Facebook Zalo youtube Tiktok

Việt Nam và Lào luôn kề vai sát cánh bên nhau

Chính trị
Quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào sẽ không ngừng đơm hoa kết trái vì lợi ích của nhân dân hai nước.
aa

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Đình Quý và Thứ trưởng Ngoại giao Lào Khamphau Eunthavane đã có bài viết chung về mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước. VOV xin trân trọng giới thiệu nội dung bài viết này.

viet nam va lao luon ke vai sat canh ben nhau

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Bounnhang Vorachith mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duyệt đội danh dự.

Việt Nam và Lào, hai dân tộc luôn kề vai sát cánh bên nhau, vui buồn có nhau. Mối quan hệ đặc biệt, có một không hai đó, bắt nguồn từ sự gần gũi về địa lý, sự sẻ chia về lịch sử đấu tranh chống kẻ thù chung, đồng thời là sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày nay.

Cùng dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn, với biên giới hơn 2300 km, trải dài qua 10 tỉnh ở mỗi nước, quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và Lào là mối quan hệ gắn bó thuần khiết, phát sinh từ quá trình thích ứng với tự nhiên và đấu tranh vì sự trường tồn của mỗi dân tộc. Nhà thơ Lào Vilay Keomany trong bài thơ “Hai anh em sinh đôi” đã từng miêu tả rất sinh động: “Anh ở bên kia, tôi ở bên này; chung một dãy Trường Sơn hùng vĩ”.

Hai dân tộc Việt - Lào có nhiều nét tương đồng về văn hóa, đặc biệt là truyền thống giàu lòng nhân ái, bao dung, tôn trọng các giá trị cộng đồng và phẩm chất hướng thiện. Chính từ lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương, trải qua quá trình cộng cư, sinh sống xen lẫn của cư dân Việt Nam và cư dân Lào đã tạo nên mối quan hệ tương đồng giữa văn hóa làng – nước của người Việt và văn hóa bản – mương của người Lào. Sự tương đồng giữa văn hóa, tập quán của người Việt và người Lào bắt nguồn từ chính nền tảng chung của nền văn minh nông nghiệp lúa nước khu vực Đông Nam Á.

Mối tình gắn bó giữa hai dân tộc được phát huy cao độ bởi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp đó là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, bởi sự vun trồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Souphanouvong và được nuôi dưỡng bằng những dòng sữa mát lành của biết bao thế hệ người mẹ, bằng xương máu của biết bao chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam, chiến sỹ Pathet Lào, bao người mẹ, người cha, người anh, người chị Lào đã đội “mưa bom bão đạn” đùm bọc, nhường cơm sẻ áo cho các chiến sĩ Việt Nam.

Trải qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh và những năm tháng cùng gian truân trong quá trình đổi mới-hội nhập, tình nghĩa Việt – Lào đã trở thành lẽ sống tự nhiên, là tài sản vô giá, quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệu của hai dân tộc. Chủ tịch Kaysone Phomvihane đã khẳng định: “Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt lâu dài, toàn diện như vậy… Đó là một thực tế khách quan, một quy luật phát triển của cách mạng hai nước chúng ta”.

Ngày 05/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và sau đó ngày 18/7/1977, hai nước ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào. Đây là những mốc son chói lọi đánh dấu bước phát triển trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Bước vào giai đoạn mới, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào vẫn mãi sắt son, không ngừng phát triển. Sau 30 năm đổi mới, hai nước Việt Nam-Lào đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của mỗi nước và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; vai trò và vị thế quốc tế ngày càng nâng cao. Hai dân tộc chúng ta luôn dành cho nhau sự ủng hộ và giúp đỡ chí nghĩa, chí tình trên tinh thần đồng chí anh em.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước của hai nước luôn có chung quyết tâm không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ hai nước; luôn khẳng định mối quan hệ của hai nước Việt Nam-Lào chúng ta là mối quan hệ “sống còn”, “quy luật của sự tồn tại và phát triển”, hai dân tộc “không thể tách rời nhau” và cho rằng “cần giữ gìn mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Chính nhờ vào quyết tâm sắt đá đó, quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện hai nước ngày càng trở nên gắn bó keo sơn, đổi mới và phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực.

Quan hệ chính trị ngày càng phát triển đi vào chiều sâu. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao với nhiều hình thức. Mới đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư/Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith (04/2016) và chuyến thăm chính thức Lào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (12/2016).

Các cơ chế hợp tác giữa hai nước ngày càng được đổi mới theo hướng hiệu quả, thực chất hơn. Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào diễn ra vào ngày 08/2/2017 với việc lần đầu tiên Thủ tướng hai nước đồng chủ trì Kỳ họp đã thể hiện sự quyết tâm của Lãnh đạo hai nước trong việc đẩy mạnh và tạo luồng không khí mới trong quan hệ hai nước.

Hai bên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo lý luận, mở nhiều lớp nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm; đào tạo, tập huấn cho cán bộ các cấp; tuyên truyền sâu rộng về lịch sử truyền thống quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào và những thành tựu đổi mới của hai nước; nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương…

Hợp tác quốc phòng-an ninh tiếp tục được đẩy mạnh nhất là các hoạt động phòng chống tội phạm, buôn bán ma túy, buôn lậu hàng hóa qua biên giới; giải quyết tình hình di cư và tái di cư tự do. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào tiếp tục được triển khai. Hai nước đã hoàn thành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào, ký kết các văn bản hoàn thành dự án mốc quốc giới Việt Nam-Lào vào ngày 16/3/2016.

Hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư thu được nhiều kết quả tích cực, bổ sung những lợi thế cho nhau trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở mỗi nước.

Hai nước từng bước liên kết và bổ trợ lẫn nhau giữa hai nền kinh tế; chú trọng về giao thông và năng lượng với việc ký Bản ghi nhớ giữa hai Chính phủ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện tại Lào và mua bán điện giữa hai nước đến năm 2030 (tháng 10/2016), Thỏa thuận về đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Vientiane (tháng 11/2016), Kế hoạch 5 năm (2016-2020) thực hiện Bản ghi nhớ về Chiến lược giao thông vận tải Việt Nam-Lào; Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La đi Khăm-muộn; đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp các tuyến đường kết nối hành lang Đông - Tây và kết nối với khu vực; tạo điều kiện cho Lào có đường ra biển để xuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có việc khai thác hiệu quả cảng Vũng Áng.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào hiện nay, Lãnh đạo hai nước đã quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ từng bước các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; tích cực tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Hợp tác về giáo dục đào tạo, văn hóa, khoa học-công nghệ…được ưu tiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường tiềm lực khoa học-công nghệ ở mỗi nước. Đến nay, có hơn 14.000 lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam và 250 lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Lào.

Trong lĩnh vực đối ngoại, hai nước luôn ủng hộ lẫn nhau và phối hợp có hiệu quả trên các diễn đàn đa phương, các khuôn khổ hợp tác khu vực, cùng nhau nâng cao vị thế của cả hai nước và góp phần giữ gìn môi trường quốc tế và khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng.

Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2017 sẽ mở ra những trang mới cho quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Thực hiện Thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước, với quyết tâm giữ gìn và không ngừng vun đắp quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam, trong thời gian tới chúng ta sẽ cùng nhau phối hợp và hợp tác chặt chẽ để phát huy tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam-Lào trong tình hình mới, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới, ngày càng bền vững, sâu sắc và hiệu quả. Cụ thể:

Hai bên sẽ tích cực triển khai hiệu quả các Tuyên bố chung và các Thỏa thuận cấp cao, kết quả của Kỳ họp lần thứ 39 Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam; kiện toàn, nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; tăng cường quan hệ chính trị và trao đổi đoàn cấp cao dưới nhiều hình thức; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương; tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào tại mỗi nước.

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác về quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, buôn lậu; giải quyết tốt các vấn đề tồn tại ở khu vực biên giới như di cư tự do, vượt biên trái phép; phổ biến và triển khai tốt các hiệp định, thỏa thuận về biên giới.

Tiếp tục nâng cao tính kết nối, bổ trợ giữa hai nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào, tập trung tháo gỡ từng bước các khó khăn, vướng mắc trong hợp tác kinh tế.

Tăng cường việc tuyên truyền giáo dục về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ bằng nhiều hình thức phong phú và thiết thực.

Xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách có nhiệt huyết và có trình độ, chuyên môn cao, am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán và ngôn ngữ của nhau, là những cán bộ “đặc biệt” để làm nòng cốt và hạt nhân triển khai mối quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam.

Với nỗ lực của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, chúng ta tin tưởng rằng, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào sẽ không ngừng đơm hoa kết trái vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Là cơ quan đầu mối, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam trên các lĩnh vực, toàn thể Ban Lãnh đạo và cán bộ của Bộ Ngoại giao hai nước Việt Nam-Lào nguyện làm hết sức mình để gìn giữ và phát triển mối quan hệ thủy chung, son sắt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững./.

Theo VOV.VN

Tin mới hơn

Lượt trận thứ hai bảng A AFF Cup 2018: Myanmar nhập cuộc

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng viên 213 tại địa phương

Ngày 24/11, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã dự Hội nghị sinh hoạt đảng viên theo Quy định 213 của Bộ Chính trị tại Đảng bộ phường Túc Duyên (TP. Thái Nguyên). Đây là buổi sinh hoạt chuyên đề đóng góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, chuyển đổi số và xây dựng tuyến phố văn minh. Tham dự buổi sinh hoạt có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo thành phố Thái Nguyên và 150 đảng viên đại diện cho hơn 1.000 đảng viên đang sinh hoạt theo Quy định 213 tại Đảng bộ phường.
Lượt trận thứ hai bảng A AFF Cup 2018: Myanmar nhập cuộc

Bảo đảm kết luận, kiến nghị giám sát được thực hiện hiệu lực, hiệu quả

Theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tiếp đó, các ĐBQH làm việc tại tổ, thảo luận về 2 nội dung: Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.
Lượt trận thứ hai bảng A AFF Cup 2018: Myanmar nhập cuộc

Tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng bộ điểm cấp xã nhiệm kỳ 2025-2030

Là Đảng bộ cấp xã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên lựa chọn tổ chức Đại hội điểm để rút kinh nghiệm trong toàn tỉnh nhiệm kỳ 2025-2030. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề, cần đảm bảo mọi điều kiện để Đại hội điểm diễn ra thành công tốt đẹp. Ðến thời điểm này, các chi bộ trực thuộc Ðảng ủy xã Động Đạt, huyện Phú Lương đã hoàn thành Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027. Ðảng bộ xã đang khẩn trương chuẩn bị cho đại hội điểm cấp cơ sở đầu tiên của tỉnh.
Lượt trận thứ hai bảng A AFF Cup 2018: Myanmar nhập cuộc

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng

Chiều 22/11, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 80, khóa XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 để cho ý kiến vào các nội dung quan trọng về công tác phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Dự hội nghị có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh và các sở, ngành địa phương liên quan.
Lượt trận thứ hai bảng A AFF Cup 2018: Myanmar nhập cuộc

Thảo luận tổ đối với 2 Dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 22/11, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra 02 dự án luật: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tiếp đó, các ĐBQH thảo luận tại tổ về 2 dự án luật trên. Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tham gia tổ thảo luận số 7 cùng Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Đồng Nai.

Tin bài khác

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35 và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng bộ các cấp

Ngày 21/11, Đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên BTV, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã làm việc với Huyện ủy Đại Từ về việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt triển khai, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 35, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị và các văn bản của Đảng về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong không khí kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đến chúc mừng Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên.
Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 ở mức cao nhất

Sáng ngày 18/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Phiên họp thứ 38 của UBND tỉnh để thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, cho ý kiến các báo cáo, tờ trình, dự thảo Nghị quyết trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trình kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh. Đây là phiên họp với nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và năm tiếp theo. Đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tham dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị trong tỉnh.
Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Đại hội Chi bộ tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, Sông Công

Ngày 17/11, đồng chí Dương Xuân Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy đã dự Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027 của tổ dân phố Cầu Gáo, phường Bách Quang, TP. Sông Công.
Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Thống nhất danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng

Chiều 16/11, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh chủ trì Hội nghị cho ý kiến vào danh sách các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 2024. Dự hội nghị có các đồng chí thành viên Hội đồng Thi đua khen thưởng tỉnh.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...