Facebook Zalo youtube Tiktok

Dịch COVID-19: Thế giới có hơn 23,36 triệu ca mắc bệnh

Sức khỏe
Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 8h sáng 23/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 23,36 triệu ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 807.700 ca tử vong.
aa
dich covid 19 the gioi co hon 2336 trieu ca mac benh

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Brink News)

Theo trang mạng worldometers.info, tính đến 8h sáng 23/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng hơn 23,36 triệu ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có hơn 807.700 ca tử vong. Hơn 15,89 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục và hơn 6,65 triệu ca đang được điều trị với khoảng 1% trong tình trạng nặng hoặc nguy kịch.

Hiện Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với hơn 5,84 ca mắc bệnh và hơn 180.100 ca tử vong. Tiếp đến là Brazil với hơn 3,58 triệu ca mắc và hơn 114.200 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ 3 thế giới với hơn 3 triệu ca mắc và hơn 56.800 ca tử vong.

Tại châu Á, Trung Quốc đại lục ghi nhận 12 ca mắc mới trong ngày 22/8, tất cả đều là các ca "nhập khẩu", không có ca nào lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến hết ngày 22/8, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 84.951 ca mắc bệnh, trong đó 4.634 ca tử vong, 79.895 ca đã hồi phục.

Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 23/8 cho biết tổng số ca nhiễm COVID-19 tại nước này tăng thêm 397 ca lên 17.399 ca. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng lan rộng, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết định thực thi giãn cách xã hội cấp độ 2 nghiêm ngặt hơn trên toàn quốc từ ngày 23/8. Trước đó, ngày 18/8, Chính phủ nước này đã quyết định tăng cường giãn cách xã hội lên cấp độ 2 ở thủ đô Seoul, tỉnh Gyeonggi và thành phố Incheon nhằm nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

Về nguyên tắc, Chính phủ Hàn Quốc sẽ cấm tụ tập, tổ chức sự kiện trên 50 người trong nhà và trên 100 người ngoài trời, dừng hoạt động toàn bộ 12 loại hình cơ sở có rủi ro lây nhiễm cao như sàn nhảy, phòng hát karaoke, ăn buffet, quán Internet và các cơ sở trong nhà thuộc quản lý của Nhà nước.

Hiện ở khu vực thủ đô Seoul và vùng phụ cận, chính quyền địa phương đã nâng mức giãn cách xã hội lên tương đương cấp độ 3, cấp độ cao nhất trong thang bậc giãn cách xã hội ở Hàn Quốc. Theo đó, tất cả các cuộc biểu tình, tụ tập trên 10 người bị cấm tại các địa phương này cho đến đêm 30/8.

Tại châu Âu, Bộ Y tế Pháp thông báo thêm 3.602 ca mắc mới và 9 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc và ca tử vong tại quốc gia này lên lần lượt là 238.002 và 30.512. Bộ Y tế nước này cảnh báo biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 tại Pháp có tỷ lệ lây nhiễm ở nhóm tuổi dưới 40 cao hơn 4 lần so với nhóm 65 tuổi.

Tuy nhiên, tình trạng lây nhiễm trong nhóm người cao tuổi và nhóm dễ chịu tổn thương hiện vẫn tiếp tục tăng. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cảnh báo tình hình dịch bệnh tại quốc gia này hiện đang "nguy hiểm", việc những ngày gần đây số ca mắc mới tăng liên tục không hẳn chỉ vì số lượng xét nghiệm tăng. Tuy nhiên, cũng giống như Tổng thống Emmanuel Macron, ông Veran cho rằng biện pháp phong tỏa toàn quốc chưa thực sự cần thiết vào lúc này mà thay vào đó sẽ là các biện pháp hạn chế theo từng địa phương cụ thể. Ông này cũng khẳng định giới chức sẽ sớm triển khai thêm những biện pháp để phòng dịch nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Trong khi đó, số ca nhiễm mới trong vài ngày trở lại đây tại Italy đã tăng cao trở lại. Theo số liệu của Bộ Y tế Italy, trong ngày 22/8, số ca nhiễm mới tại nước này đã tăng lên 1.071 ca và 3 ca tử vong, lần đầu tiên số ca nhiễm trong ngày vượt 1.000 ca kể từ ngày 12/5. Riêng ở thủ đô Rome, số ca nhiễm mới trong ngày là 215 ca, cao nhất kể từ mốc 208 ca nhiễm mới trong ngày ghi nhận vào ngày 28/3. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do số người ồ ạt trở về sau các kỳ nghỉ trong nước và nước ngoài.

Theo số liệu của tổ chức Gimbe, các ca nhiễm mới tại Italy đã tăng hơn 140% trong một tháng trở lại đây. Chủ tịch của Gimbe Nino Cartabellotta cho biết, “sự gia tăng liên tục của số lượng ca nhiễm mới đã được ghi nhận, bao gồm các nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, lây nhiễm từ người nước ngoài nhập cảnh và người Italy bị lây nhiễm khi đi du lịch nước ngoài. Sự gia tăng của đường cong lây nhiễm này làm dấy lên lo ngại số ca nhập viện cũng sẽ gia tăng."

Trước tình trạng ca nhiễm mới gia tăng liên tục trong những ngày gần đây, Bộ trưởng Y tế Ittaly Roberto Speranza cảnh báo độ tuổi trung bình của những người bị nhiễm bệnh đã giảm xuống còn 30 tuổi, do đó ông đã kêu gọi những người trẻ tuổi có trách nhiệm hơn, đặc biệt là những người đã bị nhiễm bệnh, trong việc bảo vệ cha mẹ và ông bà mình.

Theo cố vấn của Bộ Y tế Italy trong vấn đề COVID-19 Walter Ricciardi đây là một thực tế có thể dự đoán được, bởi vì sự gia tăng này phản ánh hậu quả của các hành vi đã có từ trước đến nay bắt đầu từ khi mở cửa và nghỉ lễ. Ông này cũng loại trừ khả năng phải phong tỏa toàn Italy vì quốc gia này đã sớm phát hiện các trường hợp lây nhiễm mới thông qua việc mở rộng xét nghiệm trên diện rộng, dịch vụ y tế quốc gia đã được tăng cường đáng kể, các quỹ quan trọng đã được cung cấp nguồn lực tài chính mà một số trong đó chưa được cấp trong 5 năm qua và điều này giúp cho việc thuê nhân viên, cải thiện điều kiện làm việc, dự kiến các công việc này sẽ được hoàn thiện trong tháng 9-10.

Ngày 22/8, Bộ Giáo dục Italy đã ra thông báo các trường học trên cả nước Italy sẽ mở cửa trở lại từ ngày 1/9 và học sinh sẽ đi học từ ngày 14/9. Bộ Giáo dục Italy cũng đã thành lập một bộ phận trợ giúp nhằm hỗ trợ cho các trường trong việc khôi phục lại các hoạt động sau thời gian đóng cửa kéo dài từ tháng 3 và hướng dẫn các trường trong việc thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Tại châu Mỹ, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo thêm 46.754 ca mắc mới trong ngày 22/8, đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp số ca mắc mới trong ngày tại Mỹ giảm xuống dưới mức 50.000 ca, tính từ ngày 16/8. Và đây cũng là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận cả một tuần có số ca mắc mới mỗi ngày dưới mức 50.000 kể từ khi đợt bùng phát mùa Hè hồi tháng 7. Giám đốc CDC Mỹ Robert Redfield nhận định tình hình dịch bệnh tại Mỹ bắt đầu cải thiện được khoảng 4 tuần và hy vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn. Số ca mắc mới giảm dù số xét nghiệm tăng tạo ra một tín hiệu mạnh mẽ rằng tình hình lây lan dịch bệnh trên cả nước có thể đang giảm.

Bộ Y tế Mexico thông báo thêm 6.482 ca bệnh và 644 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia này lên lần lượt là 556.216 và 60.254. Trước đó, Chính phủ Mexico từng lo ngại số người mắc bệnh trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số được xác nhận. Brazil cũng ghi nhận 50.032 ca mắc mới và 892 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tới nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng 3.582.362 ca mắc và 114.250 ca tử vong.

Tại châu Phi, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) đã kêu gọi các quốc gia trong châu lục cần thận trọng tránh lơ là trong công tác phòng dịch. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh Giám đốc CDC châu Phi John Nkengasong nhận định thời gian qua tỷ lệ lây nhiễm tại châu lục này bắt đầu "giảm nhẹ", củng cố cho hy vọng rằng dịch bệnh có thể đang được kiềm chế dần dần./.

Theo (TTXVN/Vietnam+)
https://www.vietnamplus.vn/dich-covid19-the-gioi-co-hon-2336-trieu-ca-mac-benh/658953.vnp

Tin mới hơn

[Infographics] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tổ chức phòng, chống dịch COVID-19

Tầm soát ung thư sớm giảm gánh nặng điều trị

Hiện nay, vẫn có không ít người còn e ngại việc thăm khám sức khỏe định kỳ, với tâm lý “khám sẽ ra bệnh” khiến họ trì hoãn hoặc bỏ qua. Tuy nhiên, việc này lại vô cùng nguy hiểm, bởi hầu hết các bệnh lý, đặc biệt là ung thư, khi có dấu hiệu rõ ràng, thường đã ở giai đoạn muộn, khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, tầm soát sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện bệnh lý ở giai đoạn sớm mà còn mở ra cơ hội điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
[Infographics] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tổ chức phòng, chống dịch COVID-19

Bệnh tự miễn - Căn bệnh cần được kiểm soát sớm

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tự sinh và tấn công vào các tế bào của chính cơ thể mình. Đây là bệnh rất phức tạp, ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể và gây tử vong đứng hàng thứ 3, chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư. Song, thực tế hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị căn bệnh này chiếm tỷ lệ thấp, đa số người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế đều trong tình trạng nặng. Điều này gây không ít khó khăn trong quá trình điều trị.
[Infographics] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tổ chức phòng, chống dịch COVID-19

Thương tích trên người 2 bệnh nhi do khỉ và chó cắn

Chỉ trong ngày 2/4, khoa Ngoại Nhi - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận 2 trường hợp ở TP. Thái Nguyên bị vật nuôi tấn công với nhiều thương tích nghiêm trọng.
[Infographics] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tổ chức phòng, chống dịch COVID-19

Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đưa vào hoạt động đơn vị khám và phát hiện sớm ung thư

Ngày 30/3, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên chính thức đưa vào hoạt động đơn vị khám và phát hiện sớm ung thư, thuộc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
[Infographics] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tổ chức phòng, chống dịch COVID-19

Hành động để đẩy lùi bệnh lao

Việt Nam vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu và đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng lao kháng đa thuốc. Trung bình mỗi năm, Việt Nam phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tuy nhiên, số bệnh nhân được phát hiện chỉ đạt 60% và có hơn 40% bệnh nhân lao nằm trong cộng đồng vẫn chưa được phát hiện và điều trị. Tại Thái Nguyên, để ngăn chặn nguồn lây và khống chế bệnh lao, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm phát hiện sớm để từng bước đẩy lùi bệnh lao ra khỏi cộng đồng.

Tin bài khác

Thái Nguyên chủ động phòng chống bệnh sởi

Thái Nguyên chủ động phòng chống bệnh sởi

Bệnh sởi đang gia tăng trên cả nước với khoảng trên 38.000 ca nghi sởi, trong đó có gần 3.500 ca dương tính với sởi và 5 ca tử vong liên quan đến sởi từ đầu năm tới nay. Do đó người dân cần nâng cao các biện pháp bảo vệ sức khỏe phòng chống bệnh sởi.
Gia tăng trẻ em nhập viện do virus Rota

Gia tăng trẻ em nhập viện do virus Rota

Thời tiết thay đổi đột ngột, nồm ẩm kéo dài đang làm gia tăng các bệnh lý ở trẻ. Tại một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh, số lượng trẻ nhập viện bị tiêu chảy cấp do virus Rota đang có có xu hướng gia tăng.
70 năm ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện theo lời dạy của Bác

70 năm ngành Y tế Thái Nguyên thực hiện theo lời dạy của Bác

Đúng ngày này 70 năm về trước, ngày 27/02/1955, Bác Hồ kính yêu gửi thư cho Hội nghị cán bộ y tế Toàn quốc. Trong thư, Bác căn dặn “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn - Lương y phải như từ mẫu”.
Tận tâm vì sức khỏe người bệnh

Tận tâm vì sức khỏe người bệnh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ y tế “cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, Lương y như từ mẫu”. Thực hiện lời dạy của Bác, thời gian qua, đã có không ít tấm gương bác sĩ, nhân viên y tế của tỉnh Thái Nguyên luôn phấn đấu học tập, trau dồi chuyên môn, y đức. Tuy mỗi người đảm đương những vai trò, nhiệm vụ khác nhau, song, ở họ đều có chung lòng say mê, tâm huyết với nghề và tận tụy chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hiệu quả từ các mô hình “Điểm sơ cấp cứu tai nạn giao thông”

Hiệu quả từ các mô hình “Điểm sơ cấp cứu tai nạn giao thông”

Những năm gần đây, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp. Trong nhiều tình huống, nếu nạn nhân không được đưa đi cấp cứu kịp thời, sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Từ ý nghĩa trên, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các cấp, các địa phương triển khai, nhân rộng mô hình “Các điểm sơ cấp cứu tai nạn giao thông”. Qua đó đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

[Infographics] Xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, phù hợp với quá trình phát triển trong giai đoạn mới; nhằm nâng cao ...
[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn  tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

[Infographic] Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp ở trung ương và địa phương

(Theo Kết luận số 134-KL/TW ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, hệ thống cơ quan Thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả)
[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

[Infographic] Phát triển chè Thái Nguyên 2025 - 2030: Nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu chè

Chè là cây trồng mũi nhọn và cũng là thế mạnh sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Thái Nguyên đang có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nghị quyết chuyên đề của ...
[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

[Infographic] Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Chỉ thị số 06/CT-UBND thể hiện quyết tâm cao của UBND tỉnh Thái Nguyên trong việc đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đột phá vào năm 2025. Chỉ thị 06 đưa ra một khung ...
[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

[Infographics] Phát triển năng lực số tỉnh Thái Nguyên năm 2025

Nhằm đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban ...
[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

[Photo] Khai mạc Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa năm 2025

Lễ hội Lồng Tồng
[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

[Infographics] Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy - đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện Nghị quyết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần ...