựng dòng họ Thân lớn mạnh".
Từ những thành công của các mô hình học tập trên, năm 2021, Hội Khuyến học tỉnh đã triển khai thí điểm mô hình công dân học tập tại huyện Định Hóa, Đồng Hỷ và thành phố Sông Công và bước đầu thu được kết quả tích cực.
Ông Lương Minh Tiến, Chủ tịch Hội Khuyến học TP Sông Công nhấn mạnh: "Chúng tôi có 3 đơn vị, mỗi xã, phường chọn 1 đơn vị. Mỗi đơn vị chọn 10 gia đình tiêu biểu. Đến tháng 4 năm 2021, chúng tôi có 216 công dân học tập đạt các tiêu chí Công văn 210 đưa ra".
Từ những gia đình học tập tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Hữu Hoan, hay các dòng họ học tập xuất sắc như dòng họ Thân là những nhân tố góp phần xây dựng nên cộng đồng học tập, xã hội học tập. Các mô hình học tập đã đem lại lợi ích thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi gia đình và cộng đồng.
Bà Đỗ Thị Thìn, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên khẳng định: "Để làm tốt công tác xây dựng các mô hình về học tập, chúng tôi sẽ bám sát 2 đề án do Hội Khuyến học Việt Nam đảm nhiệm và có chỉ đạo xuống các cơ sở để thực hiện, góp phần xây dựng các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập; để góp sức vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ở các cấp".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói… kế thừa truyền thống tốt đẹp đó bằng cách chú trọng triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực văn hóa - giáo dục... Đặc biệt, trong bối cảnh lịch sử mới, toàn tỉnh chung tay xây dựng xã hội học tập theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là cách thiết thực để chúng ta làm theo lời Bác Hồ dạy, tập trung "diệt giặc dốt” trong tình hình mới./.