Facebook Zalo youtube Tiktok

Mệnh lệnh của Di chúc Bác Hồ

Chính trị
Di chúc được Bác sửa lại một số lần, bổ sung thêm nội dung, nhưng rất ngắn gọn, cụ thể, sâu sắc.
aa

Sáng 10/5/1965, trong thời điểm khắp nơi đang sôi nổi thi đua lập thành tịch mừng thọ Bác Hồ 75 tuổi, tại nhà sàn trong khu Phủ Chủ tịch, Bác bắt đầu đặt bút viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc, để lại những lời dặn dò cho hậu thế trước lúc Người thanh thản đi vào cõi vĩnh hằng hơn 4 năm sau đó.

Di chúc được Bác sửa lại một số lần, bổ sung thêm nội dung, nhưng rất ngắn gọn, cụ thể, sâu sắc. Biết rằng mình không thể sống cho đến ngày Tổ quốc được thống nhất, non sông thu về một mối, nhưng Bác tin tưởng chắc chắn rằng sự nghiệp kháng chiến cứu nước, thống nhất non sông sẽ nhất định thắng lợi.

menh lenh cua di chuc bac ho
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời rất chú trọng đến vấn đề xây dựng Đảng. (Ảnh tư liệu)

Phải xứng đáng là lãnh đạo, là đầy tớ

50 năm sau ngày Bác đi xa, nhưng hình ảnh, tư tưởng của Bác vẫn mãi mãi trường tồn với non sông đất nước. Đọc lại Di chúc, soi xét kết quả thực hiện những lời dặn dò của Bác, chúng ta thấy được tầm nhìn vĩ đại của một anh hùng dân tộc, với những vấn đề đặt ra còn nguyên tính thời sự.

Tôi thấy rằng thực hiện Di chúc Bác Hồ, điều chúng ta làm được là đã đi đến đích với thắng lợi vẻ vang, thống nhất đất nước năm 1975. Đây là điều Bác đau đáu nhất từ thời niên thiếu, để rồi quyết định xuất dương “tìm hình của nước” vào năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng. Và kể từ khi tiến hành đổi mới năm 1986., chúng ta cũng đã có nhiều thành tích đáng tự hào về phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, làm cơ đồ ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Tôi là một người lính cận vệ của Bác Hồ, được ở bên cạnh để bảo vệ Bác trong những năm tháng cuối cùng trước lúc Người đi xa, rồi sau đó lại được giao nhiệm vụ cầm cây bút, cái chổi gìn giữ những kỷ vật nơi Bác ở và làm việc. Sau 50 năm, giở lại bản Di chúc mà mình đã thuộc lòng, đã mang theo suốt nửa thế kỷ thì vẫn thấy đau đáu một điều, và đó là điều Bác căn dặn: “Trước hết nói về Đảng”.

Tại sao trong bản Di chúc thiêng liêng, Người lại “Trước hết nói về Đảng”? Bởi đó là một đảng cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã khai sinh, dày công xây dựng, là chính đảng tiên phong mang sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân giải phóng dân tộc, xóa bỏ áp bức, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn... nhưng đồng thời là một đảng cầm quyền ẩn chứa nguy cơ suy thoái mà lãnh tụ như Bác đã nhìn thấy trước.

Trong đoạn “Trước hết nói về Đảng” ấy, Bác căn dặn “các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tính đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

menh lenh cua di chuc bac ho
Tiến sĩ Trần Viết Hoàn, nguyên giám đốc Khu di tích Bác Hồ tại Phủ chủ tịch.

Đầy tự hào, nhưng cũng rất lo âu

Là một nhà cách mạng từng trải, bôn ba khắp bốn bể năm châu, am tường văn hóa và lịch sử, Hồ Chí Minh đủ trải nghiệm để nhận thức rõ rằng: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân...”

Từ nhận thức và sự lo lắng ấy, không chỉ trong Di chúc mà nhiều lần Bác đã lưu ý cán bộ đảng viên rằng: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức”; “Tự mình phải chính trước, mới giúp người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”; “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi nước mắt của Nhân dân mà ra”...

Điều khiến những đảng viên lão thành như tôi mỗi khi nghĩ về Đảng đầy tự hào nhưng cũng rất lo âu, cảm thấy day dứt, thấy có lỗi với Bác Hồ, là nhiều năm sau ngày Bác đi xa, nỗi lo ấy đã trở thành sự thật, như chính người đứng đầu Đảng ta là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đau xót thừa nhận: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, tệ nạn tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả cấp cao, chưa được đẩy lùi mà ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng”. Hơn lúc nào hết, chúng tôi thể hiện sự ủng hộ cao độ và tuyệt đối công tác chỉnh đốn Đảng, chống tham nhũng và suy thoái, đang được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng quyết liệt chỉ đạo.

Chúng tôi nghĩ rằng đồng thời với “chống” quyết liệt thì phải “xây” một cách bài bản, bắt đầu từ công tác cán bộ, với việc thực hiện nghiêm túc lời dặn dò của Bác là phải “thực hành dân chủ rộng rãi”. Phải thực sự tìm được những người tài giỏi, “vừa hồng vừa chuyên” để gánh vác việc nước, dứt khoát không thể để tình trạng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”.

Trên những lập luận như vậy, chúng ta thấy rằng Di chúc mang giá trị nhân văn cao cả, là lời huấn thị của lãnh tụ thiên tài, yêu cầu cán bộ, đảng viên, nhất là những người nắm giữ quyền cao chức trọng phải rèn luyện cho mình tư chất để ở đời và làm người. Ở đời phải thân Dân, gần Dân, lo cái lo của Dân, đau cái đau của Dân. Làm người phải chính tâm, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Sau 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, mong rằng mỗi người Việt Nam chúng ta hãy đọc lại, hãy đọc lại những lời căn dặn của Người, soi rọi vào cuộc sống, công việc hàng ngày của mình. Di chúc của Bác Hồ phải trở thành mệnh lệnh trong công cuộc “chỉnh đốn” đảng cầm quyền, hối thúc mỗi người Việt Nam, đặc biệt là những người cán bộ, đảng viên thật thà tự phê bình và phê bình, thấy rõ những sai lầm để sữa chữa, nhìn ra những ưu điểm để phát huy. Có như vậy, chúng ta mới kế tục xứng đáng sự nghiệp của Người, xây dựng đất nước “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác hằng mong muốn./.

Theo TS Trần Viết Hoàn/Tuổi Trẻ

Tin mới hơn

Dân ơn Đảng? Đảng ơn Dân?

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ 4 năm 2024 thành công tốt đẹp

“Chỉ có giáo dục mới sớm đưa cuộc sống của các bản làng cũng như từng gia đình đi đến âm no và hạnh phúc”- đó là khẳng định của đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV năm 2024 diễn ra sáng 24/10 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh.
Dân ơn Đảng? Đảng ơn Dân?

Phiên trù bị Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV năm 2024

Sau Hội nghị đối thoại, chiều 23/10 đã diễn ra phiên trù bị Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV. Tham dự phiên họp có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Đại hội; đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Dân ơn Đảng? Đảng ơn Dân?

Lãnh đạo UBND tỉnh lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên

Sáng 23/10, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024. Dự hội nghị có đồng chí Mai Thị Thúy Nga, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan cùng 170 đại biểu chính thức tham dự Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV.
Dân ơn Đảng? Đảng ơn Dân?

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/10, trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên và Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng chí Đoàn Thị Hảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tham dự chương trình làm việc.
Dân ơn Đảng? Đảng ơn Dân?

Thống nhất nội dung Kỳ họp thứ Hai mươi hai (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIV

Chiều 22/10, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Hội nghị thống nhất nội dung Kỳ họp thứ Hai mươi hai (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Tin bài khác

Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên

Phiên họp thứ 10, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên

Sáng ngày 22/10/2024, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Thái Nguyên chủ trì Phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo, nhằm đánh giá kết quả hoạt động 9 tháng năm 2024, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm và một số nội dung quan trọng khác.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 20/10, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Trung ương ở Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội; kết hợp trực tuyến đến 14.934 điểm cầu, với hơn 1,2 triệu người tham dự ở các Đảng ủy các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham gia học tập, quán triệt tại điểm cầu Tỉnh ủy Thái Nguyên có đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh cùng lãnh đạo, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Tỉnh Thái Nguyên và Đài Truyền hình Việt Nam ký kết hợp tác truyền thông

Tỉnh Thái Nguyên và Đài Truyền hình Việt Nam ký kết hợp tác truyền thông

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác phối hợp thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng, các tiềm năng, thế mạnh thu hút đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Thái Nguyên tới đông đảo khán giả trong và ngoài nước. Chiều 18/10, UBND tỉnh Thái Nguyên và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã tiến hành ký kết Chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2024 - 2025. Đồng chí Lê Ngọc Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đồng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các sở, ban, ngành, địa phương. Về phía Đài truyền hình Việt Nam có sự tham dự của các Phó Tổng giám đốc, lãnh đạo các Ban, Trung tâm sản xuất chương trình và các đơn vị trực thuộc.
Ban Chỉ đạo 35 tỉnh triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm

Ban Chỉ đạo 35 tỉnh triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm

Ngày 17/10, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 tỉnh Thái Nguyên chủ trì Hội nghị giao ban quý III, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo, tổ thư ký, giúp việc Ban Chỉ đạo 35 tỉnh.
Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương

Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Trung ương

Ngày 16/10, Đoàn Kiểm tra của BTV Tỉnh uỷ do đồng chí Vũ Duy Hoàng, Uỷ viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 20 và Kết luận số 94 của Ban Bí thư tại Đảng bộ Đại học Thái Nguyên và Sở Giáo dục và Đào tạo.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca

Clip ngắn

Xem trên
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...
[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

[Photo] Trào lưu “mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc”: Lan tỏa tình yêu nước

Những ngày gần đây, trào lưu "mỗi mái nhà là một lá cờ Tổ quốc" đang gây “sốt” trên mạng xã hội. Những hình ảnh, clip về mái nhà rực rỡ với cờ đỏ sao ...

Chương trình phát thanh

Thời sự Chuyên mục Phát thanh giao thông Tiếng dân tộc