Facebook Zalo youtube Tiktok

Khoa học công nghệ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Xã hội
Huyện Phú Lương đang phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2024, sớm hơn 1 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Với quan điểm “Cơ cấu lại nền nông nghiệp là động lực, nông thôn mới là nền tảng, nông dân là chủ thể”, hướng đến xây dựng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”, huyện đã tập trung nguồn lực, triển khai nhiều chương trình, đề án trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.
aa
Khoa học công nghệ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
Hệ thống tưới chè bằng van xoay tự động

65 hộ dân ở xóm Phú Nam 1 được đầu tư hệ thống tưới chè bằng van xoay tự động từ năm 2018. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ nổi bật của Dự án Saemaul - xây dựng Làng mới của Quỹ toàn cầu hóa nông thôn mới - SGF Hàn Quốc.

Chị Đàm Thị Châm, HTX Nông nghiệp, TM-DV Saeamaul Phú Nam 1, huyện Phú Lương: "Khi chưa có hệ thống này thì phải mất nhân công tưới và tưới bằng vòi bóp thì sẽ không đều, chỗ thì nước nhiều, chỗ thì nước không tới được. Ỏ địa phương chúng tôi bây giờ có đến 80- 90% các bãi chè được trải khắp bằng hệ thống van xoay tạo ẩm cho chè".

Từ một xóm, đến nay hệ thống tưới nước bằng van xoay được nhân rộng tại nhiều xóm của xã Phú Đô. Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế phù hợp với nhu cầu, thế mạnh địa phương, người dân cũng dần thay đổi nhận thức trong sản xuất, áp dụng nhiều kiến thức khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế... chú trọng sản xuất an toàn, đa dạng hóa mẫu mã, xây dựng thương hiệu để không chỉ bán trong nước mà còn xuất khẩu, đặc biệt là thị trường EU.

Bà Nguyễn Thị Như Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đô, huyện Phú Lương: "Trên địa bàn xã Phú Đô chúng tôi có 2 sản phẩm OCOP và Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Phú Nam 1 đóng góp hai sản phẩm, một sản phẩm OCOP bốn sao và một sản phẩm OCOP ba sao. Mục tiêu của chúng tôi trong giai đoạn 2026-2030 là xây dựng xã đạt Nông thôn mới nâng cao và với mục tiêu là nâng cao giá trị sản phẩm và đưa các sản phẩm chè an toàn đến tay người tiêu dùng".

Khoa học công nghệ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
Ngay sau khi hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024, huyện Phú Lương sẽ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí huyện nông thôn mới.
Khoa học công nghệ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
Tổng diện tích chè của Phú Lương trên 4.000ha, trên 60% diện tích đã được áp dụng khoa học công nghệ và những diện tích tưới bằng hệ thống tưới tự động

Sau khi đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu năm 2022, Tức Tranh là địa phương đầu tiên của tỉnh được lựa chọn thí điểm xây dựng xã nông thôn mới thông minh. Ghi nhận ở Khe Cốc, một trong những xóm được triển khai đầu tiên. Từ nguồn xã hội hóa, đến nay hạ tầng Internet cáp quang và di động 4G đã phủ đến 100% hộ dân. Phát huy lợi thế cây chè chủ lực, xóm đã thành lập các nhóm Zalo nhằm trao đổi, hỗ trợ nhau sản xuất và triển khai mọi công việc. Ở đây, người dân được khuyến khích tiếp cận các nền tảng công nghệ số, phát triển mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lương: "Trong những năm vừa qua được sự quan tâm từ các sở, ngành của tỉnh cũng như là các nguồn lực mà huyện Phú Lương quan tâm để đầu tư, và hiện nay tổng diện tích chè của Phú Lương trên 4.000ha, trên 60% diện tích đã được áp dụng khoa học công nghệ và những diện tích tưới bằng hệ thống tưới tự động, và trên cơ sở đó góp phần giúp tăng giá trị cũng như là sản lượng và giá trị của cây chè. Đồng thời góp phần hoàn thành những tiêu chí về các tiêu chí tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thân mới của huyện Phú Lương".

Đến nay, huyện Phú Lương có 13/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới , trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 02 xã và 40 xóm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 01 mô hình xã và 03 xóm nông thôn mới thông minh; có 35 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Diện mạo nông thôn, đô thị có nhiều khởi sắc, hệ thống đèn chiếu sáng, trên các trục đường được quan tâm đầu tư, nâng cấp; 100% tuyến đường huyện được nhựa hóa, trên 95% tuyến đường xóm được bê tông hóa, cứng hóa. Tỷ lệ hộ nghèo giảm (dự kiến đến hết năm 2024 toàn huyện còn 489 hộ nghèo, tương đương tỷ lệ 1,78%).

Đồng chí Nguyễn Quốc Hữu, Bí thư Huyện ủy Phú Lương: "Chúng tôi xác định việc ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vào nông thôn mới sẽ mang lại hiệu quả hết sức tích cực. Chúng tôi cho rằng càng địa bàn khó khăn, địa bàn mà điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực còn hạn hẹp thiếu thốn, thì càng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số".

Xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Ngay sau khi hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024, huyện Phú Lương sẽ tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí huyện nông thôn mới. Giữ vững, nâng cao các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đặc biệt, quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, phục vụ nhu cầu sinh hoạt và đời sống của người dân./.

Quỳnh Hoa, Mạnh Hùng

Tin bài khác

Phát huy tinh thần thượng võ xứ Trà

Phát huy tinh thần thượng võ xứ Trà

Võ cổ truyền Việt Nam là tên gọi chung cho các hệ phái võ thuật của 54 dân tộc nước ta. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, đây không chỉ là di sản văn hóa quý báu của dân tộc, mà còn là môn thể thao giúp rèn luyện kỹ năng tự vệ, nâng cao sức khỏe, hun đúc tinh thần thượng võ, yêu nước, đoàn kết và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các thế hệ người Việt Nam. Với Thái Nguyên, phát triển võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh là 1 trong 4 nhiệm vụ trọng tâm được đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Dũng giao cho ngành Văn hóa, thể thao và du lịch.
Ra mắt cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”

Ra mắt cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên tổ chức Họp báo Ra mắt cuốn sách “Ai đem giăng sáng giãi trên đồi chè”. Đây là nhiệm vụ được đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Hiệp hội thực hiện, nhằm lưu giữ và lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, mảnh đất, con người và văn hóa Trà Thái Nguyên.
Biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam

Biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam

Tối 23/11, tại Quảng trường 1/7 (TP. Sông Công), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Liên đoàn Võ thuật tỉnh và UBND TP. Sông Công tổ chức Chương trình biểu diễn võ thuật, một hoạt động trong chương trình giải Võ cổ truyền năm 2024. Tham dự chương trình có đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; Liên đoàn Võ thuật Việt Nam cùng đông đảo nhân dân và du khách.
Huyện Võ Nhai phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát được trên 3,5 tỷ đồng

Huyện Võ Nhai phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát được trên 3,5 tỷ đồng

Ngày 22/11, tại xã Tràng Xá, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Võ Nhai đã tổ chức phát động ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2024.
Hội thảo Khoa học góp ý nội dung bản thảo Lịch sử tỉnh Thái Nguyên tập 1

Hội thảo Khoa học góp ý nội dung bản thảo Lịch sử tỉnh Thái Nguyên tập 1

Sáng 22/11, Tỉnh uỷ Thái Nguyên và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học góp ý vào nội dung bản thảo lịch sử tỉnh Thái Nguyên tập 1 (từ khởi nguồn đến năm 1945). Tiến sĩ Trịnh Việt Hùng, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên và PGS. TS Nguyễn Duy Bắc, Phó giám đốc Trường trực Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đồng chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, các đồng chí trong Ban soạn thảo, Ban biên tập, các nhà khoa học, chuyên gia lịch sử thuộc các viện nghiên cứu lịch sử trong nước và các nhà nghiên cứu lịch sử của tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêm

Đọc nhiều

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Cách dịch biển số xe xấu-đẹp tại Việt Nam

Có rất nhiều cách luận biển số tại Việt Nam, trong đó dựa trên phát âm và giá trị là hai cách phổ biến nhất. Quan niệm xấu, đẹp về biển số tại Việt Nam có ...
Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Tự soi mình theo Nghị quyết Trung ương 4 để liên hệ, kiểm điểm, khắc phục

Vì sinh mệnh chính trị của Đảng, vì sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, các cấp ủy đảng từ Trung ương ...
[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

[Megastory] Phát hiện 11 ca nhiễm COVID-19, Thái Nguyên nâng cao các giải pháp ứng phó

Trong 3 ngày qua, Thái Nguyên phát hiện 11 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, gồm 3 trường hợp tại huyện Đồng Hỷ (ngày 31/10, cách ly từ khi trở về Thái Nguyên), 8 trường ...
Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Khu cách ly tập trung đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẵn sàng hoạt động

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra,cùng với cả nước, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ ...
Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên: 99 ca nghi nhiễm Covid-19, ghi nhận 57 ca mắc Covid-19 (ngày 30/11)

Thái Nguyên công bố 99 ca nhiễm Covid-19 mới, cập nhật sáng 30/11. Tổng số ca mắc Covid-19 lũy tích từ 01/01/2021 đến nay: 410 ca
Xem trên
[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung  nguyên liệu chè xanh

[Megastory] Thái Nguyên: Triển vọng từ mô hình chăn nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh

Với mong muốn phát triển một sản phẩm chăn nuôi mang thương hiệu của ngành nông nghiệp địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai Đề tài Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi lợn ...
[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

[Megastory] Ký ức Lễ trình quốc thư đầu tiên

70 năm đã trôi qua, ký ức về những ngày chuẩn bị tiếp quản thủ đô vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử trên ATK Đại Từ, Thái Nguyên. Một sự kiện ngoại giao quan ...
[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

[Infographic] Nhìn lại công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã đi qua để lại hậu quả thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Thái ...
[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

[Infographic] Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 9 tháng năm 2024

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên trong 9 tháng năm 2024 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, tiếp ...
[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

[Photo] Mùa lúa ở Bản Tèn

Cảnh sắc Bản Tèn vào mùa lúa chín luôn là điều gì đó khiến nhiều người nhất định phải chinh phục trong hành trình du lịch vùng cao. Vẻ đẹp thơ mộng, bình yên của ...
Tự hào cờ đỏ sao vàng

Tự hào cờ đỏ sao vàng

Lá cờ nền đỏ với ngôi sao vàng 5 cánh luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng, là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phấn đấu, ...
[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

[Infographic] Thái Nguyên: Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên

UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 1908/QĐ-UBND về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ...