Làng Nôm là ngôi làng cổ duy nhất còn sót lại của phố Hiến thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Về với làng Nôm, du khách được đắm mình vào một quần thể di tích cổ kính bao gồm cổng làng, cầu, chợ, giếng nước, sân đình… để từ đó tìm về không gian yên bình, dân dã đậm chất làng quê Bắc bộ xưa.

ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Bước qua cánh cổng làng uy nghi, một bức tranh thủy mặc, hoài cổ ngay lập tức hiện lên khiến du khách phương xa không khỏi ngỡ ngàng. Vẻ đẹp của làng Nôm là cái đẹp mộc mạc, yên bình và có phần hơi trầm buồn.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Khác với tất cả các ngôi làng cổ của Việt Nam, cổng làng Nôm sở hữu một kiểu kiến trúc đặc biệt. Cổng làng được xây theo kiểu bát trụ - kiểu cổng mà chỉ hoàng thân quốc thích xưa kia mới có. Cổng làng bao gồm bốn trụ vuông với ba chữ trên vòm cổng: Đồng Cầu Nôm.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi

Không một ai trong làng, kể cả các vị cao niên, biết rõ lịch sử của cánh cổng. Họ chỉ ước chừng rằng, cánh cổng làng với nhiều họa tiết tinh xảo có tuổi đời hơn 200 năm.

ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Ở làng Nôm, không gian và thời gian đều như đang lắng lại. Những ngôi nhà với lối kiến trúc xưa cũ, những tán cây cổ thụ và hàng cau cao vút khẽ ngả bóng xuống mặt ao làng xanh trong. Nhịp sống của người dân cũng yên bình, chậm rãi như dòng nước khẽ xao động.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Làng Nôm hiện lên hệt như những gì người ta vẫn hình dung về làng Việt cổ: có giếng nước, cây đa, sân đình, cầu ao ven hồ, chợ phiên và đặc biệt là ngôi chùa Nôm xây dựng từ năm 1680.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Đình làng Nôm là một ngôi đình còn khá nguyên vẹn sau bao biến cố lịch sử. Nơi đây chỉ mở cửa vào các dịp đại lễ.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Cây đa cổ thụ nằm cạnh đình dù đã hàng trăm tuổi nhưng vẫn xanh tốt.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Từ những con ngõ nhỏ sâu hun hút luôn được phủ rợp bóng mát cây xanh…
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
… cho đến từng bức tường, từng cánh cổng đều in đậm dấu ấn của thời gian. Những vẻ đẹp này có một sức hút kỳ lạ khiến người chiêm ngưỡng chúng không nỡ rời mắt.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Nằm cách Hà Nội không xa, nhưng dường như làng Nôm không bị ảnh hưởng bởi đô thị hóa mà vẫn giữ nguyên lối kiến trúc xây dựng theo truyền thống từ bao đời trước.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Câu chuyện tuổi già được chia sẻ dưới bóng mát của cây cổ thụ.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Ngôi làng được liên kết với nhau bằng hệ thống rất nhiều đường ngang ngõ tắt.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Tại đây, nếp sống thôn quê mộc mạc và chân thành vẫn hiện hữu rất rõ. Làng Nôm là nơi có thể khiến những người hoài niệm xiêu lòng.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Khi nắng hè đã nhạt bớt, trẻ con trong làng lại rủ nhau ra bờ ao chơi đùa. Tiếng cười nói râm ran, tiếng ngụp lặn bì bõm đã phá vỡ không gian yên tĩnh vốn có.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Chợ Nôm nằm ở phía Đông Bắc, cách làng một con sông. Chợ họp mỗi tháng 12 phiên, vào các ngày có số cuối là 1, 4, 6, 9. Khác với chợ ở thành phố, chợ Nôm họp bên trong những gian nhà xây gạch không trát vữa. Màu gạch đỏ au, lở vỡ theo thời gian như một nét gì đó rất hoài cổ, xưa cũ.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Cách chợ không xa là ngôi chùa Nôm đầy linh thiêng với lối kiến trúc mang đậm nét truyền thống. Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ. Có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Chùa Nôm còn là nơi lưu giữ hơn 100 bức tượng cổ bằng đất nung. Trải qua bao thời kỳ bể dâu của lịch sử cùng sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng những pho tượng này vẫn trường tồn cùng thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.
ngoi lang co dep nhu co tich ngay gan ha noi
Đi về phía Đông của làng là cây cầu đá bắc ngang qua dòng sông Nguyệt Đức, nối đường làng với chợ Nôm và chùa Nôm. Cầu đá được ghép bằng những phiến đá lớn, hai bên thành cầu chạm khắc hình đầu rồng, cầu có các trụ đá chống đỡ. Không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, chiếc cầu đá này còn được các nhà nghiên cứu di sản đánh giá là một công trình độc đáo chưa từng thấy ở bất cứ làng cổ nào của Đồng bằng sông Hồng.