Cụ thể, ngày 20/3/2019, nhận được tin báo của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã kiểm tra tại gia đình ông Hoán nuôi 19 con lợn, trong đó có 03 con lợn đã chết, với biểu hiện tai và vùng da mỏng tím tái; còn lại có biểu hiện sốt, bỏ ăn, lười uống nước, lờ đờ, rất yếu. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên lấy 03 mẫu huyết thanh để làm xét nghiệm thì cả 3 mẫu đều dương tính với với dịch tả lợn châu Phi.

Ngay trong chiều ngày 22/3/2019, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên và chính quyền địa phương đã cùng chủ hộ tiêu hủy toàn bộ đàn lợn ốm, chết của gia đình ông Nguyễn Hoán; tổng số lợn bị tiêu hủy là 19 con với tổng trọng lượng 2.625kg.

Để hạn chế dịch bệnh lây lan và phòng chống dịch theo quy định, cùng ngày, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Nguyên cùng chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy thêm 16 con lợn tại hộ nhà ông Nguyễn Huyên là hộ giáp ranh liền kề với hộ ông Nguyễn Hoán tại tổ dân phố 2A, phường Phố Cò, tổng trọng lượng là 768kg. Đồng thời, đơn vị chuyên môn đã phun thuốc và rắc vôi bột để tiêu độc, khử trùng tại 2 điểm trên.

thanh pho song cong xuat hien be nh di ch ta lo n chau phi
TP Sông Công tăng cường công tác kiểm dịch động vật

Trước tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thành phố Sông Công đã yêu cầu bổ sung thêm 1 chốt kiểm dịch ở khu vực phát sinh ổ dịch; nâng lên thành 5 chốt kiểm dịch tạm thời tại các điểm ra vào thành phố. Đặc biệt là tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để người dân nghiêm túc thực hiện “5 không” (không giấu dịch, không buôn bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết và không vứt xác lợn chết ra môi trường...).

Song song với công tác kiểm soát vùng dịch, với các vùng bị uy hiếp, thành phố Sông Công đã tập trung rà sát kiểm tra toàn bộ đàn lợn và xây dựng phương án tiêu hủy khi có dịch xảy ra. Còn với các xã, phường vùng đệm, thành phố đã chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc theo qui định./.