Phú Lương bảo tồn giá trị văn hóa di sản phi vật thể - đã psts 24.8
Trong hội tụ các sắc màu văn hóa đa dạng của tỉnh Thái Nguyên, Phú Lương được biết đến là nơi có cộng đồng các dân tộc đang sinh sống với nhiều nét văn hóa đặc trưng phong phú.

Ở Làng Văn hóa văn nghệ dân tộc Dao xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, điệu hát Pả Dung truyền thống đã, đang được bà con nhiều thế hệ bảo tồn, gìn giữ và phát huy.

Bà Đặng Thị Hoa, xóm Suối Bốc, xã Yên Ninh, huyện Phú Lương chia sẻ: "Từ khi còn bé được nghe mẹ ru, tôi cảm thấy điệu hát Pả Dung rất hay. Sau này, thấy các cụ nào biết hát, tôi đều học hỏi".

Phú Lương bảo tồn giá trị văn hóa di sản phi vật thể - đã psts 24.8
Huyện Phú Lương có 6 di sản văn hóa Quốc gia được công nhận, người dân ở đây đang góp sức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các di sản, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.

Phú Lương hiện có 6 di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận, gồm: múa Tắc xình của người Sán Chay; hát Sấng cọ; Lễ hội cầu mùa; Lễ hội đền Đuổm; nghi thức trình diễn khèn Mông và nghệ thuật trình diễn dân gian Pả Dung của người Dao. Thời gian qua, nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các di sản phi vật thể trên địa bàn đã được triển khai thực hiện với mục tiêu quan trọng nhất là gìn giữ các giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu.

Bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Phú Lương cho hay: "Từ việc xây dựng đội ngũ cộng đồng nghệ nhân tại cộng đồng dân cư, chúng tôi xây dựng các mô hình câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ; đồng thời, chúng tôi cũng quan tâm đến việc kêu gọi các dự án liên quan đến bảo tồn trang phục và đạo cụ".

Trong Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn, Phú Lương đã xác định những mục tiêu rõ ràng cho việc phát huy giá trị của từng di sản cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2025; trong đó, đặc biệt đặt ra yêu cầu phát huy giá trị di sản gắn với xây dựng đời sống văn hóa và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.