Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số CCHC (PAR INDEX) là cơ sở và nền tảng quan trọng để tăng cường thu hút đầu tư, phát triển toàn diện KT-XH của tỉnh… Sự nỗ lực của tỉnh đã được ghi nhận với các thông tin vui liên tiếp đến trong những tháng đầu năm, nhất là khi Thái Nguyên bất ngờ tăng 36 bậc, lọt vào top 3 trong bảng xếp hạng PAPI 2020. Với 46,471 điểm - Thái Nguyên trở thành tâm điểm bảng xếp hạng PAPI 2020 khi vững vàng ở trí thứ 3 với sự cải thiện rõ nét về điểm số đánh giá 6/8 tiêu chính thành phần, đặc biệt là dẫn dầu cả nước về tiêu chí “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” với 6,22 điểm

Bức tranh Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021 những gam màu tươi sáng
Báo cáo KT-XH tỉnh Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021

Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Cty TNHH Cường Đại, Phó Chủ tịch TT Hội doanh nghiệp thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên cho biết: " Có các sự kiện và định hướng mới của tỉnh và thị xã thì thường tổ chức các hội nghị và lấy các ý kiến của nhân dân các địa phương để rút kinh nghiệm từ thực tế để chỉ đạo sát hơn nữa để nhân dân được hưởng lợi từ chính sách của Đảng và Nhà nước"

Trong 1 bảng xếp hạng khác, vị trí của tỉnh tiếp tục được cải thiện khi chỉ số PCI năm 2020 của Thái Nguyên đứng thứ 11/63 tỉnh, Thành phố. Với 6/10 chỉ số thành phần tăng điểm, có những chỉ số đạt mức điểm cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, đã đưa Thái Nguyên lên vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng PCI 2020 với 66,56 điểm, tăng 1 bậc so với năm 2019. Với kết quả này, Thái Nguyên tiếp tục dẫn đầu các tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban Pháp chế VCCI, Giám đốc Dự án PCI khẳng định " Thái Nguyên đã từng nằm rất sâu trong bảng xếp hạng PCI. Năm nay thì Thái Nguyên cũng có những khởi sắc mới, có tổ công tác cải thiện PCI do lãnh đạo tỉnh đứng đầu và hoạt động tương đối hiệu quả. Điều tôi thấy ở Thái Nguyên là hiệp hội doanh nghiệp hoạt động tương đối tích cực"

Mới đây, dấu ấn và vị trí của tỉnh trên bản đồ phát triển của VN tiếp tục được khẳng định khi Thái Nguyên tăng 2 bậc, giữ vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC (PAR INDEX) 2020 với 85,61 điểm. Trong đó, kết quả triển khai đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Thái Nguyên thuộc tốp đầu với 87,66%.

Bức tranh Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021 những gam màu tươi sáng
Thương mại vận tải và xuất nhập khẩu 6 tháng năm 2021

Với những chỉ số thăng hạng, Thái Nguyên đã ngày càng khẳng định vị thế và lan tỏa những ảnh hưởng sâu rộng trên bàn đồ phát triển của cả nước. Điều này đã tăng cường sức hấp dẫn, thu hút nguồn ngoại lực và củng cố nội lực, để Thái Nguyên tiếp tục có những đột phá. 6 tháng đầu năm, khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 6,78%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm tăng 6,81; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,29%, góp phần đưa tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm của tỉnh tăng 6,5% so với cùng kỳ, cao hơn bình quân chung (5,64%) của cả nước. Với kết quả này, Thái Nguyên nắm giữ vị trí 25/63 tỉnh, Thành phố trong cả nước.Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu GRDP năm nay đạt mức tăng 7% theo kế hoạch, Thái Nguyên sẽ phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong 6 tháng cuối năm.

Bức tranh Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021 những gam màu tươi sáng
Thái Nguyên nắm giữ vị trí 25/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng

Ông La Hồng Ninh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên nêu định hướng " 6 tháng cuối năm chúng ta phải đạt được được tốc độ tặng trưởng 7,44%. Trong đó khu vực nông nghiệp phải tăng 4%, dịch vụ tăng 6,5 %, Công nghiệp, xây dựng tăng 8,53%. Chúng ta phải đặt trọng tâm vào phát triển công nghiệp. Đóng góp lớn nhất cho tốc độ phát triển chung."

Giải ngân vốn đầu tư công – gói kích cầu nội địa lớn nhất hiện nay, luôn là ưu tiên hàng đầu của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Với những chính sách và chỉ đạo đúng đắn, những kết quả mang tính đột phá trong lĩnh vực này đã được ghi nhận. Nếu như 6 tháng đầu năm 2020, Thái Nguyên rơi vào nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp trong cả nước, thì kết thúc nửa đầu năm nay, tình thế đã thay đổi hoàn toàn khi tỉnh Thái Nguyên vững vàng trong top đầu các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước khi tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch Chính phủ giao đạt 44,4% và đối với nguồn vốn do địa phương cân đối, tỷ lệ giải ngân đạt 51%, trong tổng vốn được phân bổ là hơn 5.900 tỷ đồng từ các nguồn. Đặc biệt, đối với giải ngân nguồn vốn ODA, tỉnh cũng đã có nhiều nỗ lực.

Bức tranh Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021 những gam màu tươi sáng
Thái Nguyên lên vị trí thứ 11 trong bảng xếp hạng PCI 2020 với 66,56 điểm

Bà Nguyễn Thị Bảo Hường – Giám đốc Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên: "Tỉnh Thái Nguyên được giao 546 tỷ đồng từ nguồn vốn ODA cho 7 dự án lớn. Đến bây giờ, giải ngân vốn ODA cũng bắt đầu được triển khai, các vướng mắc của từng dự án cũng được tháo gỡ dần."

Sự thông thoáng về cơ chế, chính sách; sự cải thiện về TTHC và đặc biệt là sự cởi mở, thân thiện của chính quyền cùng với những thuận lợi về mặt bằng và nhiều nguồn lực khác đã khiến Thái Nguyên tiếp tục trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Chỉ trong 1 thời gian ngắn, quyết định thành lập cụm công nghiệp Tân Phú 1, Tân Phú 2 thuộc Thị xã Phổ Yên và cụm công nghiệp Lương Sơn - TP Sông Công với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng đã được UBND tỉnh trao cho Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tiếp tục gia tăng thu hút dòng vốn FDI chất lượng cao với 8 Dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 6 tháng qua, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh lên 169 dự án với tổng vốn đăng ký 8,7 tỷ Đô la Mỹ, tăng 5% so với cùng kì là minh chứng thuyết phục nhất về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại TN.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Công nghệ viễn thông Sài Gòn chia sẻ " Chúng tôi đên Thái Nguyên làm việc đến bây giờ được 3 tháng. Mà ra được quyết định đầu tư của 3 cụm công nghiệp thực sự là rất ý nghĩa"

Ông Cheng Miao Xiao, Giám đốc dự án Nhà máy phát triển năng lượng Trina Solar cho biết: " Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại 20 địa phương với hơn 30 khu công nghiệp nhưng chúng tôi quyết định triển khai nhà máy thứ 2 của mình tại Thái Nguyên. Cơ sở hạ tầng đồng bộ, nguồn lợi dồi dào khiến chúng tôi chọn đầu tư vào Thái Nguyên."

Hoàn thành mục tiêu kép

Cuộc chiến chống dịch Covid-19 kéo dài gần 2 năm, KT-XH bị ảnh hưởng nặng nề. Bởi vậy vừa chống dịch, vừa phát triển KT-XH không chỉ là yêu cầu, nhiệm vụ mà còn là mục tiêu hàng đầu của Thái Nguyên. Xác định, vừa chống dịch, vừa phát triển KT-XH là giải pháp duy nhất để sớm ổn định đời sống nhân dân cũng như thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch phát triển, tỉnh Thái Nguyên đã đưa công tác phòng, chống dịch lên một trạng thái mới với nhiều giải pháp phù hợp và thiết thực. Những thành quả trong chuyển đổi số đã được tỉnh tăng cường ứng dụng trong phòng, chống dịch, hàng trăm camera an ninh được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại các khu cách ly tập trung; các nền tảng số được triển khai ứng dụng rộng rãi và đặc biệt là đưa vào sử dụng bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch.

Ông Phạm Quang Hiếu– Phó Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Thái Nguyên cho biết " Bản đồ dịch tễ theo đại chỉ của trang web của ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh là một trong các giải pháp phòng chống dịch hiệu quả của tỉnh."

Cùng một lúc phải thực hiện 2 nhiệm vụ nặng nề, trong bối cảnh có nhiều bất lợi là điều hết sức khó khăn. Song, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình Chuyển đổi số với những lộ trình, mục tiêu cụ thể đã được chỉ rõ trong nghị quyết về chuyển đổi số mà BCH Đảng bộ tỉnh đã sớm ban hành, các mặt KT-XH của tỉnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. So với cùng kỳ, các ngành kinh tế của tỉnh đều đạt mức tăng trưởng khá cao: ngành công nghiệp tăng 7,02%; dịch vụ tăng là 7,14%. Sự “miễn dịch” của các doanh nghiệp ngày càng cao, bởi thế, dù đại dịch Covid-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, song, sau gần 2 năm đối mặt với dịch bệnh, các doanh nghiệp Thái Nguyên vẫn hoàn thành mục tiêu kép, với sự chủ động về thị trường và nguồn nguyên liệu:

Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG cho biết: " Đón nhận hiệp định thương mại thì ngoài việc khai thác trong nước, hiện nay TNG đã sản xuất bông góp phần nội địa hóa các sản phẩm của TNG mà còn đóng góp cho các đơn vị khác"

Ông Lê Thành Thực Phó tổng giám đốc công ty cổ phần Thương mại Thái Hưng " Hiện tại Thái Hưng đã tham gia vào khối Asean là chính. Đây là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu nhiều"

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn với 56,3%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 31,3%; khu vực nông - lâm nghiệp - thủy sản 12,3%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 362 nghìn tỷ đồng, tăng 8,65% so với cùng kỳ; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 7.525 tỷ đồng, tăng 4,4% so cùng kỳ. Đặc biệt, giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng 13,9% so với cùng kỳ; tổng hàng hóa xuất khẩu đạt 13,4 tỷ Đô la Mỹ, tăng 13,5% so với cùng kì. trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo, đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, đang dần nắm vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của toàn ngành, phù hợp với xu thế phát triển của ngành công nghiệp thế giới.

Bức tranh Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2021 những gam màu tươi sáng
Thái Nguyên đang trong quá trình phục hồi và phát triển KT-XH với tinh thần "chống dịch tốt để phát triển KT-XH và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công"

Ông Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên bày tỏ hy vọng : "Với sự chuyển mình và thay đổi và đầu tư có chọn lọc, căn cơ và sáng của doanh nghiệp địa phương. Tôi mong thời gian tới các doanh nghiệp phụ trợ sẽ trực tiếp tham gia vào sản phẩm của các doanh nghiệp có uy tín trong nước và trên thế giới"

6 tháng vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã duy trì ổn định hoạt động thu - chi ngân sách, văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo. Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; TNGT giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ 0,68% so với cùng kỳ - đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, điều này cho thấy nỗ lực ổn định đời sống xã hội của tỉnh đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Kiên định mục tiêu tăng trưởng

Trong bối cảnh KT-XH còn nhiều khó khăn, thách thức và rủi ro bởi đại dịch Covid-19 vẫn đang tác động trực diện và sâu sắc tới mọi mặt của đời sống. Do đó, để các mục tiêu tăng trưởng về KT-XH trong năm 2021 về đích theo kế hoạch, đòi hỏi phải thực hiện tốt việc kiểm soát dịch Covid-19, bảo đảm sản xuất, kinh doanh, với những giải pháp phù hợp, đồng bộ, nhất là trong hỗ trợ phát triển KT-XH. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thái Nguyên đang trong quá trình phục hồi và phát triển KT-XH, trên cơ sở kiên định mục tiêu kép và xác định tinh thần "chống dịch tốt để phát triển KT-XH và phát triển kinh tế để có điều kiện chống dịch thành công". Từ đó tiếp tục khẳng định vị thế trong top đầu trên bản đồ phát triển của cả nước và để bức tranh KT-XH của tỉnh ngày càng tươi sáng.