Quản lý tài nguyên khoáng sản từ cơ sở

Mỏ khai thác cát sỏi khu vực suối Kẻn được cấp phép khai thác mỏ cát trên địa bàn 3 xã Ký Phú, Vạn Thọ, Lục Ba từ năm 2017 và tiến hành hành khai thác vào năm 2022. Tuy nhiên do chưa thực hiện một số một số thủ tục pháp lý theo quy định nên đơn vị đã bị huyện Đại Từ xử phạt vi phạm hành chính. Mỏ khai thác cát sỏi khu vực suối Kẻn đã được khai thác trở lại dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, chính quyền và người dân địa phương.

Quản lý tài nguyên khoáng sản từ cơ sở
Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Mỏ khai thác cát sỏi khu vực suối Kẻn chia sẻ: chúng tôi chấp hành đầy đủ các thủ tục như: xin cấp đất, rồi xin phê duyệt thuê đất theo quy định. Ngoài ra những về công tác giải phóng mặt bằng chúng tôi cũng đã thực hiện theo đúng chủ trương là đồng thuận với người dân và làm các thủ tục thuê đất đối với nhà nước

Ông Lỗ Thanh Hiệp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ký Phú, ĐạiTừ, Thái Nguyên cho biết: Bà con dân cùng với đảng, chính quyền địa phương, giám sát việc thực hiện của các đơn vị dự án nói chung trong đó dự án mỏ cát sỏi nói riêng và khi có dấu hiệu đơn vị cho máy móc xa ở bên ngoài cái phạm vi thì có phản ánh kịp thời.

Còn đối với doanh nghiệp này được cấp phép khai thác khoáng sản tại mỏ thiếc Tây Núi Pháo từ năm 2017. Trong quá trình sản xuất đơn vị đặc biệt trú trọng thực hiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản theo quy định. Đồng thời triển khai các công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải, xây dựng bãi thải quặng đuôi, nhà chứa chất thải nguy hại.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên -Vimico cho biết: Lãnh đạo Công ty dánh giá rất cao sự phối hợp, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo địa phương, đặc biệt là sự giám sát của cơ quan quản lý và nhân dân địa phương, qua việc chỉ đạo cũng như giám sát của cơ quan quản lý, người dân địa phương thì chúng tôi cũng đã tiếp thu thực hiện nghiêm túc tất cả các kiến nghị cũng như làm sao đảm bảo cho cái công tác môi trường là được tốt nhất.

Trên địa bàn huyện Đại Từ hiện có 34 mỏ khai thác khoáng sản. Số lượng mỏ lớn, địa bàn rộng nên công tác quản lý tài nguyên khoáng sản gặp khá nhiều khó khăn. Một số vụ việc vi phạm quy mô lớn đã xảy ra làm thất thoát nguồn tài nguyên khoáng sản và ảnh hưởng đến môi trường cũng như tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Đây là vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý của cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Quản lý tài nguyên khoáng sản từ cơ sở
Ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, Thái Nguyên cho biết: Sau nhiều năm, nhiều vụ việc phức tạp ở những năm trước đây, giờ chúng tôi đã rút kinh nghiệm và quản lý theo quy định pháp luật từ cấp cơ sở đến huyện, trách nhiệm của người đứng đầu của huyện cũng như của xã, các đơn vị hành chính được giao nhiệm vụ.

Tài nguyên khoáng sản phong phú là một trong những thế mạnh của Đại Từ. Tuy nhiên cùng với việc làm sao khai thác hiệu quả nguồn lực này, cấp ủy, chính quyền nơi đây cũng cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Dựa vào dân, dựa vào cơ sở đi đôi với việc nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu vẫn là kinh nghiệm quý cần được tiếp tục phát huy./.