NÂNG CAO KỸ NĂNG SƠ CẤP CỨU TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CỘNG ĐỒNG
Những nguồn thông tin xuyên tạc sự thật đang tràn lan trên mạng xã hội.

Ở trong và ngoài nước, bằng các hình thức in ấn tài liệu, thành lập các tổ chức phản động chống đối, gần đây lợi dụng triêt để sự phát triển của công nghệ, trên không gian mạng các đối tượng thù địch, phản động tiếp tục tập trung công kích, xuyên tạc lịch sử đất nước một cách trắng trợn. Âm mưu của chúng là nhằm “nắn dòng dư luận”, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự hoài nghi, mơ hồ phá hoại tư tưởng đối với Nhân dân Việt Nam.

Lợi dụng dư luận trong nước nóng lên với chủ đề: nên hay không nên để môn Lịch sử là môn tự chọn cho cấp học THPT, ở nước ngoài một số đối tượng có liên quan đến tổ chức khủng bố Việt Tân tranh thủ tiến hành xuất bản cuốn sách “Đôi dòng sử Việt”. Điều đáng nói là nhiều nội dung trong cuốn sách đã xuyên tạc trắng trợn vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam; thay vào đó lại vinh danh một số ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.

Trên một số trang mạng xã hội như “Tiếng dân”, “Tivi tuần san”... thông qua hình thức đăng tải video clip, bình luận chuyên đề... các đối tượng thù địch lật lại những thông tin, sự kiện cũ đã được lịch sử khẳng định rồi suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích, gây hoang mang cho người nghe, người xem, trong đó tập trung nhiều nhất vào Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: "Các thế lực thù địch cũng nhận thấy được lợi ích của mạng xã hội và lợi dụng nó để chống phá Đảng và Nhà nước ta, tuyên truyền làm sai lầm những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam. Với mục đích của chúng là muốn thông qua mạng xã hội làm lung lay niềm tin của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng nhà nước, và tạo ra sự hoài nghi trong nội bộ nhân dân, nhất là đến giới trẻ, những người còn ít va chạm và tiếp xúc các vấn đề xã hội. Mục tiêu của chúng là hình thành một thế hệ có suy nghĩ đòi xét lại lịch sử, xẽ lại quá khứ và phản bác lại những cống hiến của cha anh trong quá khứ. Đây cũng là những thủ đoạn nhằm phá hoại về mặt tư tưởng chính trị".

Đáng chú ý gần đây, tại Washington (Mỹ), cái gọi là “tập hợp vì dân chủ cho Việt Nam” đã tổ chức hội thảo có chủ đề “Nhìn lại chiến tranh Việt Nam” và đưa ra một số luận điểm bịa đặt, biện hộ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chúng kêu gọi sứ mệnh của người trẻ tại hải ngoại sẽ phải tiếp tục đồng hành, tiếp tục tranh đấu cho tự do và dân chủ ở Việt Nam. Hay xung quanh bộ phim tài liệu 10 tập The Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) được Mỹ công chiếu, một số người trong nhóm "Văn đoàn độc lập" đã xét lại lịch sử cho rằng: “Có nhất thiết phải qua chiến tranh mới giành được độc lập?. Sự hy sinh sương máu qua 2 cuộc kháng chiến có thực sự cần thiết?.

Trên môi trường mạng chúng ra sức rêu rao, xuyên tạc, bịa đặt bóp méo tất cả những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam, lãnh tụ của Đảng. Bằng nhiều thủ đoạn, hình thức phát tán thông tin, đối tượng hướng đến là những người trẻ, những người chưa có nhiều trải nghiệm, tò mò, dễ dao động.

Bà Dương thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm GDTX và dậy Nghề thành phố Sông Công, Thái Nguyên lo lắng: "Nhận thức của các em về các vấn đề cũng chưa thật sự đầy đủ, chính vì vậy khi tiếp cận với các nội dung có thể là bị bóp méo sự thật, hoặc những nội dung xuyên tạc ở các nguồn thông tin không chính thống dẫn tới nhận thức bị sai lệch. Tôi nghĩ đây không chỉ là sự lo lắng trăn trở mà còn là vấn đề nguy hiểm về nhận thức cũng như hình thành về ý thức, ý chí của các em".

Càng nguy hiểm hơn trên không gian mạng bất kể ai cũng không khó để có thể tiếp cận đến những bài viết thâm độc này. Có những sự kiện lịch sử bị bóp méo hoàn toàn, nhưng có những sự kiện chúng chỉ lồng ghép một phần rất nhỏ những câu chuyện với ý đồ xấu khiến người đọc, người nghe hoài ghi, mơ hồ về lịch sử.

Sinh viên Nguyễn Như Quỳnh - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên chia sẻ: "Em bắt gặp rất nhiều câu chuyện lịch sử ở trên mạng xã hội, trong đó cũng có những câu chuyện chính thống và những câu chuyện sai lệch với sự thật. Cũng không thể dễ dàng để loại bỏ những tin không chính thống được".

Sinh viên Nguyễn Đức Tuấn - Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên chia sẻ thêm: "Chúng ta không có cái nhìn tổng quát cũng như là không có một kiến thức sâu rộng thì chúng ta sẽ dễ dàng bị các thế lực thù địch đánh lừa những thông tin mà chúng ta tưởng chừng như đó là thật. Em nghĩ rằng mạng xã hội là môi trường tốt, tuy nhiên cũng sẽ là con dao hai lưỡi nếu như chúng ta sử dụng nó không đúng".