cau truyen hinh ky niem 70 nam ngay thuong binh liet sy dang dung viet nam
Hoạt cảnh sân khấu tái hiện lại Lễ mít tinh Ngày Thương binh toàn quốc 27/7/1947

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh và đông đảo người dân đã đến dự tại các điểm cầu.

cau truyen hinh ky niem 70 nam ngay thuong binh liet sy dang dung viet nam
Các đại biểu dành một phút tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ

Dự cầu truyền hình tại Khu di tích Quốc gia 27/7, xóm Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương. Tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Bùi Xuân Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Vũ Hồng Bắc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; Mẹ Việt Nam anh hùng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ; các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh. Cầu truyền hình đặc biệt được Đài PT-TH Thái Nguyên nối sóng trực tiếp trên các kênh sóng của Đài.

cau truyen hinh ky niem 70 nam ngay thuong binh liet sy dang dung viet nam
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dành tặng những bó hoa tươi thắm nhất tri ân đến các Mẹ Việt Nam Anh hùng; người có công với cách mạng

Với thời lượng 120 phút, cầu truyền hình được thực hiện tại 4 điểm cầu, gồm: Khu di tích lịch sử Quốc gia 27-7, ở xóm Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ (Thái Nguyên); Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại đường Bắc Sơn, quận Ba Đình (Hà Nội); Thành cổ Quảng Trị và Đền tưởng niệm Bến Dược, huyện Củ Chi (T.P Hồ Chí Minh).

cau truyen hinh ky niem 70 nam ngay thuong binh liet sy dang dung viet nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên thắp hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ

Ý tưởng xuyên suốt của chương trình cầu truyền hình "Dáng đứng Việt Nam" được gói gọn trong hai từ "danh tính". Sự lựa chọn này xuất phát từ hoàn cảnh khi những người chiến sỹ hành quân, tất cả họ cùng hòa vào cùng đoàn quân tiến ra tiền tuyến để bảo vệ Tổ quốc. Nhưng khi họ mất đi, có những người có tên trên bảng ghi danh, nhưng cũng có người khuyết danh, chẳng để lại thông tin gì về bản thân. Với những thế hệ đi sau, điều có thể làm là tìm lại và khắc ghi những công lao, những đóng góp to lớn của các thế hệ anh hùng đó.

cau truyen hinh ky niem 70 nam ngay thuong binh liet sy dang dung viet nam
Tiết mục múa hát "Bác Hồ một tình yêu bao la" được biểu diễn trong chương trình

Với ý nghĩa đó, bên cạnh những tiết mục nghệ thuật đặc sắc, được dàn dựng công phu với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, chương trình còn mang tới cho khán giả hơn 20 câu chuyện rất đặc biệt, được thực hiện tại nhiều địa phương trong cả nước. Đó là hành trình gần 40 năm tìm mộ con - liệt sỹ Nguyễn Kỳ Sơn, hy sinh trong trận chiến ác liệt kéo dài 81 ngày đêm tại thành cổ Quảng Trị, của gia đình ông Nguyễn Kỳ Ngộ (Quảng Bình). Đó là câu chuyện 2 người mẹ đợi con 30 năm, dù con đã hy sinh trong trận chiến CQ88...Hay là câu chuyện về kho hơn 70.000 kỷ vật tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 và hành trình đi tìm chủ nhân của đôi bông tai mà liệt sỹ Nguyễn Văn Đồng để lại...

Với sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức, chương trình cầu truyền hình Dáng đứng Việt Nam một lần nữa đã khẳng định thông điệp "Thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau không bao giờ quên công lao to lớn của các thương binh, liệt sỹ – những người đã đem máu xương mình tạc nên “Dáng đứng Việt Nam, hy sinh cho Tổ quốc trường tồn. Ngọn lửa của lòng yêu nước được hun đúc, truyền lại từ thế hệ cha ông đi trước sẽ được tiếp nối, truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay"./.