Tâm huyết của người nghệ nhân nhân dân với làn điệu then
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng. |
Năm 17 tuổi, bà Hồng đã hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Bà nắm giữ thành thục những kỹ năng về hát then, đàn tính, hát bụt cổ, then cổ. Ngoài ra, bà còn có khả năng độc tấu đàn tính thành thạo, chuyển thể các làn điệu then để viết lời. Nắm vững làn điệu then các miền như Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, bởi vậy bà càng yêu sâu sắc điệu tính câu then của quê hương mình. Đó là cái hồn cốt của người nghệ nhân nhân dân.
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng chia sẻ: "Hát then đàn tính thì mỗi tỉnh có một giai điệu khách nhau. Hát then Định Hóa có một nét đặc trưng riêng biệt không lẫn với các địa phương khác."
Chính bởi say, bởi yêu làn điệu đặc trưng của quê hương mình. Bà càng đau đáu gìn giữ, bảo tồn, làm sao lan tỏa và truyền dạy được câu hát ấy cho thế hệ sau.
Một buổi truyền dạy của nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng. |
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng nói: "Các học viên bây giờ cũng chưa tiếp thu nhiều điệu hát then của Định Hóa, thấy hát then ở các tỉnh khác dễ hơn nên học theo. Tôi sợ rằng sau này nếu không gìn giữ sẽ bị mất đi điệu hát then đáng quý này."
Bà Hoàng Thị Oanh Tổ 17, phường Hoàng Văn Thụ, TPTN: "Tôi cảm thấy rất vị hạnh khi được nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng truyền dạy. Và điều đó tiếp cho tôi thêm sức mạnh để tiếp tục giữ gìn di sản và truyền dạy cho thế hệ mai sau."
Tính đến nay, Bà Hồng đã truyền dạy được khoảng 700 học trò. Ở tuổi quá thất thập, bà đã trọn tâm huyết với đam mê, nhưng còn đó những trăn trở của người nghệ nhân với điệu Then quê hương, Bà vẫn kiên trì, bền bỉ, rồi tự đào tạo mình để cống hiến, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, để làm sao ngọn lửa này tiếp tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ mai sau.
Nghệ nhân nhân dân Hoàng Thị Bích Hồng chia sẻ : "Tôi sẽ tiếp tục tìm tòi từ các thế hệ đi trước để cố gắng bảo tồn gìn giữ di sản của dân tộc mình."