Facebook Zalo youtube Tiktok

Tin 24h ngày 13/4/2025

Thế giới
Sau ba ngày (10 -12/4) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc chiều 12/4.
aa

Trung ương thống nhất số đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố

Tin 24h ngày 13/4/2025
Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 11, chiều 12/4.

Sắp xếp đơn vị hành chính địa phương với tầm nhìn 100 năm

Phát biểu Bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâmcho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao nội dung đề xuất nêu tại các Tờ trình, Báo cáo, Đề án thuộc nhóm công việc về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Ban chấp hành Trung ương nhấn mạnh: Việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là quyết sách chiến lược chưa từng có với mục tiêu cao nhất vì sự phát triển nhanh, ổn định, bền vững của đất nước, chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân, xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, chuyển từ quản lý thụ động sang chủ động phục vụ nhân dân, kiến tạo phát triển, đủ năng lực tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trong kỷ nguyên phát triển và thịnh vượng.

"Việc sắp xếp đơn vị hành chính địa phương lần này được xây dựng trên tinh thần khoa học, đột phá, sáng tạo, bám sát thực tiễn với tầm nhìn xa, trông rộng, ít nhất là 100 năm, bảo đảm hình thành và mở rộng không gian phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa mới phù hợp cho phát triển đất nước. Chính quyền địa phương sau sắp xếp phải bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, gần dân, đáp ứng các yêu cầu quản trị xã hội hiện đại, thực hiện được các mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững; tạo thế và lực mới cho nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tạo đà và động lực cho phát triển kinh tế, trong đó chú trọng thúc đẩy kinh tế tư nhân; đẩy nhanh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; chăm lo ngày một tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân" - Tổng Bí thư nêu rõ.

Việc sắp xếp lại mô hình, tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ phải thực sự tinh gọn, bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ; không hành chính hoá hoạt động, hướng mạnh về địa bàn dân cư, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân theo tinh thần "chú trọng và thực hành dân làm gốc", phải thực sự là "cánh tay nối dài" của Đảng đến từng hộ gia đình, từng người dân; phải chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các đoàn viên, hội viên và của Nhân dân. Thực hiện nghiêm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, quản lý đội ngũ cán bộ và biên chế của hệ thống chính trị. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các quy định về công tác cán bộ ở các cấp, các ngành, địa phương theo nguyên tắc công khai, minh bạch, tăng cường kiểm soát quyền lực, gắn quyền lực với trách nhiệm cá nhân. Nhận diện, có biện pháp phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, gây mất đoàn kết, chạy chức chạy quyền, cục bộ bè phái trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, xử lý tài sản công…

Thống nhất 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án; kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc Hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi); sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.

Đồng ý chủ trương lập tổ chức đảng ở địa phương tương ứng với hệ thống hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động của các đảng bộ cấp huyện; việc lập tổ chức đảng ở địa phương thực hiện theo đúng Điều lệ Đảng, quy định của Trung ương.

Với mô hình tổ chức hành chính mới, cấp Tỉnh vừa là cấp thực hiện chủ trương, chính sách từ Trung ương, vừa là cấp ban hành chính sách trên địa bàn tỉnh, thành phố và trực tiếp chỉ đạo, quản lý các hoạt động của cấp xã trên địa bàn. Cấp Xã chủ yếu là thực hiện chính sách từ cấp Trung ương và cấp Tỉnh ban hành; được tăng cường phân cấp phân quyền và có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật để quyết định việc tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn và quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp mình.

Thống nhất chủ trương sắp xếp, tinh gọn, hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã nêu tại Tờ trình và Đề án của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương; chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang, giảm mức đóng góp công đoàn phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Đồng ý chủ trương tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân; kết thúc hoạt động của Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện; xác lập hệ thống tổ chức Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân có 03 cấp là: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khu vực (hệ thống tòa án và viện kiểm sát quân sự giữ nguyên mô hình hiện nay).

Ban chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước liên quan đến các quy định về chính quyền địa phương phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; các quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm hoàn thành trước ngày 30/6/2025; có hiệu lực từ ngày 01/7/2025; quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với kế hoạch, lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.

Trung ương yêu cầu, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan phối hợp triển khai chặt chẽ có hiệu quả các nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế. Tập trung cao độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ này, đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, phấn đấu ngay trong năm 2025 phải tháo gỡ triệt để những rào cản, khó khăn, vướng mắc về thể chế để tạo hành lang pháp lý, tạo nền tảng cho phát triển, nhất là các vấn đề liên quan đến đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; tạo cơ sở vững chắc, thuận lợi cho cuộc Cách mạng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; khơi thông các điểm nghẽn, nguồn lực; đẩy mạnh phân cấp phân quyền triệt để gắn với tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực hiệu quả; kiến tạo không gian phát triển mới cho địa phương và cả nước.

Xây dựng, ban hành pháp luật, cơ chế chính sách phải bám sát sự lãnh đạo của Đảng, theo sát tình hình thực tiễn và tính đặc thù của cuộc cách mạng về cơ cấu tổ chức, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội; tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, an toàn, chi phí thấp; xử lý triệt để các "điểm nghẽn" về thể chế để biến thành nguồn lực, lợi thế cạnh tranh, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về cải cách hành chính, khởi nghiệp sáng tạo để có thể tiến kịp, đi cùng, vượt lên cùng các nước đi trước.

Bộ Y tế đề nghị thanh tra các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sau vụ 7 chú tiểu bị xâm hại

Chiều ngày 12/4, Cục Bà mẹ Trẻ em thuộc Bộ Y tế đã phát đi công văn gửi tới Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trong bối cảnh vụ việc gây bức xúc dư luận liên quan đến Nguyễn Đắt Vũ, sinh năm 1987, pháp danh Thích Vạn Chánh, đã thực hiện nhiều hành vi xâm hại tình dục đối với 7 trẻ em tại cơ sở Thập Thiện ở Đà Lạt.

Các đơn vị chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo) bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Luật Trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan; xử lý kịp thời các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế trước ngày 15/5/2025.

Trước đó, ngày 6/4, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đắt Vũ (38 tuổi) về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Nguyễn Đắt Vũ (trú thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) sinh hoạt tại cơ sở T. T đóng trên địa bàn phường 6, thành phố Đà Lạt. Từ năm 2023 đến tháng 3/2025, Vũ có hành vi xâm hại tình dục 7 chú tiểu từ 9 đến 16 tuổi. Các chú tiểu này được gia đình gửi đến để tu tập. Một trong số các chú tiểu bị Nguyễn Đắt Vũ xâm hại đã cùng người thân đứng ra tố cáo hành vi xâm hại vào cuối tháng 3 vừa qua. Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.

Không khí lạnh bao trùm miền Bắc, có nơi dưới 13 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày và đêm 13/4, không khí lạnh ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ kể từ sáng nay. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời lạnh, vùng núi Bắc Bộ có nơi trời rét; từ đêm 13 - 14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ phổ biến từ 16 - 19 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 13 độ C; Bắc Trung Bộ phổ biến 17 - 20 độ C.

Khu vực Hà Nội trời lạnh, từ đêm 13 - 14/4, đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 17 - 19 độ C.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ngày 13/4 ở khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa giông, tiềm ẩn lốc, sét và gió giật nguy hiểm.

Hôm nay, Việt Nam đón "trăng hồng" với 2 điều hiếm thấy

Theo Space.com, "trăng hồng" tháng tư sẽ là phiên bản trái ngược của các siêu trăng: Nó sẽ là trăng tròn xa nhất, nhỏ nhất và mờ ảo nhất của năm 2025, một "micromoon" hiếm thấy.

Và nó không cô đơn trên bầu trời. Song hành với trăng hồng sẽ là "nàng tiên xanh" ma quái Spica của chòm sao Xử Nữ.

Tin 24h ngày 13/4/2025
Một micromoon (trái) được đem so sánh với một siêu trăng. Trăng hồng tháng 4-2025 sẽ là một micromoon tương tự - Ảnh: NASA

Theo tính toán của trang theo dõi thiên văn Time and Date, trăng hồng sẽ đạt độ tròn tuyệt đối vào lúc 7 giờ 22 phút sáng 13-4 theo giờ Việt Nam. Vì vậy bạn có thể quan sát nó hoàn hảo nhất vào buổi tối cùng ngày.

Dữ liệu từ Dự án Kính viễn vọng ảo cho hay vào đêm trăng tròn lần này, Mặt Trăng sẽ cách xa Trái Đất tận 406.000 km.

Điều này là do thiên thể này đã đi vào điểm viễn địa trong ngày đạt độ tròn tuyệt đối. Điểm viễn địa là điểm xa Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó.

Vì vậy, trăng hồng trông sẽ nhỏ hơn trăng tròn thông thường tận 6% và trông nhỏ hơn hẳn nếu đem so sánh với một siêu trăng. Theo tính toán của trang theo dõi thiên văn Time and Date, trăng hồng sẽ đạt độ tròn tuyệt đối vào lúc 7 giờ 22 phút sáng 13-4 theo giờ Việt Nam. Vì vậy bạn có thể quan sát nó hoàn hảo nhất vào buổi tối cùng ngày.

Dữ liệu từ Dự án Kính viễn vọng ảo cho hay vào đêm trăng tròn lần này, Mặt Trăng sẽ cách xa Trái Đất tận 406.000 km.

Điều này là do thiên thể này đã đi vào điểm viễn địa trong ngày đạt độ tròn tuyệt đối. Điểm viễn địa là điểm xa Trái Đất nhất trên quỹ đạo hình elip của nó.

Vì vậy, trăng hồng trông sẽ nhỏ hơn trăng tròn thông thường tận 6% và trông nhỏ hơn hẳn nếu đem so sánh với một siêu trăng. Thiên văn học hiện đại đã chỉ ra Spica không phải là một ngôi sao mà là ít nhất 2 ngôi sao kề cận nhau, trông như nhập thành một khi quan sát từ Trái Đất.

Chúng cũng thuộc loại "sao khổng lồ xanh", loại sao sáng nhất, nóng nhất trên bầu trời, mang màu xanh lam sáng.

Xảy ra 2 vụ cháy rừng trong đêm ở Quảng Ninh, hàng trăm người nỗ lực dập lửa

Thông tin ban đầu, khoảng 19h ngày 12/4, đám cháy rừng bất ngờ xảy ra tại tiểu khu 291 thuộc địa phận thị trấn Bình Liêu (huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh). Sau đó đám cháy lan rộng ra khoảng hơn 20ha rừng keo và thảm thực bì. Đây là khu vực này có nhiều cây khô bị gãy đổ sau bão Yagi hồi tháng 9/2024.

Tin 24h ngày 13/4/2025
Cả quả đồi cháy rực ở Bình Liêu tối 12/4.

Ngay khi nhận được tin báo, UBND huyện Bình Liêu cùng chính quyền sở tại đã huy động lực lượng, phương tiện cùng hàng trăm người dân địa phương triển khai các phương án dập lửa, tạo đường băng ngăn lửa cháy lan ra các diện tích rừng khác. Do địa hình hiểm trở, kèm gió to khiến cho công tác dập lửa gặp nhiều khó khăn...

Trong khi đó, vào khoảng 21h ngày 12/4, người dân phường Đại Yên (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) phát hiện một đám cháy bắt nguồn từ phía Tây của ngọn đồi sát với Quốc lộ 18. Chỉ sau vài phút, ngọn lửa đã lan rộng ra hàng trăm mét vì gặp gió lớn. Mặc dù được người dân và lực lượng cứu hỏa tích cực dập lửa nhưng đám cháy vẫn lan nhanh rất khó khống chế; cả ngọn đồi đỏ rực.

Đến khoảng 22h cùng ngày, đám cháy lan xuống sát khu vực nhà dân gây nguy cơ cháy lan ra khu dân cư. Lực lượng cứu hỏa cùng người dân đã phải sử dụng mọi biện pháp để ngăn không cho lửa cháy vào nhà.

Hiện tại, lực lượng chức năng đang nỗ lực dập lửa và chưa thống kê được thiệt hại về người và diện tích rừng do 2 đám cháy kể trên gây ra.

Động đất tại Myanmar ảnh hưởng tới Việt Nam: Cảnh báo nguy cơ địa chấn 'thức giấc'

Trận động đất ở Myanmar vừa qua đã ảnh hưởng tới Việt Nam và dấy lên nguy cơ đứt gãy của trái đất có thể "thức giấc" bất cứ lúc nào.

Khi địa chất khu vực chuyển mình: Từ Myanmar đến Việt Nam

Vào ngày 28/3/2025, một trận động đất có độ lớn 7,7 độ Richter đã xảy ra gần thành phố Mandalay, Myanmar, với tâm chấn nằm sâu khoảng 10 km dưới lòng đất. Đây được ghi nhận là trận động đất mạnh nhất tại quốc gia này kể từ năm 1912, gây thiệt hại nặng nề về người và cơ sở hạ tầng. Đáng chú ý, rung chấn từ sự kiện địa chất này lan rộng sang nhiều quốc gia lân cận, bao gồm Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam. Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, người dân ở các tòa nhà cao tầng cảm nhận rõ rệt sự rung lắc, dẫn đến một số trường hợp sơ tán khẩn cấp.

Trận động đất nói trên xảy ra trên đứt gãy Sagaing – một trong những hệ thống đứt gãy lớn và hoạt động mạnh nhất Đông Nam Á. Việc Sagaing "thức dậy" đã làm dấy lên những lo ngại chính đáng về khả năng lan truyền ứng suất kiến tạo đến các đứt gãy lân cận, trong đó có nhiều đoạn đang tồn tại tại lãnh thổ Việt Nam.

Thực tế, Việt Nam nằm gần một loạt đứt gãy địa chất có khả năng hoạt động, trong đó một số được cho là có liên hệ gián tiếp với chuỗi địa chấn khu vực Myanmar. Cụ thể, các đứt gãy như Sông Mã, Lai Châu – Điện Biên – Sơn La, Sông Cả (Nghệ An – Hà Tĩnh) và Kon Tum – Tây Nguyên đều có tiềm năng phát sinh động đất trong tương lai, đặc biệt nếu xuất hiện tác động lan truyền từ những chấn động lớn ở các vùng lân cận như Myanmar.

Hệ thống đứt gãy địa chất tại Việt Nam: Phải chăng đang thức giấc?

Không giống như núi lửa có thể quan sát trực tiếp, các đứt gãy địa chất thường âm thầm tích tụ năng lượng kiến tạo trong thời gian dài. Khi một đoạn đứt gãy hoạt động, như trường hợp đứt gãy Sagaing tại Myanmar gây ra trận động đất mạnh 7,7 độ Richter hồi tháng 3/2025, nó có thể giải phóng ứng suất và tạo hiệu ứng lan truyền lên các đứt gãy liên kết hoặc nằm gần trục chuyển động – trong đó có Việt Nam.

Thực tế, nhiều đứt gãy tại Việt Nam đã từng ghi nhận các trận động đất có cường độ đáng kể, như trận động đất Điện Biên năm 1935 với độ lớn 6,9 độ Richter – được coi là mạnh nhất trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, hay trận động đất Tuần Giáo năm 1983 đạt 6,7 độ, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa.

Ở khu vực Bắc Trung Bộ, tài liệu lịch sử cũng ghi nhận một trận động đất cấp 8 tại Nghệ An vào thế kỷ 19. Gần đây hơn, khu vực Kon Plông (Kon Tum) đã liên tục xảy ra động đất kích thích do hồ thủy điện trong giai đoạn 2018–2021, có trận lên tới 4,7 độ Richter. Đáng chú ý, từ năm 2022 đến nay, nhiều địa phương như Sơn La, Quảng Ngãi, Tây Nguyên và ven biển Bình Thuận tiếp tục ghi nhận các rung chấn từ 3–4 độ Richter. Theo đánh giá của giới chuyên gia, đây là dấu hiệu cho thấy một số hệ thống đứt gãy tại Việt Nam đang có xu hướng hoạt động trở lại sau nhiều năm yên tĩnh.

Nguy cơ động đất tại Việt Nam: Không còn là nỗi lo xa

Mặc dù Việt Nam không nằm trên “vành đai lửa Thái Bình Dương” - khu vực xảy ra khoảng 90% các trận động đất toàn cầu - nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta miễn nhiễm với nguy cơ địa chấn. Trên thực tế, lãnh thổ Việt Nam tồn tại hàng chục hệ thống đứt gãy địa chất có chiều dài hàng trăm km, với lịch sử hoạt động mạnh và chu kỳ phát sinh động đất trung bình mỗi 50-100 năm.

Các khu vực có nguy cơ cao bao gồm: vùng Tây Bắc (Điện Biên - Sơn La) nằm trên đứt gãy Sông Hồng - Sông Chảy, từng ghi nhận động đất lớn như trận Điện Biên năm 1935 (6,9 độ Richter) và Tuần Giáo năm 1983 (6,7 độ Richter); khu vực Bắc Trung Bộ (Nghệ An – Hà Tĩnh) gần đứt gãy Sông Mã, có nền đất yếu và dân cư đông, từng nhiều lần rung lắc do địa chấn; Tây Nguyên và Nam Trung Bộ nằm trong vùng ảnh hưởng của đứt gãy Kon Tum và các đứt gãy ven biển, nơi có nhiều hồ thủy điện tích nước – yếu tố có thể kích hoạt động đất; và ven biển miền Trung – Biển Đông, nơi tồn tại các đứt gãy dưới đáy biển như Trường Sa, tiềm ẩn nguy cơ động đất trượt ngang gây ra sóng thần nếu xảy ra sự kiện mạnh.

Mặc dù chưa thể dự đoán chính xác thời điểm xảy ra động đất lớn, song tần suất xuất hiện các rung chấn nhỏ ngày càng nhiều và phân bố rộng là dấu hiệu cho thấy hệ thống đứt gãy đang hoạt động trở lại sau nhiều năm yên tĩnh – và đó có thể là tiền đề cho các trận động đất mạnh hơn trong tương lai. Do đó, việc cập nhật bản đồ phân vùng nguy cơ, giám sát hệ thống đứt gãy và nâng cao nhận thức cộng đồng là những bước đi cấp thiết để giảm thiểu thiệt hại nếu địa chấn xảy ra.

Nếu đứt gãy “thức giấc” tại đô thị lớn: Kịch bản không còn xa vời

Trong bối cảnh hệ thống đứt gãy địa chất tại Việt Nam có dấu hiệu hoạt động trở lại, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng một trận động đất mạnh hoàn toàn có thể xảy ra tại khu vực đông dân cư, thậm chí ngay gần các đô thị lớn như Hà Nội hoặc thành phố Vinh.

Mặc dù Việt Nam không nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương – nơi ghi nhận tới 90% số trận động đất toàn cầu – nhưng các hệ thống đứt gãy như Sông Hồng – Sông Chảy, Sông Mã – Sông Cả và đứt gãy Kon Tum đều có lịch sử hoạt động mạnh và hiện vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ phát sinh động đất lên tới 6 – 6,5 độ Richter.

Trong một kịch bản giả định, nếu một trận động đất 6 độ xảy ra gần thành phố Vinh – một đô thị có hàng triệu dân, cùng hàng loạt nhà máy, kho vận và khu công nghiệp – thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu cơ sở hạ tầng không được xây dựng theo tiêu chuẩn kháng chấn. Các công trình cũ, nhà tầng thấp hoặc xây sai quy chuẩn có nguy cơ đổ sập; hệ thống điện, nước, viễn thông có thể bị tê liệt; giao thông gián đoạn sẽ khiến chuỗi logistics và sản xuất công nghiệp bị ngưng trệ, dẫn tới thiệt hại kinh tế dây chuyền. Quan trọng hơn, một sự cố như vậy còn có thể làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng đảm bảo an toàn và tính bền vững của hạ tầng tại Việt Nam.

Dù chỉ là tình huống giả định, nhưng đây hoàn toàn là kịch bản khả thi, nhất là khi tần suất các trận động đất nhỏ từ 3–4 độ Richter đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại các tỉnh như Sơn La, Kon Tum, Quảng Ngãi và Nghệ An trong vài năm gần đây – cho thấy hệ thống đứt gãy không còn “ngủ yên".

Giải pháp nào để Việt Nam không bị động trước động đất?

Để ứng phó hiệu quả với nguy cơ này, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Trước hết là việc cập nhật và công khai bản đồ nguy cơ động đất toàn quốc, để cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền, nhà đầu tư, đơn vị thiết kế – thi công và người dân. Thứ hai, cần tích hợp yếu tố địa chất vào quy hoạch phát triển khu công nghiệp, đô thị, khu du lịch, đặc biệt ở những vùng có tiền sử địa chấn. Thứ ba, bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn cho các công trình từ 5 tầng trở lên hoặc các công trình hạ tầng trọng yếu như bệnh viện, trường học, kho xăng, nhà máy điện.

Tiếp đến là đầu tư hệ thống cảnh báo sớm và cảm biến địa chấn, đồng thời tổ chức diễn tập, nâng cao năng lực ứng phó cho lực lượng tại chỗ – từ dân sự đến doanh nghiệp. Cuối cùng, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch duy trì chuỗi cung ứng và sản xuất trong điều kiện thiên tai – điều mà nhiều quốc gia phát triển đã lồng ghép vào chiến lược kinh tế - an ninh quốc gia.

Kẻ sát hại bạn gái sau màn cầu hôn lãng mạn bị tuyên án tử hình

Ngày 13/4, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa lưu động xét xử bị cáo Phan Văn Minh (SN 1997, trú xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum) về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”.

Theo cáo trạng, từ năm 2023, Minh có quan hệ tình cảm với chị Y.H. (SN 2001, trú xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum).

Sáng 15/10/2024, Minh cùng chị H. đến nhà nghỉ ở phường Hòa Minh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) do Minh thuê trước đó để nghỉ.

Chiều cùng ngày, hai người đi mua nhẫn rồi đến nhà hàng tại quận Liên Chiểu để ăn uống. Tại đây, Minh cầu hôn chị H. Cả hai sau đó quay về nhà nghỉ.

Tin 24h ngày 13/4/2025
Bị cáo Phan Văn Minh tại phiên tòa.

Sáng hôm sau, Minh yêu cầu chị H. về tỉnh Kon Tum để gặp gia đình và bàn chuyện kết hôn nhưng chị H. chưa đồng ý. Hai bên xảy ra tranh cãi.

Minh xuống tầng 1 của nhà nghỉ lấy 2 con dao đã chuẩn bị sẵn để trong cốp xe, mang lên phòng đặt trên giường nhằm đe dọa người yêu. Tiếp đó, Minh dùng hung khí này đâm chị H. khiến chị này tử vong.

Sau khi gây án, Minh lấy điện thoại di động iPhone 12 Pro Max của bạn gái rồi lái xe máy bỏ trốn.

Khi đến xã Đại Hồng (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), Minh mua 2 chai thuốc diệt cỏ rồi đi vào khu vực đồi núi uống để tự tử. Minh dùng điện thoại di động của mình gọi cho công an để tự thú về hành vi giết người.

Tại tòa, bị cáo Minh thừa nhận hành vi giết người, còn về tội cướp tài sản thì bị cáo xin HĐXX xem xét vì cho rằng bản thân cầm điện thoại của nạn nhân là để ai gọi đến sẽ thông báo Minh đã giết người.

Đại diện gia đình nạn nhân trình bày, gia đình không biết Minh đã có vợ con, không biết Minh có tiền án và cha mẹ hai bên cũng không hề tính chuyện cưới hỏi như Minh khai. Ngoài ra, trong quá trình quen H., Minh đã nhiều lần đánh đập H. gây thương tích.

Sau khi xem xét toàn diện vụ án, HĐXX tuyên phạt bị cáo Phan Văn Minh mức án tử hình về tội “Giết người” và 7 năm tù về tội “Cướp tài sản”, tổng hợp hình phạt là tử hình.

Thainguyentv.vn

Tin mới hơn

Tin 24h ngày 25/4/2025

Sau 2 lần tổng hợp luyện, tối ngày 25/4, trên tuyến đường Lê Duẩn, Quận 1, TP.HCM sẽ diễn ra buổi sơ duyệt diễu binh, diễu hành cấp Nhà nước chuẩn bị cho đại lễ 30/4 sắp tới.

Tin 24h ngày 24/4/2025

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào.

Tin 24h ngày 21/4/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025.

Tin 24h ngày 19/4/2025

Bộ Y tế cho biết, hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc. Độ tuổi mắc bệnh đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine.

Tin 24h ngày 18/4/2025

Một cán bộ Công an Quảng Ninh hy sinh khi triệt phá đường dây ma túy lớn

Tin bài khác

Tin 24h ngày 15/4/2025

Tin 24h ngày 15/4/2025

Ngày 14/4, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tin 24h ngày 14/4/2025

Tin 24h ngày 14/4/2025

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Điểm sự kiện từ ngày 7/4 đến ngày 13/4/2025

Điểm sự kiện từ ngày 7/4 đến ngày 13/4/2025

Từ ngày 7/4 đến ngày 13/4/2025, Thainguyentv.vn đã đăng tải đậm nét nhiều tin tức, sự kiện trên các lĩnh vực: Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội... diễn ra trên thế giới, trong nước và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mời quý độc giả cùng chúng tôi xin điểm lại nội dung chính của những sự kiện đã đăng tải trong tuần.
Tin 24h ngày 12/4/2025

Tin 24h ngày 12/4/2025

Trần Mai Thúy Vy đăng quang quán quân Cuộc thi sắc đẹp quốc tế năm 2025.
Tin 24h ngày 11/4/2025

Tin 24h ngày 11/4/2025

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, ngày 10/4 (giờ địa phương) Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã có các cuộc làm việc tốt đẹp với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Photo] Ấn tượng Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

[Photo] Ấn tượng Khai mạc mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025

Tối 26/4, tại Quảng trường Vạn Xuân, TP Phổ Yên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Khai mạc Mùa Du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà ...
Khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống và Giải Ván chèo đứng Quốc gia năm 2025

Khai mạc Giải Đua thuyền truyền thống và Giải Ván chèo đứng Quốc gia năm 2025

Ngày 26-4, tại Khu Du lịch Hồ Núi Cốc, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam phối hợp với UBND ...
[Photo] Thái Nguyên rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

[Photo] Thái Nguyên rực rỡ cờ hoa mừng đại lễ 30/4

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), những ngày này, khắp các tuyến phố, khu dân cư, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái ...
[Photo] Giao lưu võ thuật Việt Nam - Triều Tiên và Khai mạc Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia

[Photo] Giao lưu võ thuật Việt Nam - Triều Tiên và Khai mạc Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia

Tại Nhà Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Thái Nguyên, Cục Thể dục Thể thao phối hợp với Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ...
[Photo] Độc đáo quy trình làm trà ướp hoa sói

[Photo] Độc đáo quy trình làm trà ướp hoa sói

Với mong muốn đa dạng các sản phẩm trà, bên cạnh các sản phẩm trà truyền thống, người dân trồng và chế biến chè Thái Nguyên đã học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo và đưa ...
[Photo] Khởi công gói thầu số 2 - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Công II giai đoạn 2

[Photo] Khởi công gói thầu số 2 - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Công II giai đoạn 2

Ngày 19/4, Tổng Công ty Viglacera - CTCP tổ chức Lễ khởi công gói thầu số 2 - Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) ...
[Photo] Những hình ảnh tại Lễ khởi công Dự án khu công nghiệp Yên Bình 3

[Photo] Những hình ảnh tại Lễ khởi công Dự án khu công nghiệp Yên Bình 3

Sáng ngày 19/4/2025, tại huyện Phú Bình diễn ra Lễ động thổ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Bình 3. Đây là một trong ...