Chuyển đổi số gắn với xây dựng Nông thôn mới
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, Thái Nguyên đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực |
Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), Thái Nguyên đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ trong mọi lĩnh vực. Từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân nông thôn chủ động áp dụng chuyển đổi số.
Bắt tay xây dựng xóm thông minh, hiện tại, hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 4G/5G đã bao phủ đến các hộ dân trong xóm Làng Phan của xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương. Nhà văn hóa xóm có Wifi miễn phí và trang bị màn hình tivi lớn phục vụ người dân. Đặc biệt, xóm có 12 camera được lắp đặt tại Nhà văn hóa và các vị trí dọc theo tuyến đường xóm, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.
Bà Lê Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương |
Bà Lê Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương cho biết: Một trong những điều kiện để hoàn thành tiêu chí xây dựng xã Nông thôn mới kiểu mẫu đó là phải có xây dựng được một xóm thông minh, cũng đã vận động bà con nhân dân đóng góp công sức cũng như là tiền của để xây dựng thành công xóm Nông thôn mới kiểu mẫu.
Ông Đỗ Trung Phượng, Bí thư xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương |
Ông Đỗ Trung Phượng, Bí thư xóm Làng Phan, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương: Năm 2023, chúng tôi đã xây dựng hoàn thành cả 3 tiêu chí và 10 chỉ tiêu về xóm thông minh đạt với chất lượng rất cao và đặc biệt hơn nữa là chúng tôi đã vận động nhân dân đóng góp được trên 01 tỷ đồng để thực hiện xây dựng nốt tuyến đường, các nhánh đường còn lại với tổng chiều dài là trên 2000 mét và hiện nay xóm Làng Phan không còn có đường đất. Xóm đã chỉ đạo cho Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ, Cựu chiến binh tuyên truyền, vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi và trồng chè.
Sau khi về đích NTM nâng cao năm 2020, diện mạo xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai chuyển biến rõ nét. Hệ thống giao thông liên xã, liên xóm của xã được đầu tư đạt chuẩn theo quy định. Để xây dựng xóm Nông thôn mới thông minh, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, hàng năm, xã đã xây dựng kế hoạch duy tu, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp, gắn camera, xây dựng nhà văn hóa các xóm khang trang, Người dân đồng lòng, tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công lao động.
Ông Hà Thanh Sơn, xóm Nà Kháo, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai |
Ông Hà Thanh Sơn, xóm Nà Kháo, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai: Để trở thành một xóm thông minh, trong thời gian phát động gia đình tôi cũng đóng góp kể cả về vật chất, kể cả về tinh thần, kể cả về những sức lao động. Khi mà xóm có phong trào phát động như thế này thì gia đình tôi, mà tất cả mọi gia đình ở trong cái xóm này đều hưởng ứng những phát động của xóm.
Ông Chu Văn Tuyên, Trưởng xóm Cao Lầm, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai |
Ông Chu Văn Tuyên, Trưởng xóm Cao Lầm, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai: Giai đoạn này là chúng tôi xây dựng nông thôn mới thì đã tuyên truyền bà con nhân dân hưởng ứng trên tinh thần là mọi người rất tích cực và các tiêu chí trong 10 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thì chúng tôi đã hoàn thành cơ bản là đạt. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi và bà con nhân dân của xóm cũng đang rất cần sự quan tâm đóng góp, ủng hộ từ các nguồn kinh phí, cả tinh thần của các cơ quan nhà nước đầu tư giúp cho xóm càng phát triển hơn.
Để nâng cao giá trị nông sản, hướng đến phát triển kinh tế số nông nghiệp, nâng cao chất lượng xây dựng NTM, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ nông nghiệp và phát triển thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang thực hiện hướng dẫn, quản lý, giám sát 64 mã vùng trồng; có gần 190.000 hộ sản xuất nông nghiệp được tạo tài khoản bán hàng trên 2 sàn Postmart.vn và Voso.vn.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, Phú Bình |
Ông Nguyễn Văn Tuyên, HTX gà đồi hữu cơ Tân Phú, Phú Bình: Trước kia chúng tôi bán hàng là phải đi mời gọi, chào các khách hàng. Nhưng mà bây giờ được tập huấn về chuyển đổi số thì chúng tôi hiện nay cũng đã dùng các cái nền tảng như là kênh Tiktok, Facebook, Fanpage, đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Hiện nay tôi thấy trong Hợp tác xã chúng tôi đã sử dụng những cái nền tảng đó, tôi thấy nó rất hiệu quả và sức lan tỏa của nó mạnh, tôi cũng thấy cũng đã đem lại hiệu quả tốt cho hợp tác xã chúng tôi.
Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 115/121 xã đạt chuẩn NTM; trong đó có 39 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 10 xã NTM kiểu mẫu. Thông qua phong trào thi đua Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới, Thái Nguyên đặt ra mục tiêu đến hết năm 2025, có trên 97% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, có 07 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên |
Ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chánh văn phòng chuyên trách, Văn phòng NTM tỉnh Thái Nguyên cho biết: Để làm tốt hơn việc chuyển đổi số trong xây dựng NTM trong thời gian tới thì tập trung vào phát triển chính quyền số, đẩy mạnh kinh tế số trong xây dựng NTM cũng như việc phát triển xã hội trong xây dựng NTM và để đạt được những việc đó thì tỉnh đã đề ra rất nhiều giải pháp, như là tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao các nhận thức của người dân và nâng cao tập huấn cho người dân về chuyển đổi số, rà soát, hoàn thiện cho các cơ chế, chính sách liên quan đến chuyển đổi số, huy động lồng ghép vào các chương trình, các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số, tạo điều kiện để cho người dân tham gia và hưởng ứng ở chương trình chuyển đổi số của tỉnh
Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn với thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.