Khó khăn trong xây dựng cơ sở giết mổ tập trung
Giai đoạn 2021-2030, Thái Nguyên phấn đấu 100% cơ sở giết mổ động vật có dấu kiểm soát của cơ quan thú y |
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực từ ngành nông nghiệp và các doanh ngiệp, tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Đề án còn gặp không ít khó khăn cần những giải pháp để tháo gỡ.
Cơ sở giết mổ tập trung của Công ty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh, xóm Đà Tiến, xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên là 1 trong 9 cơ sở giết mổ động vật đang hoạt động và có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Mục tiêu của khu giết mổ tập trung là tạo ra thực phẩm an toàn cho người dân, ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật và giảm thiểu ô nhiễm môi trường sau giết mổ gia súc, gia cầm. Công suất giết mổ tối đa 500 con gia súc/ngày.Tuy nhiên thực tế hiện nay, công suất không đạt được như kỳ vọng.
Ông Hoàng Công Bằng, Giám đốc Công ty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh, TP Thái Nguyên |
Ông Hoàng Công Bằng, Giám đốc Công ty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh, TP Thái Nguyên cho biết: Đối với Công ty thì mức thuế xuất ra cũng chỉ là 5%, hộ cá nhân thì 1,5% thôi, cái đó cũng dẫn tới những điều mà về cạnh tranh thì cũng cũng sẽ gây bất lợi cho công ty rất nhiều.
Theo ghi nhận tại các chợ dân sinh, nhận thức của các tiểu thương trong kinh doanh sản phẩm chăn nuôi đã thay đổi, hướng đến đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng từ sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Bà Phan Thị Thanh Hải, Tiểu thương chợ Đồng Quang, TP Thái Nguyên |
Bà Phan Thị Thanh Hải, Tiểu thương chợ Đồng Quang, TP Thái Nguyên cho biết: Nguồn lợn lúc nào cũng phải lấy ở chỗ đảm bảo an toàn nhất, lấy ở lò mổ theo quy định rất là an toàn, các quy định của lựa chọn như nào là ở chợ là đều chấp hành.
Đề án Quản lý và Xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm giai đoạn 2018-2020 định hướng đến năm 2030, tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, khó khăn khi hình thức chăn nuôi chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán, theo quy mô nông hộ vẫn chiếm 70%, nhận thức của người chăn nuôi, người kinh doanh giết mổ động vật và sản phẩm động vật, người tiêu dùng về các quy định trong giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật an toàn thực phẩm còn chưa đầy đủ.
Ông Đỗ Đình Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên |
Ông Đỗ Đình Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên cho biết: Việc thu hút các chủ cơ sở mà đầu tư vào việc xây dựng thì đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, đầu tư vào. Việc quản lý tại chợ và các cái đầu mối liên quan đến kinh doanh buôn bán thịt gia súc, gia cầm là chúng ta quản lý còn đang rất là chồng chéo. Trong thời gian tới Ngành chăn nuôi thú y cũng kiến nghị đề xuất cần quản lý chặt các cơ sở kinh doanh buôn bán, đặc biệt là đối với các chợ đầu mối, để tạo điều kiện xây dựng các cơ sở giết mổ.
Giai đoạn 2021-2030, Thái Nguyên phấn đấu 100% cơ sở giết mổ động vật có dấu kiểm soát của cơ quan thú y; hình thành thêm 13 cơ sở giết mổ động vật tập trung và 49 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, rất cần sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương và sự thay đổi tư duy, nhận thức của người dân.