Khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè
Thái Nguyên còn khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè

Theo Đề án Phát triển Du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng ít nhất 5 điểm du lịch cộng đồng gắn với văn hóa chè, du lịch về nguồn. Tuy nhiên, các chủ thể làm du lịch gắn với vùng chè cũng đang gặp không ít những khó khăn.

Từ lâu Thái Nguyên được biết đến như thủ phủ của Trà Việt, không chỉ thế, các làng chè lại nằm giữa vùng non nước hữu tình với những người nông dân thuần hậu và hiếu khách. Hiện nay, Thái Nguyên cũng đã xây dựng được trung tâm văn hóa trà, mặc dù với không gian đẹp, công trình lớn, hoành tráng song vẫn chưa thu hút được nhiều du khách. Nguyên nhân cơ bản là Thái Nguyên chưa biết kết hợp tận dụng lợi thế này thông qua mô hình du lịch nông nghiệp (homestay) với không gian mở.

Khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè
Ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên

Ông Lê Ngọc Linh, Phó Giám đốc Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết: Định hướng về phát triển du lịch trong giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 thì du lịch trái nguyên tập trung vào 4 trọng tâm, tuy nhiên trong giai đoạn sau dịch như giai đoạn này thì chúng tôi đang xác định là tập trung nhiều để phát triển cái dòng sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với du lịch giáo dục truyền thống lịch sử và trải nghiệm văn hóa, Thái Nguyên đã đón trên 2,1 triệu lượt khách, mục tiêu của năm 2025 thì du lịch Thái Nguyên sẽ đón khoảng 3,5 triệu lượt khách

Khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè
TS. Đoàn Văn Tín - Phòng Lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực Đại học Northumbria, Vương quốc Anh

TS. Đoàn Văn Tín - Phòng Lãnh đạo và quản lý nguồn nhân lực Đại học Northumbria, Vương quốc Anh cho rằng: Trong khi chúng ta có được những cái đồi chè xanh mướt rất đẹp, người dân rất là thân thiện. Ở đây cũng có sự đa dạng về văn hóa, về hợp dựng văn hóa, nhóm văn hóa khác nhau và đây là một trong những điều kiện mà rất là lớn để phát triển du lịch và thu hút khách du lịch đến. Tuy nhiên có những cái hạn chế mà chúng ta có thể xem xét để phát triển trong tương lai, một trong những kỹ năng người dân đang cần là kỹ năng phát triển sản phẩm làm thế nào để tạo ra được một sản phẩm mà làm cho khách hài lòng và họ muốn ở đây lâu hơn, tiêu dùng nhiều hơn.

Theo một số doanh nghiệp làm du lịch, gần đây lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp ngày càng lớn. Việc gắn các dịch vụ giải trí với hoạt động canh tác, sản xuất sẽ đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Bên cạnh đó giúp thúc đẩy du lịch địa phương; giải quyết đầu ra cho nông sản và thúc đẩy phát triển thương mại nông nghiệp. Tuy nhiên, để làm được điều đó, các chủ thể làm du lịch vẫn còn gặp nhiều khó khăn,lo lắng.

Khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè
Anh Nguyễn Văn Tới, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Kẹm La Bằng, huyện Đại Từ

Anh Nguyễn Văn Tới, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Kẹm La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên cho biết: Khó khăn ban đầu thì chúng tôi mới bước vào làm du lịch và nhất là cái sản phẩm du lịch gắn liền với trà này thì cũng rất là bỡ ngỡ, trước hết là mình cũng chưa được đào tạo và tập huấn nhiều, nên cách gọi là chỉ dẫn đường cho khách thôi, còn về hướng dẫn viên thì chúng tôi chưa có. Chúng tôi cũng rất là mong muốn cơ quan thẩm quyền hỗ trợ cho chúng tôi những lớp tập huấn về làm hướng dẫn viên cho du khách.

Khó khăn trong phát triển du lịch vùng chè
Ông Triệu Văn Lũy, Bí thư Đảng ủy xã Quang Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Ông Triệu Văn Lũy, Bí thư Đảng ủy xã Quang Sơn, Đồng Hỷ, Thái Nguyên cho biết: chúng tôi mong muốn là khi phát triển du lịch nông nghiệp thì du khách có thể tới thưởng thức phong cảnh, đồi chè đẹp như ở xã Văn Hán, thưởng thức trà đặc sản theo phương thức truyền thống như ở xã Minh Lập. Chúng tôi cũng mong muốn là có sự quan tâm, cũng như là hỗ trợ của các cơ quan, ví dụ về cổ huyện, của tỉnh để cho bà con người nông dân của chúng tôi được tham gia các cái lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng hướng dẫn về cái cách quảng bá thương hiệu của trà trên các cái phương tiện thông tin đại chúng hay là các nền tảng mạng xã hội

Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 20 nghìn ha chè chuyên canh, sản lượng là 240.000 tấn, gồm 65 hợp tác xã, 120 Công ty sản xuất trà, gần 200 làng nghề chè với nhiều sản phẩm đã đạt giải cao của quốc tế. Những đồi chè ngút ngàn xanh mướt của Thái Nguyên không đơn thuần chỉ là sản phẩm thuần nông mà còn là những sản phẩm du lịch thì rất cần với sự đồng hành tích cực từ các cơ quan chuyên môn, chuyên gia, sự nỗ lực của các chủ thể làm du lịch để làng nghề chè và văn hóa trà sẽ từng bước trở thành vùng du lịch nổi tiếng, được du khách trong và ngoài nước yêu thích.