Hiện nay, huyện Phú Lương có 5 di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia được công nhận gồm: Múa Tắc Xình, Hát Sấng Cọ, Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay, Lễ hội đền Đuổm và nghệ thuật trình diễn Khèn Mông. Trong thời gian qua, huyện Phú Lương đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá gắn với phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của huyện, trong đó có vùng chè ở phía Đông. Đền nay, huyện Phú Lương đã có trên 4.200ha chè với sản lượng chè búp tươi đạt hơn 44 nghìn tấn/năm, năng suất đạt gần 12 tấn chè búp tươi/năm, với 37 làng nghề chè được công nhận. Với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn, cây chè Phú Lương đã dần khẳng định được thương hiệu ở thị trường trong và ngoài tỉnh, trở thành cây trồng chủ lực góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện.
|
Các tiết mục văn nghệ tại chương trình |
|
Trong khuôn khổ ngày hội, có 66 gian hàng của 46 đơn vị đại diện cho các làng nghề; các xã, thị trấn tham gia trưng bày và quảng bá sản phẩm của làng nghề, địa phương |
|
Cũng tại chương trình, Hiệp hội làng nghề tỉnh đã trao chứng nhận làng nghề cấp quốc gia cho Làng nghề chè cụm Khe Cốc, xóm Tân Thái, xã Tức Tranh và Làng nghề chè xóm Trung Thành 2, xã Vô Tranh. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng vinh danh 6 làng nghề được chứng nhận làng nghề tiêu biểu xuất sắc năm 2018 và trao giải cho 3 đơn vị đạt giải nhất trong các nội dung thi: Nương chè đẹp, Khu chế biến an toàn vệ sinh thực phẩm, trưng bày gian hàng đẹp |
|
Đồng chí Phạm Thái Hanh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch trao Chứng nhận Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội cầu mùa của người Sán Chay cho huyện Phú Lương |
Thông qua ngày hội đã góp phần giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của các làng nghề huyện Phú Lương; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về ý thức trách nhiệm trong việc trồng, chế biến các sản phẩm từ chè đảm bảo đúng quy trình, vệ sinh an toàn thực phẩm, khẳng định thương hiệu chè Phú Lương; nâng cao ý thức trách nhiệm trong xây dựng và bảo tồn các làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế xã hội./.